Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán, đến năm 2025, toàn cầu có khoảng 400.000.000 cư dân mắc hen phế quản. Mặc dù bệnh nhân hen phế quản có thể là người trưởng thành, cũng có thể là trẻ em, tỷ lệ trẻ em hen phế quản vẫn cao gấp đôi người trưởng thành. Vậy, trẻ bị hen phế quản có nguy hiểm không, đọc ngay câu trả lời của Thu Cúc TCI được chia sẻ trong bài viết sau, bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp: Trẻ bị hen phế quản có nguy hiểm không?
1. Hen phế quản: Cơ bản về khái niệm, nguyên nhân và triệu chứng
1.1. Khái niệm
Có thể hiểu, hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Tình trạng này được biểu hiện bởi những cơn hen phế quản cấp. Khi bệnh nhân có một cơn hen phế quản cấp, sự lưu thông không khí tại đường hô hấp bệnh nhân bị hạn chế, hay còn gọi là bị tắc nghẽn.
1.2. Nguyên nhân
Về nguyên nhân hen phế quản, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có kết luận chính thức. Tuy nhiên, nếu là về nguyên nhân các cơn hen phế quản cấp, chuyên gia dự đoán, có 2 nhóm nguyên nhân như sau: Nhóm 1, tác nhân dị ứng. Nhón 2, tác nhân không dị ứng. Cá cơn hen phế quản cấp là kết quả tác động của một trong các tác nhân thuộc một trong hai nhóm này.
– Nhóm 1, tác nhân dị ứng, bao gồm: Dị nguyên đường hô hấp (như chất thải công nghiệp – bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,…; khói thuốc lá; bụi nhà; phấn hoa; nấm mốc; lông động vật; bọ chăn nệm;…); dị nguyên thực phẩm (như hải sản, thịt gà, trứng, lạc,…); thuốc (như Aspirin hay Penicillin); tác nhân nhiễm khuẩn (như các bệnh lý viêm đường hô hấp trên – viêm mũi, viêm hầu họng, viêm xoang, viêm thanh quản,…);…
Các cơn hen phế quản cấp có thể phát sinh do lạc
– Nhóm 2, tác nhân không dị ứng, bao gồm: Yếu tố di truyền, yếu tố tâm lý (chủ yếu là các vấn đề tiêu cực như lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…);
1.3. Triệu chứng
Hen phế quản được biểu hiện bởi những cơn hen phế quản cấp. Bởi vậy, triệu chứng một cơn hen phế quản cấp chính là triệu chứng hen phế quản.
Các cơn hen phế quản cấp thường xuất hiện bất thình lình trong đêm, vào một số mùa nhất định. Trước khi chúng xuất hiện, một số bệnh nhân có những triệu chứng sau: Ho khan, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, buồn ngủ,…. Khi chúng xuất hiện, sự phát triển của chúng bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, bệnh nhân khó thở, thở chậm và khò khè đến mức người xung quanh cũng có thể nghe thấy rõ ràng. Giai đoạn thứ hai, bệnh nhân khó thở tăng dần, vã mồ hôi và nói khó khăn, trong 5 – 15 phút hoặc đôi khi có thể trong nhiều giờ, nhiều ngày. Giai đoạn thứ ba, bệnh nhân khó thở giảm dần, ho và khạc đờm.
2. Giải đáp thắc mắc: Trẻ bị hen phế quản có nguy hiểm không?
Có thể khẳng định chắc chắn 100%: Trẻ bị hen phế quản rất nguy hiểm. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm, có đến 250.000 bệnh nhân hen phế quản tử vong. Để điều trị bệnh lý hô hấp này, hầu hết các quốc gia đều phải chi từ 1% đến 3% tổng ngân sách y tế của mình. Mặc dù vậy, vẫn không ít bệnh nhân hen phế quản bị biến chứng. Một số biến chứng hen phế quản tai hại và phổ biến chúng ta đã ghi nhận là: Nhiễm khuẩn hô hấp, suy hô hấp, biến dạng lồng ngực, tràn khí màng phổi, khí phế thũng, xẹp phổi, tâm phế mạn,…
Chưa hết, hen phế quản còn nguy hiểm ở điểm: Bệnh lý này muốn điều trị dứt điểm là gần như hoàn toàn không thể.
Tìm hiểu thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: 6 đặc điểm nguy hiểm
Hen phế quản có thể biến chứng đến tràn khí màng phổi
3. Hen phế quản: Thông tin về chẩn đoán điều trị
Vậy, bệnh nhân phải làm sao để chung sống hòa bình với hen phế quản? May mắn thay, mặc dù rất khó để triệt để giải quyết hen phế quản, nếu bệnh nhân tuân thủ chỉ định điều trị của chuyên gia, bệnh vẫn có thể được kiểm soát, biến chứng bệnh vẫn có thể được ngăn chặn.
Theo đó, điều trị hen phế quản là chu trình liên tục, lặp đi lặp lại ba bước sau: Thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định tình trạng hen phế quản ở bệnh nhân, điều chỉnh thuốc điều trị và đánh giá đáp ứng thuốc. Chu trình này được thực hiện với mục tiêu dài hạn là: Kiểm soát cơn hen phế quản cấp, ngăn chặn nguy cơ biến chứng và hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị.
Như vậy, có thể thấy, thuốc điều trị là một phần vô cùng quan trọng, nếu không muốn nói là phần quan trọng nhất, trong điều trị hen phế quản. Về cơ bản, chúng ta có thể phân loại chúng thành 3 nhóm như sau:
– Nhóm 1, thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn: Là những thuốc chuyên gia chỉ định bệnh nhân sử dụng duy trì nhằm hạn chế nguy cơ cơn cấp và hạn chế suy giảm chức năng hô hấp. Những thuốc này có thể là Corticosteroid dạng hít, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc đường hít kết hợp, Leukotrien, Symbicort, Seretide,…
– Nhóm 2, thuốc cắt cơn cấp khẩn cấp: Mặc dù vẫn được chuyên gia chỉ định cho bệnh nhân, tiết chế hoặc loại bỏ chúng là một mục tiêu thiết yếu trong điều trị hen phế quản. Thuốc cắt cơn cấp khẩn cấp có thể là Ventolin, Berodual, Salbutamol,…
– Nhóm 3, thuốc điều trị phối hợp đối với bệnh nhân hen phế quản nặng: Được chỉ định cho và chỉ cho những bệnh nhân hen phế quản dai dẳng và/hoặc vẫn còn cơn cấp dù đã tối ưu hóa điều trị bằng liều cao ICS/LABA cũng như đã dự phòng các yếu tố nguy cơ.
>>>>>Xem thêm: Trẻ 2 tháng bị táo bón mẹ cần làm gì?
Để kiểm soát hiệu quả hen phế quản, phải tuân thủ chỉ định điều trị của chuyên gia
Ngoài sử dụng thuốc, dự phòng các yếu tố nguy cơ cũng là một phần không thể thực hiện thiếu nghiêm túc trong điều trị hen phế quản. Để dự phòng các yếu tố nguy cơ, bệnh nhân cần:
– Không tiếp xúc với các dị nguyên đường hô hấp: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ gìn không gian sống sạch sẽ, không nuôi chó, mèo và các động vật có lông khác,…
– Không dung nạp với các dị nguyên thực phẩm;
– Sử dụng thận trọng các thuốc Aspirin, thuốc chống viêm Non Steroid,…
– Dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp cẩn thận: Không tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp, vệ sinh thân thể hàng ngày, tiêm phòng đầy đủ,…
– Xây dựng và thực hiện các phương pháp phù hợp để giải tỏa sang chấn tâm lý, căng thẳng, lo âu,…
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị hen phế quản có nguy hiểm không. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.