Nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân trẻ viêm loét dạ dày tá tràng và đôi khi là nguyên nhân trẻ ung thư dạ dày. Mặc dù thế, không phải lúc nào nhiễm khuẩn HP cũng tiến triển đến các bệnh lý này. Điều đó đồng nghĩa với việc không phải lúc nào trẻ nhiễm khuẩn HP cũng cần điều trị.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Trẻ nhiễm khuẩn HP, phải làm sao?
1. Trẻ có thể nhiễm khuẩn HP qua những đường nào?
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), là vi khuẩn sinh trưởng trong dạ dày con người. Để tồn tại trong môi trường Acid dạ dày, HP tiết một loại enzyme, tên Urease, có khả năng trung hoa Acid.
Vi khuẩn HP lây lan rất dễ dàng. Theo đó, 3 đường lây lan chính của chúng có thể kể đến là:
– Lây qua đường nước bọt – miệng: Không chỉ tồn tại ở niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP còn có thể tìm thấy ở nước bọt, mảng bám răng. Chính vì vậy, chúng có thể di chuyển từ người bệnh sang người không bệnh thông qua việc dùng chung dụng cụ ăn uống, ăn uống chung mâm,…
– Lây qua đường phân – miệng: Ngoài niêm mạc dạ dày, nước bọt, mảng bám, vi khuẩn HP còn tồn tại trong phân người bệnh. Bởi thế, trẻ có thể nhiễm khuẩn HP nếu ăn uống thực phẩm được chế biến bởi người bệnh không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh hoặc thực phẩm không che đậy kỹ lưỡng, bị ruồi, gián,… – những trung gian mang mầm bệnh, bâu.
– Lây qua đường dạ dày: Thường xảy ra khi nội soi dạ dày bằng dụng cụ không được vệ sinh cẩn thận,…
Trẻ dưới 10 tuổi là đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP cao nhất. Bởi, thứ nhất, hệ miễn dịch của trẻ chưa thật sự hoàn thiện; thứ hai, tần suất trẻ tiếp xúc với mầm bệnh vô cùng cao (trẻ thường xuyên được ôm, hôn và đút, mớm thức ăn).
Đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP cao nhất là trẻ dưới 10 tuổi
2. Nhiễm khuẩn HP, trẻ có thể mắc những bệnh lý gì?
Tỷ lệ dân cư toàn cầu, trong đó có trẻ nhỏ, nhiễm khuẩn HP là vô cùng cao. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm khuẩn HP cũng có dấu hiệu nhận biết và có biến chứng. Trong hầu hết các trường hợp, sự nhiễm khuẩn này tồn tại một cách thầm lặng. Những trường hợp còn lại, nhiễm khuẩn HP có thể khiến trẻ viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày.
3. Khi nào nhiễm khuẩn HP ở trẻ nên được điều trị?
Vi khuẩn HP có thể được phát hiện bằng các phương pháp sau:
– Phương pháp xâm lấn: Trẻ được nội soi dạ dày tá tràng đồng thời test urease mô sinh thiết dạ dày hoặc nuôi cấy vi khuẩn mô sinh thiết dạ dày.
– Phương pháp không xâm lấn: Với phương pháp không xâm lấn, tình trạng nhiễm khuẩn HP ở trẻ có thể được xác định là có hoặc không mà chuyên gia không cần phải nội soi dạ dày tá tràng cho trẻ. Có 3 phương pháp như thế, cụ thể là: Test hơi thở urê/test hơi thở C13 (Trước khi test hơi thở urê/test hơi thở C13 15 – 30 phút, trẻ được uống thuốc viên hoặc dung dịch urê, có gắn nguyên tử carbon đồng vị C13. Nếu có vi khuẩn HP, hay có enzyme urease, urê sẽ phân hủy thành CO2 và NH3. CO2 sẽ giải phóng qua hơi thở. Bác sĩ sẽ đo nồng độ CO2 đã được đánh dấu bằng C13 trong hơi thở trước và sau khi uống thuốc/dung dịch urê. Từ đó chẩn đoán xác định tình trạng nhiễm khuẩn HP ở trẻ); xét nghiệm phân tìm kiếm vi khuẩn HP (bao gồm xét nghiệm kháng nguyên và xét nghiệm PCR); xét nghiệm máu tìm kiếm kháng thể kháng HP (xét nghiệm máu ít được áp dụng).
Tìm hiểu thêm: Đau đầu ở trẻ em ba mẹ cần cảnh giác những điều gì?
Xét nghiệm máu tìm kiếm kháng thể kháng HP
Lo sợ vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày, khi trẻ dương tính với chúng nhiều phụ huynh nhất quyết phải loại trừ cho bằng được vi khuẩn HP. Theo chuyên gia, việc này là không cần thiết. Bởi như đã chia sẻ phía trên, không phải trẻ nhiễm khuẩn HP nào cũng có biến chứng. Hơn nữa, ngay cả khi đã được loại trừ, vi khuẩn HP vẫn có thể quay trở lại với trẻ một cách nhanh chóng.
Vậy, khi nào nhiễm khuẩn HP ở trẻ nên được điều trị? Đó là khi, trẻ nhiễm khuẩn HP có biến chứng, hay có những dấu hiệu sau: Đau bụng, thường là đau 2 – 3 giờ sau khi ăn hoặc vào ban đêm; đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn và nôn; chán ăn; sụt cân; chất nôn hoặc phân hoặc cả hai có thể có máu do dạ dày/tá tràng xuất huyết.
Để điều trị nhiễm khuẩn HP, trẻ cần sử dụng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh thời gian dài có thể khiến trẻ rối loạn hệ vi sinh đường ruột, giảm sức đề kháng tự nhiên, suy nhược cơ thể,… Vì thế, sử dụng chúng cần vô cùng thận trọng. Bên cạnh cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh đúng chỉ định của chuyên gia và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ trong quá trinh sử dụng thuốc kháng sinh, bố mẹ cũng cần cho trẻ tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của chuyên gia, để kịp thời điều chỉnh đơn thuốc điều trị nhiễm khuẩn HP cho trẻ, nếu cầu.
Ngoài ra, khi trẻ nhiễm khuẩn HP, bố mẹ cần áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để cải thiện sức khỏe cho trẻ. Nên ăn đều đặn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn đều đặn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp dạ dày trẻ không bị rỗng. Nên cho trẻ ăn xong và nghỉ ngơi trước khi vận động.
>>>>>Xem thêm: Nhận biết các dấu hiệu của bệnh cúm A
Trẻ nhiễm khuẩn HP cần ăn uống và sinh hoạt khoa học
Phía trên là việc bố mẹ nên làm khi trẻ nhiễm khuẩn HP. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ an toàn trước tình trạng nhiễm khuẩn này. Liên hệ với Thu Cúc TCI ngay, nếu bố mẹ còn thắc mắc cần giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, bố mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.