Giải đáp từ A – Z về nhổ răng khôn mọc ngang

Răng khôn gây ra rất nhiều biến chứng xấu, đặc biệt là răng khôn mọc ngang. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe răng miệng nói chung và những chiếc răng xung quanh, việc nhổ bỏ là rất cần thiết. Vậy thế nào là răng khôn mọc ngang, có nên nhổ răng khôn mọc ngang không… Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên nhé!

Bạn đang đọc: Giải đáp từ A – Z về nhổ răng khôn mọc ngang

1. Tìm hiểu răng khôn và răng khôn mọc ngang

1.1. Răng khôn là gì?

Răng khôn (hay còn được gọi là răng hàm số 8), là những chiếc răng mọc cuối cùng trong hàm, vào giai đoạn từ 17 tới 25 tuổi, khi đã trưởng thành. Vì mọc muộn nhất, sau cùng nên cung hàm của chúng ta khi này đã phát triển ổn định, không còn chỗ nên dễ gây ra tình trạng mọc chen lấn, mọc lệch, xô ngã nhau… Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức và sưng tấy ở mặt trong của má.

1.2. Răng khôn mọc ngang là mọc như thế nào?

Vì không đủ chỗ đứng trên cung hàm như các răng bình thường nên răng khôn phải mọc theo góc 90 độ, nằm ngang, vuông góc với răng số 7. Trường hợp này, răng khôn sẽ mọc ngầm bên dưới xương hàm, muốn thấy được phải chụp x-quang. Khi răng mọc thêm sẽ không tránh khỏi việc đâm vào răng số 7 bên cạnh, dẫn đến u nang răng, thậm chí gây viêm, hỏng và hoại tử răng số 7.

Giải đáp từ A – Z về nhổ răng khôn mọc ngang

Răng khôn mọc ngang là răng khôn mọc theo góc 90 độ, nằm ngang, vuông góc với răng số 7.

1.3. Các kiểu răng số 8 mọc lệch thường gặp

Bên cạnh kiểu mọc ngang thì răng số 8 còn mọc lệch theo rất nhiều kiểu khác nhau, như:

– Răng kẹt về phía gần: Đây là tình trạng phổ biến nhất, hay gặp nhất. Khi đó, trục của răng nghiêng khoảng 45 độ về phía răng số 7. Chiếc răng này tuy vẫn mọc lên trên nướu nhưng gây chèn ép và xô lệch răng số 7.

– Răng kẹt theo chiều thẳng đứng: Là tình trạng thân của răng khôn quá to, không thể nhú lên được, gây đau nhức, mặc dù răng mọc thẳng. Tình trạng này khá nguy hiểm, do răng bị kẹt, tạo ra các khe hở, khiến thức ăn thừa dễ động lại, gây hôi miệng, dần dần gây viêm lợi và sâu răng.

– Răng kẹt nghiêng về phía sau: Tình trạng này thường gặp ở răng khôn hàm dưới. Khi gặp phải trường hợp này, bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh nên nhổ sớm để tránh những biến chứng nghiêm trọng.

– Răng kẹt trong niêm mạc miệng hay còn gọi là lợi trùm răng khôn: Khi đó, vạt nướu đè lên khiến răng khôn không thể mọc lên được, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy.

– Răng kẹt trong xương hàm: Hiểu một cách đơn giản thì đây là tình trạng răng khôn mọc ngầm, bị xương hàm bọc kín, rất khó để phát hiện. Tình trạng này còn kèm theo các triệu chứng như sưng lợi, đau nhức và cứng hàm.

Giải đáp từ A – Z về nhổ răng khôn mọc ngang

Bên cạnh kiểu mọc ngang thì răng số 8 còn mọc lệch theo rất nhiều kiểu khác nhau.

2. Có nên nhổ răng khôn mọc ngang không?

Với thắc mắc này thì câu trả lời chắc chắn là “có”. Bởi răng số 8 được coi nư “kẻ thù” nên dù mọc ngang hay mọc thẳng thì cũng nên nhổ bỏ. Không những không đem lại tác dụng gì mà răng khôn còn khiến người bệnh gặp phải nhiều phiền toái và các vấn đề phức tạp. Thậm chí, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, răng khôn sẽ gây ra nhiều biến chứng.

2.1. Sâu răng

Răng khôn mọc ngang sẽ tạo ra khoảng trống, khiến thức ăn thừa dễ đọng lại vào các kẽ hở. Hơn nữa, răng mọc ở vị trí đó cũng khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên vô cùng khó khăn. Vì thế sâu răng phát triển rất nhanh chóng. Khi răng bị sâu không được điều trị lan rộng ra các răng lân cận và có thể làm hỏng cả hàm răng.

2.2. Nhiễm khuẩn khoang miệng

Không chỉ sâu răng, khi thức ăn sót lại, không được vệ sinh kỹ sẽ khiến vi khuẩn tích tụ. Lâu dần, vi khuẩn sẽ gây viêm nhiễm chân răng, nha chu, áp xe và lan dần ra gây nhiễm trùng khoang miệng. Thậm chí, vi khuẩn có thể theo nước bọt và gây viêm họng, viêm dạ dày…

Giải đáp từ A – Z về nhổ răng khôn mọc ngang

Không chỉ sâu răng, răng khôn mọc ngang còn có nguy cơ gây nhiễm khuẩn khoang miệng.

