Trào ngược dạ dày là bệnh lý tiêu hóa gặp phải rất phổ biến. Tuy nhiên có không ít người còn chưa biết khi nào trào ngược dạ dày cần uống thuốc điều trị, trào ngược dạ dày uống thuốc gì và lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Trào ngược dạ dày uống thuốc gì và lưu ý gì?
1. Trào ngược dạ dày khi nào cần uống thuốc?
Trào ngược dạ dày thực quản có thể là hiện tượng sinh lý bình thường gặp phải sau khi ăn no. Tuy nhiên, khi dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản quá mức gây ra những triệu chứng và biến chứng ở thực quản, khi đó sẽ hình thành nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày với những biểu hiện điển hình là khó nuốt, ợ chua, ợ hơi, ho, khản tiếng, buồn nôn, nôn,.. Thông thường, nếu triệu chứng trào ngược ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần chủ động điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt khoa học mà không cần điều trị. Nhưng nếu triệu chứng không thuyên giảm, ảnh hưởng đến cuộc sống thì người bệnh cần thăm khám và uống thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Khi các triệu chứng trào ngược dạ dày ảnh hưởng tới sinh hoạt, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm.
2. Trào ngược dạ dày uống thuốc gì?
2.1. Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc ức chế bơm proton là nhóm thuốc ngăn tiết acid dạ dày mạnh nhất và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Thuốc PPI được chỉ định điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ từ trung bình đến nặng hoặc có xuất hiện biến chứng. Thuốc dựa trên tác dụng ức chế sự hoạt động của các enzym H+ K+ ATPase, từ đó ức chế bài tiết lượng acid dịch vị.
2.2. Trào ngược dạ dày uống thuốc trung hòa acid và cần lưu ý gì?
Các thuốc trung hòa acid dạ dày thường được dùng là thuốc có chứa các muối nhôm (carbonat, phosphat, hydroxyd) và các muối magnesi (carbonat, trisilicat, hydroxyd). Thuốc trung hòa acid giúp cải thiện tốt các triệu chứng trào ngược nhưng có tác dụng phụ là táo bón hoặc tiêu chảy.
2.3. Trào ngược dạ dày uống thuốc kháng thụ thể Histamin H2 và cần lưu ý gì?
Thuốc kháng thụ thể Histamin H2 với tác dụng tranh chấp với thụ thể H2 tại tế bào thành, giúp giảm tiết acid dịch vị dạ dày, từ đó hạn chế tình trạng viêm loét ở thực quản.
Thuốc kháng thụ thể H2 sẽ có thời gian tác dụng nhanh hơn so với nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI), tuy nhiên khi sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài có thể gây ra một số các tác dụng phụ như chứng vú to ở nam giới. Do đó, nhóm thuốc kháng Histamin H2 thường ít được dùng hơn so với nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI).
2.4. Thuốc trợ vận động thực quản
Thuốc trợ vận động (Prokinetics) giúp tăng đào thải lượng acid trào ngược trong lòng thực quản, đồng thời còn giúp tăng cường làm rỗng dạ dày và tăng nhu động cơ thực quản. Nhóm thuốc này thường được dùng phối hợp cùng với thuốc ức chế bơm proton (PPI) để mang lại hiệu quả tốt trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
Các thông tin về thuốc nêu trên chỉ mang tính tham khảo chung. Người bệnh thực hiện thăm khám, chẩn đoán đúng bệnh để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị chi tiết.
Tìm hiểu thêm: Các nguyên nhân trào ngược phổ biến và cách chẩn đoán
Thuốc trào ngược dạ dày được bác sĩ chuyên khoa kê theo đơn khi có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.
3. Những lưu ý khi uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày
Người bệnh khi thực hiện điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc cần lưu ý những điều như sau để mang lại hiệu quả điều trị tốt:
– Người bệnh chỉ tiến hành điều trị khi đã có chẩn đoán đúng về bệnh. Tức là bạn cần thực hiện thăm khám chuyên khoa tiêu hóa và uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ.
– Không tự ý mua thuốc điều trị triệu chứng tại nhà. Uống sai loại thuốc có thể khiến bệnh thêm nghiêm trọng và tăng nguy cơ biến chứng.
– Người bệnh tuân thủ đúng chỉ định uống thuốc của bác sĩ. Uống đúng liều dùng, uống đúng hướng dẫn, uống đủ thời gian. Không tự ý dừng thuốc khi chưa được bác sĩ đồng ý kể cả khi triệu chứng đã thuyên giảm.
– Trong trường hợp uống thuốc mà triệu chứng không hề thuyên giảm thì cần thông báo ngay với bác sĩ để nhanh chóng xử lý đúng cách.
– Cùng với việc uống thuốc, bạn cũng cần thực hiện chế độ ăn khoa học, điều chỉnh lối sống lành mạnh. Điều này sẽ hỗ trợ điều trị tốt, cho hiệu quả điều trị nhanh chóng.
4. Uống thuốc kết hợp điều chỉnh chế độ ăn và lối sống khoa học
Kết hợp với việc uống thuốc, thay đổi chế độ ăn và lối sống khoa học cũng là yêu cầu quan trọng giúp làm giảm tần suất trào ngược dạ dày. Sau đây là một số lưu ý chữa trào ngược dạ dày bằng cách thay đổi chế độ ăn và lối sống dành cho bạn:
– Duy trì cân nặng phù hợp: Tình trạng béo phì, thừa cân sẽ tăng áp lực lên toàn bộ cơ thể, khiến dạ dày bị đẩy lên và khiến axit dễ dàng trào ngược lên thực quản.
– Bỏ thuốc lá: Hút thuốc ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của cơ vòng thực quản. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới trào ngược axit dạ dày.
– Không ăn tối quá muộn, thời gian ăn tối tốt nhất là trước 8h. Không nằm sau khi ăn.
– Ăn chậm, nhai kỹ.
– Chia nhỏ khẩu phần theo ngày thành nhiều bữa để không ăn quá no. Vì khi thức ăn trong dạ dày quá đầy sẽ dễ bị trào ngược lên thực quản.
– Tránh đồ ăn thức uống gây kích thích trào ngược axit như thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chiên rán, sốt cà chua, rượu, bạc hà, tỏi, hành tây, sô cô la, cafein,…
– Ăn bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc.
– Thư giãn cơ thể, nghỉ ngơi điều độ, giảm stress, ngủ đủ giấc.
>>>>>Xem thêm: Nứt kẽ hậu môn dùng thuốc gì?
Chế độ ăn khoa học giúp việc điều trị trào ngược dạ dày có hiệu quả tốt hơn.
5. Thăm khám điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở đâu?
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI triển khai thực hiện các kỹ thuật thăm dò rối loạn vận động và chức năng đường tiêu hóa gồm có:
– Đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán các rối loạn vận động thực quản.
– Đo pH trở kháng thực quản 24h là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Trong trường hợp bạn bị ợ hơi, ợ chua, nuốt khó, nuốt vướng, nghẹn khi ăn hoặc điều trị nội khoa bằng thuốc chống trào ngược nhưng không khỏi thì cần thực hiện thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh và tiến hành điều trị đúng phác đồ.
Khi đến Thu Cúc TCI thăm khám chuyên khoa tiêu hóa, người bệnh sẽ được khám lâm sàng với bác sĩ, làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán cận lâm sàng, thực hiện nội soi tiêu hóa khi có chỉ định. Khi đã có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ lên phác đồ thuốc điều trị, trào ngược dạ dày uống thuốc gì, cần lưu ý những gì, hướng dẫn chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, giúp người bệnh giải quyết các vấn đề tiêu hóa gặp phải. Liên hệ hotline 0936 388 288 để được tư vấn chi tiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.