Đối với bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư đại tràng nói riêng thì phương hướng để điều trị và thời gian sống là hai yếu tố quan tâm hàng đầu. Vậy ung thư đại tràng sống được bao lâu và các phương pháp điều trị bệnh hiện nay thế nào? Những thông tin trong bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi này cho bạn.
Bạn đang đọc: Giải đáp – Ung thư đại tràng sống được bao lâu?
1. Khái niệm ung thư đại tràng và những điều cần biết
Ung thư đại tràng hay còn gọi là ung thư ruột kết là tình trạng có nhiều tế bào bất thường tại niêm mạc của đại tràng không ngừng phát triển và có thể xâm lấn tới các cơ quan khác của cơ thể. Bệnh thường khởi phát từ polyp với kích thước lớn và trong nhiều năm liền có thể đe dọa đến tính mạng.
Ung thư đại tràng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí, trong đó có các vị trí phổ biến như sau:
– Ung thư manh tràng: khối u xuất hiện ở hố chậu phải
– Đại tràng ngang: Khối u lớn có thể dính tại gan, mật, ruột non, bàng quang, tử cung…
– Đại tràng trái: Khối u với kích thước nhỏ dẫn tới thu hẹp đại tràng.
Ung thư đại tràng là tình trạng có nhiều tế bào bất thường tại niêm mạc của đại tràng không ngừng phát triển và có thể xâm lấn tới các cơ quan khác của cơ thể
Ung thư đại tràng được phân chia thành 4 giai đoạn với tình trạng xâm lấn khác nhau bao gồm:
– Giai đoạn 1: Ung thư chỉ nằm trong niêm mạc của đại tràng
– Giai đoạn 2: Tế bào ung thư lan sang khu vực thành đại tràng và lân cận.
– Giai đoạn 3: Ung thư tấn công đến hạch bạch huyết hoặc thành ruột.
– Giai đoạn 4: Ung thư di căn đến các cơ quan lân cận như: phổi, não, xương…
2. Ung thư đại tràng và những triệu chứng thường gặp
Để nhận biết ung thư đại tràng, người bệnh cần theo dõi một số triệu chứng như sau: khó tiêu, đau bụng, đầy hơi, táo bón, phân có hình dạng bất thường, đi ngoài ra máu, cơ vòng hậu môn yếu, mệt mỏi, đau bụng…
Những dấu hiệu này có thể biến đổi tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân, tuy nhiên đối với những bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng sau cần lưu ý theo dõi sức khỏe và thăm khám định kì hơn:
– Trong gia đình có người thân từng mắc ung thư đại tràng
– Người bệnh ở độ tuổi từ 50 trở lên, đặc biệt là nam giới
– Người bệnh mắc phải một số bệnh lý mạn tính về tiêu hóa như: viêm loét đại tràng, polyp đại tràng, Crohn…
– Người bệnh từng phẫu thuật ghép thận.
– Người bệnh có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, ăn nhiều thịt đỏ, uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá thường xuyên…
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân sâu răng gây viêm họng
Chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn quá nhiều thịt đỏ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng
3. Bệnh ung thư đại tràng nguy hiểm thế nào?
Ung thư là một bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh. Căn bệnh ung thư đại tràng có thể gây tử vong cao bởi có thể dẫn tới nguy cơ:
– Tắc ruột: Khối u phát triển lớn dẫn tới thành của đại tràng bị viêm khiến ruột hẹp.
– Thủng ruột: Có thể dẫn tới nhiễm khuẩn.
– Áp xe ở khối u: Dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm túi mật cấp tính.
– Di căn: Ung thư xâm lấn khoang bụng và các cơ quan khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
4. Tiên lượng sống của bệnh lý ung thư đại tràng
4.1 Ung thư đại tràng sống được trong bao lâu? – Tỉ lệ sống
Bệnh ung thư đại tràng khác nhau đối với mỗi bệnh nhân, phụ thuộc vào thời điểm phát hiện, tình trạng tiến triển, mức độ đáp ứng điều trị và một số yếu tố khác như: tuổi tác, giới tính, tinh thần, sức khỏe nền…
Đa số những trường hợp phát hiện sớm thường có tỉ lệ điều trị thành công cao hơn, lên tới 87 đến 92%. Tuy nhiên nếu phát hiện muộn thì tỉ lệ này sẽ thấp hơn rất nhiều.
4.2 Ung thư đại tràng sống được bao lâu? – Phương hướng điều trị
Để chẩn đoán ung thư đại tràng, các bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên kết quả phân tích của: khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, nội soi đại tràng, sinh thiết và xét nghiệm phân.
>>>>>Xem thêm: Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần phải biết
Các bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên kết quả phân tích của: khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, nội soi đại tràng, sinh thiết và xét nghiệm phân… để xây dựng phác đồ điều trị
Đồng thời, những phương pháp điều trị ung thư đại tràng hiện nay gồm có:
– Thuốc hỗ trợ điều trị:
Có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư, có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp với các phương pháp khác.
Thuốc có hai dạng: thuốc hạn chế tăng trưởng ung thư và thuốc tăng cường hệ miễn dịch.
– Phẫu thuật:
Phương pháp này thường áp dụng phổ biến và hiệu quả cho ung thư đại tràng ở giai đoạn đầu. Phương pháp này có thể loại bỏ khối u và mô ung thư ở xung quanh, thậm chí là loại bỏ hoàn toàn đại tràng của người bệnh khi bệnh nhân diễn tiến nặng.
– Hóa trị:
Hóa trị là tình trạng nạp thuốc vào cơ thể người bệnh thông qua uống hoặc tiêm để tiêu diệt tế bào ung thư.
Tuy nhiên chúng sẽ tác dụng cả đến những tế bào khỏe mạnh dẫn tới tác dụng phụ như: nôn, rụng tóc, tiêu chảy…
4.3 Ung thư đại tràng có thể sống được bao lâu? – Chế độ chăm sóc
Người bệnh ung thư đại tràng cần một chế độ chăm sóc đặc biệt hơn người bình thường để hỗ trợ điều trị và tăng đề kháng. Bạn và người thân cần lưu ý những nguyên tắc sau:
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là trái cây, rau củ quả…
– Có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no.
– Không nên ăn những thực phẩm ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa: đồ ăn chiên xào, đồ chế biến sẵn, nội tạng… Không được uống đồ uống có cồn và hút thuốc hay sử dụng chất kích thích.
– Vận động phù hợp với thể trạng để nâng cao sức khỏe.
– Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường thì cần liên hệ thông báo với bác sĩ sớm nhất có thể.
Như vậy để chúng tôi đã giải đáp cho bạn Ung thư đại tràng sống được bao lâu và những câu hỏi liên quan. Chủ động tìm hiểu sớm về bệnh cũng là bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình, khi thấy dấu hiệu lạ, hãy đi thăm khám với chuyên gia để nắm được nguyên nhân bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không t
hay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.