3. Các phương pháp nhổ răng khôn mọc ngang

Hiện nay, có hai phương pháp nhổ răng khôn phổ biến là nhổ răng khôn bằng kìm truyền thống và nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome. Với sự tiến bộ của ngành nha khoa, cả hai phương pháp nhổ răng này đều không gây đau đớn vì có tác động của thuốc tê nhưng mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm riêng.

3.1. Phương pháp nhổ răng khôn mọc ngang bằng kìm

Không ai còn xa lạ với phương pháp nhổ răng này. Khi thực hiện nhổ răng bằng kìm, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch lợi, mở xương hàm, chia nhỏ thân và chân răng rồi dùng kìm và bẩy để đưa chiếc răng khôn ra ngoài.

– Điểm cộng: Giá thành rẻ

– Điểm trừ:

+ Đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề để không gây ra những biến chứng không mong muốn như: chảy máu, méo mồm, nhiễm trùng…

+ Chỉ có thể nhổ từng bên một.

+ Không dành cho những người không nhận thuốc tê.

+ Mất nhiều thời gian để hồi phục hơn.

Tìm hiểu thêm: Đắp răng thẩm mỹ và những điều cần biết 

Giải đáp từ A – Z về nhổ răng khôn mọc ngang

Nhổ răng bằng kìm là phương pháp nhổ răng truyền thống, phổ biến.

3.2. Phương pháp nhổ răng khôn mọc ngang bằng máy siêu âm Piezotome

Vì ra đời sau nên phương pháp này giúp giải quyết hầu hết những nhược điểm của phương pháp nhổ răng truyền thống.

– Ưu điểm:

+ Độ chính xác cao hơn nên đảm bảo an toàn hơn.

+ Sử dụng sóng siêu âm nên hạn chế tối đa chảy máu khi phẫu thuật.

+ Giảm tối đa các nguy cơ gây tổn thương cấu trúc mô, dây thần kinh và mạch máu.

+ Hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân trong và sau khi phẫu thuật.

+ Hạn chế nhiễm trùng, rút ngắn thời gian phục hồi.

+ Giúp vết thương nhỏ hơn, hạn chế sưng nề.

⁃ Nhược điểm:

+ Thời gian thực hiện phẫu thuật dài hơn.

+ Chi phí đắt hơn.

Giải đáp từ A – Z về nhổ răng khôn mọc ngang

Nhổ răng khôn mọc ngang bằng máy siêu âm Piezotome giúp giải quyết hầu hết những nhược điểm của phương pháp nhổ răng truyền thống.

4. Một số chú ý sau khi nhổ răng khôn mọc ngang

4.1. Không nên ăn gì sau nhổ răng?

Người bệnh nên tránh các món sau để vết thương mau lành lại:

– Các món ăn quá cứng, quá dai hoặc quá nóng.

– Các món có độ giòn (các mảnh vụn dễ rơi vào lỗ hổng vừa nhổ răng hoặc kẹt lại ở kẽ răng gây ra viêm nhiễm).

– Các món quá cay nóng hoặc quá chua gắt.

– Các món ăn hoặc các loại đồ uống quá ngọt, chứa nhiều đường, vì làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm.

– Các loại đồ uống có chất kích thích hoặc có cồn như cà phê, bia, rượu…

Giải đáp từ A – Z về nhổ răng khôn mọc ngang

>>>>>Xem thêm: Bệnh về răng: Ê buốt răng – Nguyên nhân và cách chăm sóc?

Người bệnh nên tránh các món quá cay, quá chua như kim chi để vết thương mau lành lại.

4.2. Chăm sóc vết thương sau khi nhổ răng

Dù là nhổ răng khôn mọc ngang hay nhổ bất cứ chiếc răng khôn nào thì khi hết thuốc tê cũng khiến người bệnh cảm thấy sưng tấy và đau nhức ngay tại vị trí nhổ răng khôn. Dưới đây là một số cách chăm sóc vết thương đơn giản, giúp giảm đau hiệu quả:

– Chườm đá lạnh ngay sau khi hết thuốc tê.

– Chườm khăn ấm vào ngày thứ 2 sau khi nhổ thì để hạn chế tụ máu và giúp máu lưu thông tốt hơn.

– Chỉ được dùng thuốc giảm đau khi có sự chỉ định của bác sĩ.

– Không nên vệ sinh răng quá mạnh trong khoảng 8 – 12 giờ đầu, sau khi nhổ.

– Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối pha loãng.

– Ưu tiên việc nghỉ ngơi, vì căng thẳng sẽ khiến cơn đau nhức kéo dài và vết thương lâu lành.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất, đầy đủ nhất về nhổ răng khôn mọc ngang. Hy vọng mọi người đã có những thông tin và kiến về răng khôn mọc ngang. Từ đó sẽ đưa ra quyết định đúng đắn về việc có nên nhổ răng không, cũng như biết được các biện pháp chăm sóc sau khi nhổ răng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *