Trám răng là một phương pháp nha khoa có thể được áp dụng để cải thiện nhiều vấn đề răng miệng, cả bệnh lý và thẩm mỹ, trong đó có mẻ răng. Vậy, trám răng mẻ có bền không? Nếu trám răng mẻ có bền không là vấn đề bạn thắc mắc, đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI, bạn sẽ có câu trả lời.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Trám răng mẻ có bền không?
1. Mẻ răng: Tuyệt đối không thể coi thường
Mẻ răng là tình trạng mất một phần răng (có thể to hoặc nhỏ), phát sinh chủ yếu do răng phải chịu tác động vật lý. Răng mẻ ảnh hưởng rất tiêu cực đến diện mạo của chúng ta, khiến chúng ta tự ti, ngại giao tiếp. Không những thế, tình trạng này còn khiến chúng ta đau đớn. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả tác hại của răng mẻ. Thực tế, tình trạng mẻ răng còn có thể tiến triển đến nhiều vấn đề răng miệng nguy hiểm hơn. Những vấn đề răng miệng đó là:
– Sâu răng: Mẻ răng không được điều trị, có thể phát triển thành sâu răng.
– Tổn thương dây thần kinh: Mẻ răng có thể biến chứng, đe dọa “sức khỏe” của dây thần kinh trong răng. Sự tổn thương dây thần kinh trong răng có thể gây đau đớn dữ dội và cần được điều trị ngay lập tức.
– Viêm quanh chóp, viêm xương ổ răng, viêm xương hàm
– Mất răng: Không được điều trị, từ mẻ răng đến sâu răng rồi viêm quanh chóp, viêm xương ổ răng, viêm xương hàm, cuối cùng, bạn có thể mất răng.
– Tác động tới sức khỏe tổng thể: Thông qua hệ thống tuần hoàn, vi khuẩn từ răng mẻ có thể di chuyển khắp cơ thể, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe trên đa cơ quan, như viêm khớp, các bệnh lý tim mạch,…
Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không thể coi thường mẻ răng. Nếu có tình trạng này, thăm khám và điều trị với chuyên gia ngay.
Răng mẻ ảnh hưởng rất tiêu cực đến diện mạo của chúng ta.
2. Trám răng là phương pháp cải thiện tình trạng mẻ hiệu quả
2.1. Trám răng là gì?
Trám răng là phương pháp được chuyên gia nha khoa chỉ định để cải thiện nhiều khiếm khuyết của răng như sứt, mẻ, gãy, vỡ, sâu,… Trong phương pháp này, chuyên gia nha khoa sẽ sử dụng vật liệu chuyên dụng như composite hoặc amalgam để bổ sung vào phần thiếu hụt của răng.
2.2. Trám răng mẻ diễn ra chi tiết như thế nào?
Đối với răng mẻ, phương pháp trám răng sẽ được tiến hành qua 7 bước như sau:
– Bước 1, thăm khám với chuyên gia: Bước đầu tiên trong quy trình trám răng mẻ là thăm khám với chuyên gia. Trong bước này, chuyên gia sẽ xác định vị trí và mức độ mẻ của răng.
– Bước 2, gây tê: Bước thứ hai trong quy trình trám răng mẻ là gây tê. Bước này được thực hiện nhằm mục đích hạn chế cảm giác đau đớn cho bệnh nhân khi trám răng.
– Bước 3, loại bỏ mô răng bị tổn thương, nếu có: Nếu ở răng mẻ đã xuất hiện tình trạng sâu, bước này cần được tiến hành để loại bỏ mô răng bị tổn thương cũng là để loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của vi khuẩn.
– Bước 4, chuẩn bị thêm vật liệu trám: Chuyên gia làm nhám bề mặt răng ở những phần tiếp xúc trực tiếp với vật liệu trám để dễ dàng thêm vật liệu trám vào đó hơn.
– Bước 5, thêm vật liệu trám: Chuyên gia thêm composite hoặc amalgam vào phần răng thiếu hụt sao cho chúng khớp màu sắc và cùng với phần răng thật, chúng hoàn thiện hình dáng đã từng khiếm khuyết của răng.
– Bước 6, điều chỉnh và hoàn thiện: Chuyên gia kiểm tra vị trí vật liệu trám và nếu cần, sẽ thực hiện những điều chỉnh cuối cùng, sao cho vật liệu trám làm bệnh nhân có dị cảm. Khi những điều chỉnh cuối cùng này kết thúc, chuyên gia đánh bóng vật liệu trám, đảm bảo bề mặt vật liệu trám mịn màng như bề mặt răng tự nhiên.
– Bước 7, hướng dẫn chăm sóc răng sau trám: Chuyên gia hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng đúng đắn.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh ung thư máu
Kết thúc quy trình trám răng mẻ, chuyên gia hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng.
2.3. Trám răng mẻ có bền không?
Độ bền của trám răng mẻ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm vật liệu trám, vị trí trám, kỹ thuật của chuyên gia và cách chăm sóc răng miệng sau trám. Trong đó, vật liệu trám là yếu tố chính quyết định độ bền của răng trám.
Hiện nay, có hai loại vật liệu trám thường được sử dụng là composite và amalgam:
Composite (nhựa): Đây là vật liệu trám có màu tương tự màu răng tự nhiên, nên răng trám composite cho cảm giác rất chân thật. Composite tương đối bền, thường được sử dụng để trám mẻ ở vùng răng cửa. Tuy nhiên, composite có thể hao mòn theo thời gian do tác động của thức ăn, đặc biệt là của đường và đồ ăn thức uống chứa acid.
Amalgam (hợp kim chì): Amalgam là vật liệu trám bền và có khả năng chống lại tình trạng hao mòn tốt hơn composite. Tuy nhiên, hợp kim chì có màu xám, không tự nhiên như composite, do đó thường được sử dụng để trám mẻ ở các vùng không quá nổi bật trong miệng, như răng hàm chẳng hạn.
Ngoài vật liệu trám, cách chăm sóc răng miệng sau trám cũng quyết định một phần tương đối lớn đến độ bền răng trám. Dưới đây là một số lưu ý trong chăm sóc răng miệng sau trám, ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc để răng trám luôn đẹp, bạn nhé:
– Ăn uống sau trám: Trong 1 – 2 giờ sau trám, hạn chế ăn uống để vật liệu trám có thời gian liên kết với mô răng tự nhiên. Sau 2 giờ, hạn chế ăn đồ ăn cứng và sẫm màu. Thức uống màu sẫm cũng nên hạn chế.
– Từ bỏ các thói quen xấu có thể làm tổn thương răng, bao gồm cả tổn thương răng trám, như nghiến răng là một ví dụ.
– Vệ sinh răng miệng sau trám: Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải 2 – 3 lần một ngày, mỗi lần vệ sinh trong 2 – 3 phút. Việc vệ sinh bằng bàn chải chỉ nên được tiến hành sau khi ăn ít nhất nửa giờ. Vệ sinh bằng bàn chải xong, nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ nốt mảng bám trong các kẽ răng mà bàn chải không thể loại bỏ.
– Thăm khám ít nhất 6 tháng một lần với chuyên gia nha khoa.
>>>>>Xem thêm: Quy trình bọc răng sứ Diamond và chi phí hiện nay
Thăm khám định kỳ với chuyên gia nha khoa để giữ răng trám bền đẹp.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi trám răng mẻ có bền không. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trám răng, liên hệ Thu Cúc TCI để được giải đáp cho tiết mọi băn khoăn một cách nhanh chóng, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.