Giải đáp trẻ mắc bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây

Bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây hiện là thắc mắc của không ít phụ huynh. Việc hiểu được cơ chế và thời gian lây nhiễm của bệnh thủy đậu sẽ giúp bố mẹ chăm sóc trẻ mắc thủy đậu tốt nhất, hạn chế tối đa lây lan cho cộng đồng. Dưới đây, bài viết sẽ giải đáp tới quý phụ huynh những điều cần biết về sự lây nhiễm bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ.

Bạn đang đọc: Giải đáp trẻ mắc bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây

1. Những điều cơ bản cần biết về bệnh thủy đậu ở đối tượng trẻ nhỏ.

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Đây không phải bệnh nguy hiểm nhưng dễ xảy ra biến chứng nặng gây nguy hiểm nếu bé thủy đậu không được chăm sóc điều trị đúng cách, kịp thời. Do đó nếu nhà có bé mắc thủy đậu, các bố mẹ chớ nên lơ là chủ quan.

1.1. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ

Thủy đậu, còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh trái rạ, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do “thủ phạm” mang tên virus Varicella Zoster. Với tốc độ lây truyền nhanh, mạnh, trẻ mắc thủy đậu nếu không được cách ly đúng cách rất dễ lây truyền bệnh cho cộng đồng.

Giải đáp trẻ mắc bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây

Bệnh thủy đậu ở đối tượng trẻ nhỏ là do virus Varicella gây nên

Bệnh thủy đậu ở trẻ có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào trong năm nếu bé có tiếp xúc với virus gây bệnh. Thế nhưng, các thống kê chỉ ra rằng, mùa xuân với thời tiết nồm ẩm chính là thời điểm thuận lợi để bệnh thủy đậu lây lan mạnh và có nguy cơ bùng thành dịch cao.

Bệnh thủy đậu dù ở trẻ em hay người lớn cũng đều lây theo 2 con đường chính, đó là:

– Lây truyền qua không khí: Virus gây bệnh thủy đậu được phát tán vào không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Những hạt virus này có thể tồn tại trong không khí trong vài ngày. Khi có cơ hội tiếp xúc với người khỏe mạnh, chúng sẽ tấn công và gây nhiễm bệnh.

– Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp: Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh thủy đậu là cách lây lan nhanh nhất. Trẻ cũng có thể bị nhiễm bệnh khi sử dụng chung đồ dùng (bát đũa, khăn mặt…) hoặc tiếp xúc với các bề mặt chứa hạt virus từ người bệnh.

Khi trẻ tiếp xúc với virus thủy đậu, chúng sẽ xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp và miệng hầu. Sau đó, chúng sẽ tăng số lượng nhanh chóng và gây nhiễm virus huyết tiên phát. Trong thời gian ủ bệnh, virus sẽ nhân lên trong tế bào hệ thống liên võng nội mô, lây lan qua virus huyết thứ phát và lan đến da cũng như niêm mạc.

Một điểm quan trọng là virus gây bệnh thủy đậu, tương tự như virus Herpes, có thể ẩn náu trong hạch cảm giác sau khi trẻ bình phục. Khi hệ miễn dịch của bé yếu đi, virus có thể tái phát và gây nên bệnh zona.

1.2. 4 giai đoạn mà bé thủy đậu nào cũng phải trải qua

Dù là trẻ em hay người lớn thì khi mắc bệnh thủy đậu đều phải trải qua đủ 4 giai đoạn của bệnh rồi mới có thể khỏi. Ở mỗi giai đoạn, bệnh thủy đậu sẽ có diễn tiến rõ ràng với triệu chứng cụ thể hơn.

– Giai đoạn 1: Ủ bệnh thủy đậu

Giai đoạn ủ bệnh ở trẻ sẽ kéo dài từ 10 – 20 ngày. Trong giai đoạn này, bé thủy đậu sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Vậy nên khả năng có thể phát hiện bệnh là gần như không thể xảy ra.

