Giải đáp tình trạng hôi miệng uống kháng sinh thường gặp phải

Dù vệ sinh răng miệng sạch đến đâu thì không ít người vẫn gặp phải tình trạng hôi miệng uống kháng sinh. Vậy nguyên nhân vì sao uống thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là hôi miêng? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu lời giải đáp nguyên nhân và cách khắc phục tình tình trạng uống kháng sinh khiến miệng bị hôi trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Giải đáp tình trạng hôi miệng uống kháng sinh thường gặp phải

1. Vì sao lại xảy ra tình trạng hôi miệng uống kháng sinh?

Giải đáp tình trạng hôi miệng uống kháng sinh thường gặp phải

Uống kháng sinh kéo dài có thể là nguyên nhân gây nên chứng hôi miệng

Hôi miệng uống kháng sinh là tình trạng không ít người gặp phải. Vậy nguyên nhân do đâu mà uống thuốc kháng sinh có thể gây hôi miệng?

Theo chuyên gia, nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ẩm cho khoang miệng, giữ sạch và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thực phẩm, giảm tính axit trong miệng và hỗ trợ tiêu hóa tinh bột. Việc sử dụng kháng sinh một cách không đúng liều lượng hoặc quá mức trong thời gian dài từ 1 tháng trở nên có thể dẫn đến tình trạng miệng bị khô, làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong miệng và làm tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại. Hệ quả gây ra tình trạng hôi miệng vì uống thuốc kháng sinh.

Cụ thể hơn, một số loại kháng sinh như carbenicillin, colistin có khả năng giảm lượng kali trong máu. Các kháng sinh chứa natri (Na) và kali (K), mặc dù hàm lượng thấp nhưng khi được sử dụng với liều lượng cao và trong thời gian dài (ví dụ như carboxypenicillin, penicillin…) có thể gây ra tác động gây độc cho cơ thể người bệnh. Bởi thế, thận phải tăng cường hoạt động để có thể đào thải độc tố và kháng sinh thừa trong cơ thể. Quá trình này khiến một lượng nước không nhỏ trong cơ thể bị mất đi, ảnh hưởng tới việc tiết nước bọt nên nước bọt sẽ ít hơn và tăng nguy cơ xảy ra hôi miệng ở người uống kháng sinh.

2. Chứng hôi miệng do uống kháng sinh có hết được không?

2.1. Chứng hôi miệng gây nhiều tác động xấu đến tâm lý nên cần sớm khắc phục

Tìm hiểu thêm: 4 loại thực phẩm vàng ngăn chặn ung thư bàng quang

Giải đáp tình trạng hôi miệng uống kháng sinh thường gặp phải

Chứng hôi miệng thường gây tâm lý tự ti trong giao tiếp ở nhiều người

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chứng hôi miệng gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của con người, đồng thời tạo ra nhiều rào cản trong cuộc sống của họ. Đa số người bị hôi miệng đều cảm thấy ngần ngại khi tiếp xúc với người khác, và luôn phải trải qua tình trạng thiếu tự tin khi giao tiếp với đối tác.

Do nhận thức được hơi thở không dễ chịu của mình, nhiều người phải đối mặt với cảm giác tự ti khi nói chuyện với người xung quanh. Đôi khi, họ cố gắng hạn chế giao tiếp hàng ngày vì sợ người khác có thể phát hiện mùi hôi từ miệng của mình. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và các mối quan hệ xã hội của họ. Nguy cơ bị cô lập xã hội và trở thành người tự kỷ là một hậu quả tiềm ẩn của chứng hôi miệng.

2.2. Cách khắc phục và điều trị hôi miệng do uống thuốc kháng sinh

Giải đáp tình trạng hôi miệng uống kháng sinh thường gặp phải

>>>>>Xem thêm: Đẻ thường lần 2 có đau không?

Khám bác sĩ là cách xử trí đơn giản, hiệu quả khi gặp các vấn đề về răng miệng

Ngoài do uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài, chứng hôi miệng còn có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác: tác động của bệnh viêm nha chu và nướu, vệ sinh răng miệng không kỹ, mảng bám cao răng tích tụ lâu ngày không được loại bỏ… Song, bất kể chứng hôi miệng do nguyên nhân nào thì đều có thể khắc phục hoặc thậm chí là điều trị khỏi hẳn. Điều này sẽ giúp bạn có thể thoải mái lấy lại sự tự tin trong giao tiếp.

