Giải đáp: U tuyến giáp có phải mổ không?

Bị u tuyến giáp có phải mổ không là nỗi băn khoăn của rất nhiều người bên khi mắc phải bệnh lý này cũng như người nhà. Phẫu thuật u tuyến giáp tuy không phải là một phẫu thuật quá nguy hiểm nhưng vẫn tiềm ẩn những biến chứng. Vì vậy, bác sĩ cần phải cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và nguy cơ của mổ u tuyến giáp để đưa ra chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật.

Bạn đang đọc: Giải đáp: U tuyến giáp có phải mổ không?

1. U tuyến giáp là gì và phân loại

U tuyến giáp là một bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp do xuất hiện một hay nhiều nhân riêng biệt nằm trong lòng tuyến giáp. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của tuyến giáp. Bên trong u tuyến giáp có thể là dịch lỏng (u nang) hoặc đặc (u xơ), trong đó u xơ chiếm đến 80%.

U tuyến giáp có thể là lành tính hoặc ác tính (ung thư tuyến giáp), trong đó:

– Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm khoảng 5% trong số các trường hợp mắc u tuyến giáp. Tỷ lệ mắc u tuyến giáp ác tính cao hơn ở những người đã từng xạ trị ở vùng đầu, cổ, mặt hoặc có tiền sử tiếp xúc với phóng xạ.

– U tuyến giáp lành tính: Đa số những trường hợp này khối u không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Đôi khi, u xuất hiện kèm theo tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp (u độc) thì các triệu chứng xuất hiện sẽ giống như tình trạng cường giáp bao gồm vã mồ hôi, run tay, nhịp tim nhanh, mắt lồi..

Nguyên nhân gây ra u tuyến giáp thường do viêm tuyến giáp, bướu tuyến giáp đa nhân hoặc do thiết hụt I-ốt. Giai đoạn đầu bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng. Vì vậy, rất ít trường hợp phát hiện bệnh sớm, đa số được chẩn đoán khi khối u đã lớn, nhìn thấy được khi soi gương, cài cúc áo… hoặc thông qua khám sức khỏe định kỳ, siêu âm vùng cổ.

Giải đáp: U tuyến giáp có phải mổ không?

“U tuyến giáp có phải mổ không?” là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm.

2. U tuyến giáp có phải mổ không?

Về vấn đề  “u tuyến giáp có phải mổ không?”, câu trả lời đó là tùy thuộc vào từng loại u tuyến giáp và mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để đưa ra chỉ định mổ hay không. Bởi lẽ, nếu u tuyến giáp lành tính mà kích thước chưa quá lớn thì người bệnh vẫn có thể chung sống hòa bình với nó mà chưa cần thiết phải mổ. Hơn thế nữa, cho dù mổ u tuyến giáp không phải là phẫu thuật quá nguy hiểm nhưng bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

Người bệnh thường sẽ được chỉ định mổ u tuyến giáp trong các trường hợp dưới đây:

– Qua sinh thiết tế bào tuyến giáp cho kết quả khối u ác tính (ung thư tuyến giáp). Trường hợp này nếu không cắt bỏ tuyến giáp thì các tế bào sẽ nhân lên nhanh chóng, thậm chí di căn đến các cơ quan lân cận hoặc xa hơn trong cơ thể.

– Người bị u tuyến giáp độc, bị chống chỉ định hoặc không đáp ứng với các liệu pháp điều trị cường giáp khác như i-ốt phóng xạ hay thuốc kháng giáp trạng.

– Người bị u tuyến giáp lành tính nhưng khối u có kích thước lớn gây chèn ép khí quản và thực quản làm người bệnh khó thở, khó nuốt. Hoăc u tuyến giáp lớn gây mất thẩm mỹ, người bệnh có mong muốn phẫu thuật.

Tìm hiểu thêm: Viêm bàng quang nên ăn gì?điều trị viêm bàng quang

Giải đáp: U tuyến giáp có phải mổ không?

Khi u tuyến giáp có kích thước lớn, gây mất thẩm mỹ, người bệnh có thể cân nhắc mổ lấy u

3. Biến chứng sau mổ u tuyến giáp

Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải khi mổ u tuyến giáp như sau:

– Nhiễm trùng vết mổ: xảy ra với phương pháp mổ lấy u. Các dấu hiệu nhận biết đó là vết mổ sưng đỏ, người bệnh đau nhức, sốt. Nếu nhẹ thì chỉ cần dùng kháng sinh điều trị, nặng thì cần phải hút dịch, xử lý lại vết mổ.

– Chảy máu: khi vết mổ không được cầm máu tốt, người bệnh có thể bị chảy máu nhiều dẫn đến chèn ép đường thở gây khó thở.

– Suy giáp: với trường hợp cần cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp sẽ làm giảm sản xuất hormone, khiến có thể rơi vào tình trạng suy giáp. Dấu hiệu nhận biết là mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da khô, rụng tóc,.. Người bệnh sau phẫu thuật cắt tuyến giáp cần dùng thuốc thay thế hormone tuyến giáp cả đời.

– Suy tuyến cận giáp: tuyến cận giáp là một tuyến nằm ngay cạnh tuyến giáp, kích thước rất nhỏ. Vì vậy, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ dễ cắt phải hây tổn thương hoặc bị loại bỏ. Tuyến cận giáp có vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ canxi trong máu ổn định. Nếu tuyến này bị tổn thương hoặc bị loại bỏ người bệnh sẽ có triệu chứng hạ canxi máu bao gồm co quắp ngón tay, ngón chân, ngứa ran bàn tay, bàn chân.

– Khàn giọng, mất tiếng: Các dây thần kinh thanh quản điều khiển giọng nói nằm cạnh tuyến giáp. Trong quá trình mổ u tuyến giáp các dây thần kinh này có thể bị tổn thương, khi đó người bệnh sẽ bị khàn giọng, mất giọng, khó thở tùy theo mức độ bị ảnh hưởng.

4. Các phương pháp phẫu thuật u tuyến giáp

4.1. Mổ bóc u tuyến giáp

Đây là phương pháp điều trị truyền thống, áp dụng với các trường hợp u tuyến giáp ác tính (ung thư) hoặc u tuyến giáp lành tính có kích thước lớn, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và đã điều trị bằng các phương pháp khác không hiệu quả.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh. Phương pháp này tuy xử lý khối u nhanh chóng nhưng thường gây đau, để lại sẹo dài ở vùng cổ, người bệnh cũng cần nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe, phải sử dụng thuốc hormone tuyến giáp định kỳ hoặc suốt đời.

4.2. Các phương pháp loại bỏ u tuyến giáp ít xâm lấn

– Phương pháp tiêm cồn tuyệt đối: thường được áp dụng với các nang giáp có dịch. Phương pháp này giúp thu nhỏ khối u mà không cần mổ bằng cách tiêm cồn tuyệt đối trực tiếp vào khối u. Cồn tuyệt đối sẽ làm đông máu và tạo huyết khối từ đó gây mất nước tế bào dẫn đến hoại tử, tiêu diệt tế bào tiết dịch và xơ hoá mô tiếp xúc với cồn. Đây là phương pháp rất an toàn,  dễ thực hiện, hậu phẫu nhẹ nhàng và không để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

– Phương pháp đốt sóng cao tần. Nguyên lý của phương pháp là sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số cao để tạo nhiệt tiêu huỷ khối u. Phương pháp này giúp bảo toàn tối đa tuyến giáp, không gây đau, không để lại sẹo và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Giải đáp: U tuyến giáp có phải mổ không?

>>>>>Xem thêm: Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu?

Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị u tuyến giáp hiện đại nhất hiện nay.

5. Lưu ý sau khi phẫu thuật u tuyến giáp

Nhìn chung người bệnh phẫu thuật u tuyến giáp đối với phương pháp tiêm cồn hay đốt sóng cao tần có thể về nhà ngay sau điều trị mà không phải nằm viện. Còn đối với phương pháp mổ hở sẽ mất ít nhất 1 – 2 tuần nghỉ ngơi trước khi có thể trở lại làm việc và các hoạt động hàng ngày khác. Tuyệt đối không được mang vác các vật nặng khoảng 2 tuần sau phẫu thuật để tránh ảnh hưởng tới vết mổ.

Người bệnh có thể cảm thấy cổ sưng và hơi tê sau phẫu thuật. Tình trạng này không đáng lo ngại và sẽ dần biến mất khi vết thương lành lại. Ngay khi có thể quay đầu mà không gặp khó khăn hay đau đớn (trong vòng khoảng 1 tuần), người bệnh có thể trở lại làm các hoạt động hàng ngày khác bao gồm thể thao nhẹ nhàng.

Bởi vì sau phẫu thuật có thể bị đau nhẹ vùng cổ nên người bệnh được khuyến cáo chỉ nên ăn những loại thực phẩm mềm và dễ nuốt. Khi ăn nên ăn chậm, uống nhiều nước trong và sau bữa ăn để làm mềm thức ăn và không bị tắc nghẽn.

Như vậy câu trả lời cho câu hỏi u tuyến giáp có phải mổ không là tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. Người bệnh cần được thăm khám và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, sau khi mổ cần chú ý rèn luyện sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý để nhanh hồi phục và phòng tránh tái phát.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *