Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? Bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Nếu mắc cảm cúm, trẻ sơ sinh sẽ khỏi bệnh trong thời gian bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bố mẹ nhiều thông tin hữu ích, giúp giải đáp những thắc mắc phổ biến nhất về bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh.
Bạn đang đọc: Giải đáp: trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao
1. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm thì phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ. Tuy nhiên, trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, các bố mẹ nên hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh cảm cúm đối với trẻ sơ sinh.
Cảm cúm không phải là một bệnh nguy hiểm. Thế nhưng, có một sự thật rằng: người ta không chết vì bệnh cúm mà vì những biến chứng của nó. Bệnh nhân mắc cảm cúm nếu không được điều trị kịp thời rất dễ biến chứng nặng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao là thắc mắc của nhiều bố mẹ
Trẻ sơ sinh, với cơ thể còn non nớt và sức đề kháng yếu, là đối tượng rất dễ mắc bệnh cảm cúm. Không những thế, trẻ sơ sinh mắc cảm cúm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời biến chứng có thể xảy ra rất nhanh và mức độ nguy hiểm cao.
Vì lý do trên, nếu nhà có trẻ sơ sinh mắc cảm cúm bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Bố mẹ cũng như người chăm sóc cần luôn theo dõi biểu hiện của bé và áp dụng cách chăm sóc phù hợp. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường, bố mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ ngay.
2. Những biến chứng trẻ sơ sinh mắc cảm cúm có thể gặp phải
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về viêm tai xương chũm ở trẻ em
Trẻ sơ sinh cảm cúm không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm
Trẻ sơ sinh mắc cảm cúm nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể dẫn tới các biến chứng sau:
– Trẻ bị viêm đường hô hấp, ví dụ như viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, áp xe phổi…
– Trẻ viêm nhiễm hô hấp ngoài như: viêm cơ tai, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim… Khi trẻ rơi vào biến chứng này, nếu có mắc bệnh lý bẩm sinh thì nguy cơ tử vong rất cao.
– Gây biến chứng các cơ quan thần kinh: viêm màng não, liệt nửa người, liệt thần kinh sọ não…
– Gây hội chứng Reye. Đây là một trong những biến chứng cảm cúm nguy hiểm nhất ở trẻ sơ sinh. Nếu không gây tử vong thì khả năng cao cũng để lại những di chứng rất trầm trọng.
2. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm bao lâu thì khỏi?
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm bao lâu thì sẽ khỏi hiện cũng là thắc mắc của nhiều bố mẹ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), đa phần trẻ mắc cảm cúm nếu được chăm sóc tốt, không biến chứng thì sẽ phục hồi sau từ 2-7 ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng như ho hay cảm giác cơ thể mệt mỏi, uể oải… sẽ kéo dài khoảng 14, hoặc nhiều hơn.
Trường hợp trẻ cảm cúm bị biến chứng thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn. Thời gian cụ thể thì tùy thuộc vào từng biến chứng, thể trạng sức khỏe của bé và cách chăm sóc của bố mẹ.
3. Hướng dẫn chi tiết trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao để bé mau khỏe
Trẻ sơ sinh với thể trạng non nớt, hệ miễn dịch còn rất yếu nên khi phát hiện mắc cảm cúm, bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ luôn. Mục đích là để bé được bác sĩ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị phù hợp và tư vấn cách chăm sóc bé phù hợp. Sau đó, bố mẹ cần cho con uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ và chăm sóc con đúng cách tại nhà.
3.1. Cho bé uống thuốc đầy đủ theo chỉ định từ bác sĩ
>>>>>Xem thêm: Viêm phế quản ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bố mẹ cần cho bé uống thuốc đầy đủ theo chỉ định từ bác sĩ
Thông thường, nếu trẻ sơ sinh bị cảm cúm do virus, bác sĩ sẽ kê đơn cho bé dùng thuốc kháng virus. Ví dụ như: oseltamivir, zanamivir… Việc của bố mẹ là chú ý cho bé uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng chỉ định từ bác sĩ.
Một số trường hợp trẻ sơ sinh cảm cúm có dấu hiệu sốt, bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc giảm đau, hạ sốt. Hoặc có thể kê thêm vitamin D nếu cần. Mục đích nhằm giúp bé tăng sức đề kháng để nhanh hồi phục và hết bệnh.
Tuy nhiên, các bố mẹ cần hết sức lưu ý rằng:
– Khi bé xuất hiện thêm các triệu chứng khác sau thăm khám, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc giúp bé điều trị triệu chứng. Mọi thuốc bé uống đều cần được chỉ định từ bác sĩ.
– Tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh hạ sốt bằng aspirin, vì thuốc này tiềm ẩn nguy cơ gây hội chứng Reye.
3.2. Chăm sóc đúng cách tại nhà
Với những trường hợp trẻ sơ sinh mắc cảm cúm thông thường, bố mẹ có thể chăm sóc con theo chỉ dẫn dưới đây:
– Cho bé nghỉ ngơi nhiều. Trẻ sơ sinh cảm cúm cần được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường để nhanh lấy lại sức. Cơ thể bé nhờ đó sẽ hồi phục nhanh hơn, sớm khỏe lại.
– Trẻ cần được tắm nước ấm và chỉ trong khoảng 5-10 phút. Nếu tắm quá lâu, bé có thể bị nhiễm lạnh dẫn tới biến chứng viêm phổi.
– Mẹ nên duy trì cho con bú thường xuyên, vì sữa mẹ chính là nguồn cung cấp dưỡng chất chứa kháng thể mà bé cần.
– Bố mẹ có thể để thêm máy tạo độ ẩm trong phòng bé. Thiết bị này giúp hỗ trợ bôi trơn đường thở để việc hô hấp của bé được dễ dàng hơn.
– Bổ sung vitamin D tự nhiên để tăng sức đề kháng cho bé bằng cách phơi nắng.
– Bố mẹ vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày. Ưu tiên cho bé mặc quần áo mềm mại để bé dễ chịu, thoải mái hơn.
– Hạn chế tối đa cho bé ra khỏi nhà. Nếu nhất định phải ra ngoài thì nên cho bé đeo khẩu trang.
Trên đây, bài viết đã giải đáp chi tiết tới bố mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh bị cảm cúm thì phải làm sao. Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị cúm tại nhà, nếu bé xuất hiện triệu chứng bất thường hay có dấu hiệu trở nặng, bố mẹ hãy cho bé tới Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất hay các để được bác sĩ giỏi hỗ trợ nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.