– Giai đoạn 2: Khởi phát bệnh thủy đậu

Giai đoạn khởi phát bệnh thủy đậu thường diễn ra trong vòng từ 1-2 ngày. Ở giai đoạn này, bé thủy đậu đã dần xuất hiện những triệu chứng ban đầu như: đau đầu, cơ thể nhức mỏi, sốt… Các triệu chứng này khiến bé mệt mỏi nhiều và bị chán ăn. Cuối giai đoạn khởi phát, bé thủy đậu sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ trên da. Đây chính là một trong những dấu hiệu rất đặc trưng của bệnh thủy đậu.

– Giai đoạn 3: Toàn phát bệnh thủy đậu

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và giải pháp khi trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Giải đáp trẻ mắc bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây

Trẻ mắc thủy đậu giai đoạn toàn phát sẽ mọc mụn nước và lan dần toàn cơ thể

Giai đoạn toàn phát thường diễn ra khoảng 5-7 ngày, tùy từng trẻ. Nếu bố mẹ không chăm sóc tốt, để xảy ra nhiễm trùng, bội nhiễm thì giai đoạn này thậm chí có thể kéo dài hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe trẻ,

Ở giai đoạn toàn phát bệnh thủy đậu ở trẻ, các nốt ban đỏ sẽ phát triển thành nốt mụn nước với kích thước to lên và lan toàn cơ thể. Trẻ sẽ cảm thấy bị ngứa ngáy, đau rát, khó chịu rất nhiều. Hơn thế, nốt thủy đậu thậm chí có thể mọc trong niêm mạc miệng khiến việc ăn uống của bé gặp nhiều khó khăn.

– Giai đoạn 4: Hồi phục bệnh thủy đậu

Hồi phục bệnh thủy đậu ở trẻ chính là giai đoạn các nốt mụn nước thủy đậu của bé sẽ tự vỡ ra, dần khô lại, bong vảy và hết bệnh. Khi bước vào giai đoạn này, bé thủy đậu sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao, biến chứng nặng cũng có thể xảy ra. Do đó, bố mẹ phải chăm sóc và xử lý nốt thủy đậu của con thật tốt, đúng cách và khoa học. Bé nên được bôi xanh methylen lên các nốt thủy đậu đã vỡ ra để ngăn ngừa tối đa nguy cơ nhiễm trùng.

1.3. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở bé mắc thủy đậu

Như đã khẳng định, trẻ mắc thủy đậu nếu không được chăm sóc tốt sẽ có thể xảy ra các biến chứng gây nhiều tổn hại tới sức khỏe:

– Biến chứng viêm da bội nhiễm khiến dịch bên trong nốt thủy đậu có chưa mủ, chuyển sang màu trắng đục. Với biến chứng này, trẻ khi khỏi thủy đậu thường để lại sẹo trên da, thậm chí là sẹo sâu rất khó phục hồi.

– Biến chứng nhiễm trùng huyết xảy ra khi trẻ thủy đậu bị nhiễm trùng, vi trùng xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nên nhiễm trùng huyết. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm ở bé mắc thủy đậu.

– Biến chứng viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phổi…

– Biến chứng viêm não, viêm màng não là biến chứng nguy hiểm hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao.

2. Trẻ mắc thủy đậu khi nào thì hết lây

Giải đáp trẻ mắc bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây

>>>>>Xem thêm: Giúp mẹ nhận biết sớm dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường nên được đi khám bác sĩ sớm, hạn chế biến chứng nặng

Virus Varicella là một trong những virus hoạt động mạnh, có tốc độ lây truyền nhanh chóng. Trẻ nhỏ mắc thủy đậu ngay trong giai đoạn ủ bệnh đã có thể lây truyền virus cho những người xung quanh.

Trẻ mắc thủy đậu khi nào thì hết lây cho mọi người xung quanh? Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia đã giải đáp rằng, virus thủy đậu ở trẻ chỉ không còn khả năng lây nhiễm cho người khác khi các nốt thủy đậu trên người bé đã khô lại, đóng vảy và bong vảy.

Như vậy, phải khi trẻ khỏi hẳn bệnh thì mới không còn khả năng lây truyền bệnh cho những người xung quanh. Bé mắc thủy đậu khi chưa hết bệnh cần được cách ly cẩn thận, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng. Trường hợp bé thủy đậu xuất hiện những triệu chứng bất thường: co giật, lừ đừ, hôn mê… bố mẹ hãy đưa bé tới ngay Thu Cúc TCI để được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *