Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao hiện là thắc mắc của không ít cha mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết nguyên nhân, triệu chứng và tư vấn cách điều trị đơn giản, hiệu quả khi trẻ sơ sinh nhà bạn bị nhiễm cảm lạnh.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao?
1. Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao? Trước khi giải đáp thắc mắc này, bài viết sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu chi tiết bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh là gì và vì sao trẻ sơ sinh hay bị mắc cảm lạnh.
Trẻ sơ sinh rất dễ bị mắc và lây bệnh cảm lạnh
Cảm lạnh thông thường là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, khá phổ biến và dễ lây. Bệnh này rất hay gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là vào thời điểm giao mùa. Khi trẻ bị mắc cảm lạnh, virus xâm nhập sẽ bám vào bộ phận niêm mạc mũi hoặc cổ họng rồi gây bệnh tại chỗ, sau đó mới lan sang các cơ quan khác của hệ hô hấp.
So với các đối tượng khác, trẻ sơ sinh dễ bị lây và mắc cảm lạnh hơn. Bởi trong vòng một tháng đầu đời, khả năng miễn dịch ở trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển và còn rất yếu. Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, cha mẹ cần cẩn thận, không để bé bị nhiễm lạnh hay tiếp xúc với người bị cảm lạnh. Điều này giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc cảm lạnh cho trẻ.
2. Nguyên nhân dẫn tới cảm lạnh ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cảm lạnh ở đối tượng trẻ sơ sinh. Dưới đây là những nguyên nhân rất phổ biến mà cha mẹ cần nắm được để bảo vệ con yêu của mình:
– Trẻ sơ sinh có tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Một số trường hợp người nhiễm bệnh, chưa vệ sinh tay sạch sẽ, chỉ cần chạm tay với trẻ cũng đã có thể lây bệnh rồi. Do đó, để hạn chế khả năng mắc cảm lạnh, trong một tháng đầu đời, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ.
– Do môi trường không khí hay các đồ vật trẻ tiếp xúc có chứa virus gây bệnh cảm lạnh. Thực tế, virus gây bệnh cảm lạnh vẫn có thể tồn tại ở trong không khí hay bám vào các đồ vật trong một thời gian ngắn. Vậy nên, trẻ sơ sinh vẫn có thể bị lây cảm lạnh khi không hề tiếp xúc với người bị bệnh.
– Trẻ sơ sinh ở lâu ngoài trời khi có gió nhiều.
3. Dấu hiệu nhận biết khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Trẻ bị hen suyễn có chữa được không?
Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Khi bị nhiễm cảm lạnh, trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng sau:
– Chảy nước mũi. Đây thường là dấu hiệu đầu tiên sẽ xuất hiện khi trẻ sơ sinh bị nhiễm cảm lạnh.
– Ho. Đây là triệu chứng tiếp theo sẽ xuất hiện ở trẻ sơ sinh bị cảm lạnh. Thường thì trẻ sẽ ho nhiều hơn vào buổi tối.
– Nghẹt mũi và khó chịu. Triệu chứng này sẽ xuất hiện sau vài ngày trẻ bị nhiễm bệnh. Khi này, nước mũi của trẻ cũng đặc hơn, chuyển sang màu vàng xanh, gây tình trạng nghẹt mũi và khiến cơ thể trẻ khó chịu.
– Hắt xì hơi, kém ăn, hay quấy khóc và ngủ không ngon giấc. Bé thậm chí còn không muốn bú sữa mẹ do cơ thể mệt mỏi và khó chịu vì nhiễm bệnh.
– Sốt. Khi tình trạng cảm lạnh chuyển nặng hơn, trẻ sơ sinh còn có thể lên sốt.
Hầu hết các dấu hiệu trên đều sẽ biểu hiện rất rõ ở trẻ bị cảm lạnh. Do đó, cha mẹ có thể dễ dàng quan sát, tiến hành các biện pháp khắc phục, điều trị để trẻ sớm hết bệnh và khỏe mạnh trở lại.
4. Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao? Cách đẩy lùi triệu chứng cảm lạnh hiệu quả cho bé
Nếu cha mẹ đang phân vân trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm thế nào thì có thể dụng những cách khắc phục đơn giản mà hiệu quả sau:
– Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Để dễ dàng hơn, cha mẹ có thể dùng bầu hút chuyên dụng để hút sạch dịch tiết ra từ mũi bé, giúp cơ thể bé được thoải mái, và dễ chịu.
– Tạo môi trường giữ ẩm cho không khi. Cha mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc để để khăn ẩm bên trong phòng của bé;
– Cho bé uống nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức trong những ngày nhiễm bệnh;
– Tăng cường bổ sung đầy đủ dưỡng chất vào chế độ ăn của mẹ.
Lưu ý rằng, cách khắc phục trên chỉ áp dụng với trẻ bị cảm lạnh thông thường. Trường hợp trẻ có các biểu hiện chuyển biến nặng, cha mẹ cần sớm đưa trẻ con đến khám tại chuyên khoa nhi của các bệnh viện lớn, uy tín như Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI.
5. Một số lưu ý cha mẹ không thể không biết khi chăm trẻ sơ sinh nhiễm cảm lạnh
Cảm lạnh hoàn toàn có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh có sức khỏe bình thường. Trẻ sơ sinh mắc cảm lạnh thông thường có thể tự khỏi sau 4-10 ngày mà không cần điều trị. Do đó, khi có con là trẻ sơ sinh bị nhiễm cảm lạnh, cha mẹ cũng không cần quá lo ngại.
Tuy nhiên, khi chăm trẻ sơ sinh mắc cảm lạnh, cha mẹ cần lưu ý thêm những điều rất quan trọng sau:
– Tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh. Bởi, thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng diệt virus.
– Không tự ý sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ nhiễm cảm lạnh nếu không được chỉ định bởi bác sĩ.
– Không dùng thuốc giảm ho kể cả khi trẻ sơ sinh có triệu chứng ho.
– Không cho con ngủ ở tư thế nằm sấp.
– Ngay khi con xuất hiện triệu chứng xấu như: sốt trên 38 độ, trên da xuất hiện ban đỏ, nôn mửa, tiêu chảy, ho kéo dài, khó thở… cha mẹ cần cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được khám và điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Viêm phế quản ở trẻ em và cách điều trị toàn diện
Cha mẹ cần thể cho bé đi khám bác sĩ nếu xuất hiện dấu hiệu xấu
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp chi tiết thắc mắc của ba mẹ về cảm lạnh ở trẻ sơ sinh. Trường hợp cha mẹ vẫn lo lắng, chưa an tâm thì có thể đưa con tới Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và hướng dẫn cách khắc phục, điều trị chi tiết, tận tình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.