Để điều trị chứng hôi miệng, trước tiên bạn cần tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ khám, chẩn đoán tình trạng. Sau khi có kết quả, bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn đến bạn cách điều trị hôi miệng hiệu quả, chấm dứt những cảm xúc mặc cảm có thể gặp phải trong cuộc sống chỉ vì bị hôi miệng. Nếu phân vân chưa biết nên đi khám hôi miệng ở đâu thì bạn có thể tham khảo dịch vụ tại chuyên khoa Răng hàm mặt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ nha khoa chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, đầu tư máy móc nha khoa hiện đại, cung cấp mọi dịch vụ khám và điều trị răng.

Bên cạnh đó, bạn có thể bám sát vào nguyên nhân gây hôi miệng là do thuốc kháng sinh khiến miệng bị khô để chủ động có biện pháp khắc phục cho phù hợp:

– Giữ miệng ẩm: Luôn duy trì độ ẩm cho miệng bằng cách uống nước thường xuyên và tăng cường lượng nước so với thời điểm chưa sử dụng thuốc kháng sinh.

– Nhai kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su không đường có thể kích thích sự tiết nước bọt, giúp tránh tình trạng miệng khô.

– Sử dụng nước súc miệng: Sử dụng nước súc miệng giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và họng, đồng thời làm giảm mùi hôi miệng. Tuy nhiên, nên sử dụng khoảng 2-3 lần mỗi ngày và tránh lạm dụng để duy trì cân bằng vi khuẩn tự nhiên.

– Dùng mẹo tự nhiên: Pha 5 giọt tinh dầu bạc hà vào 1 ly nước và sử dụng để súc miệng hoặc nhai lá bạc hà có thể giúp giảm mùi hôi miệng.

Lưu ý rằng, nhiều trường hợp bị hôi miệng do uống thuốc kháng sinh thì sau khi dừng thuốc, chứng hôi miệng đã giảm dần và hết hẳn. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian dừng thuốc mà chứng hôi miệng không đỡ hoặc trường hợp bạn buộc phải dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài (nhiều tháng hoặc nhiều năm), tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ nha khoa để được giúp đỡ. Mục đích để có được giải pháp khắc phục hoặc giải quyết triệt để chứng hôi miệng gây mất tự tin trong giao tiếp.

3. Một số biện pháp phòng bệnh hôi miệng vừa đơn giản lại hiệu quả

Để không gặp phải vấn đề hôi miệng, bạn có thể chủ động phòng ngừa bằng những cách sau:

– Vệ sinh răng miệng đúng cách: Rửa răng kỹ sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ và khi thức dậy vào buổi sáng. Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng thức ăn giữa các kẽ răng, nạo lưỡi sạch, và hạn chế hoặc ngừng hút thuốc lá.

– Hạn chế thực phẩm có mùi nồng: Giảm ăn các loại gia vị như tỏi và hành, cũng như cân nhắc việc từ bỏ thuốc lá và thuốc lào.

– Vệ sinh định kỳ cho hàm giả và niềng răng: Nếu bạn sử dụng hàm giả hoặc niềng răng, đảm bảo vệ sinh chúng ít nhất vài lần mỗi tuần để loại bỏ vi sinh vật có thể gây hôi miệng.

– Nhai kẹo cao su và súc họng với nước muối: Thói quen này có thể giúp kích thích sự tiết nước bọt và loại bỏ vi khuẩn. Một số sản phẩm nước súc miệng cũng có tác dụng hỗ trợ trong việc giữ cho hơi thở tươi mới.

Lưu ý rằng, vệ sinh răng miệng hàng ngày là quan trọng, nhưng không đủ. Bạn cũng cần thực hiện kiểm tra răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng để bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn chặn tình trạng hôi miệng.

Trên đây là giải đáp nguyên nhân và cách khắc phục, điều trị tình trạng hôi miệng uống kháng sinh thường gặp phải. Mọi thắc mắc hoặc muốn nhận tư vấn khắc phục các bệnh lý về răng, khách hàng vui lòng liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ giải đáp chi tiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *