Giải đáp: Vắc xin bạch hầu có mấy loại, tiêm rồi có bị nữa không

Được nghiên cứu, phát triển từ thế kỷ 19 – 20, vắc xin bạch hầu đem lại hiệu quả bảo vệ đến trên 95%. Đây là vắc xin ngừa bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cùng tên, do khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Hiện nay vắc xin này được tích hợp trong các loại vắc xin có tác dụng phòng nhiều bệnh.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Vắc xin bạch hầu có mấy loại, tiêm rồi có bị nữa không

1. 6+ loại vắc xin bạch hầu hiện hành

Behring, người được nhận giải thưởng Nobel năm 1901 nhờ công trình huyết thanh trị liệu trước đó đã cùng cộng sự từng bước nghiên cứu ra chất chống độc từ khuẩn bạch hầu và uốn ván. Ngày nay, công trình nghiên cứu của ông được phát triển thành vắc xin bạch hầu, tích hợp trong sản phẩm phòng nhiều bệnh như bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván…

Hiện tại, các đơn vị tiêm chủng ở Việt nam đang sử dụng một số loại vắc xin có chứa thành phần chống khuẩn bạch hầu sau đây.

1.1. Vắc xin 6 in 1 Infanrix Hexa

Infanrix Hexa có chứa vắc xin bạch hầu, sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn sinh phẩm y tế hàng đầu thế giới Glaxosmithkline, trụ sở ở Bỉ. Với mũi Infanrix Hexa, người bệnh được bảo vệ khỏi 6 bệnh nguy hiểm là bạch hầu, uốn ván, bệnh ho gà, bại liệt và viêm gan B, bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ typ B.

Giải đáp: Vắc xin bạch hầu có mấy loại, tiêm rồi có bị nữa không

Infanrix Hexa chứa vắc xin bạch hầu

Sản phẩm được bào chế dạng bột khô và dung dịch pha khi tiêm. Trẻ từ 2 tháng tuổi bắt đầu tiêm mũi 1, sau đó tiếp tục bổ sung mũi 2, 3 vào tháng thứ 3, 4 và tiêm các mũi nhắc lại theo lịch tiêm chủng.

1.2. Vắc xin Hexaxim

Đây cũng là vắc xin 6 trong 1, có tác dụng phòng 6 bệnh tương tự như Infanrix Hexa. Loại vắc xin này được nghiên cứu và phát triển bởi Sanofi Pasteur – một tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học nổi tiếng, trụ sở ở Pháp.

Hexaxim cũng được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và người trưởng thành.

Trong số các loại vắc xin bạch hầu thì 2 vắc xin 6 trong 1 trên hiện đang được nhiều bố mẹ lựa chọn để tiêm cho con nhất.

1.3. Vắc xin bạch hầu 4 trong 1 Tetraxim

Một sản phẩm nữa tích hợp vắc xin bạch hầu là Tetraxim (vắc xin 4 trong 1), xuất xứ từ Pháp. Tetraxim được sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp).

Loại này có tác dụng phòng 4 bệnh truyền nhiễm dễ mắc ở trẻ em là bạch hầu và ho gà, uốn ván, bại liệt. Trẻ từ 2 tháng đến 13 tuổi có thể tiêm Tetraxim theo lịch tiêm chủng.

1.4 Adacel – vắc xin bạch hầu loại 3 trong 1

Nhiều người thắc mắc “chích ngừa TDap là gì” thì TDap chính là viết tắt của 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván mà vắc xin 3 trong 1 Adacel phòng ngừa.

Vắc xin Adacel do hãng Sanofi (Pháp) nghiên cứu, sản xuất và phân phối trên thị trường quốc tế. Vắc xin ngày chứa giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván và kháng nguyên ho gà không tế bào. Nó được bào chế dạng dung dịch tiêm, dùng để tiêm bắp với liều 0,5ml/liều.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm phế quản cấp ở người lớn

Giải đáp: Vắc xin bạch hầu có mấy loại, tiêm rồi có bị nữa không

Vắc xin Adacel nhập khẩu từ Pháp

1.5. Vắc xin 3 trong 1 Boostrix

Đây là một trong các loại vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván người lớn thường lựa chọn để tiêm phòng cho bản thân và cho con.

Vắc xin Boostrix có xuất xứ từ từ Bỉ, do tập đoàn Glaxosmithkline sản xuất. Loại này cũng chứa thành phần tương tự như Adacel, được bào chế dưới dạng hỗn hợp dịch tiêm.

Sản phẩm được chỉ định cho trẻ và người lớn, liều dùng 0,5ml cho 1 lần tiêm duy nhất. Boostrix giúp kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống khuẩn bạch hầu và cả ho gà, uốn ván, độ an toàn cao.

Hai loại vắc xin 3 trong 1 trên đây cũng là sản phẩm được khuyến khích tiêm cho mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ, nhằm tạo kháng thể bảo vệ mẹ và con.

1.6 Vắc xin Td

Đây là loại vắc xin uốn ván, bạch hầu hấp phụ, được khuyến nghị tiêm phòng khi đủ 7 tuổi trở lên. Sản phẩm có tác dụng tạo miễn dịch phòng ngừa hai bệnh bạch hầu và uốn ván. Đây là vắc xin của Việt Nam, được sản xuất bởi Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang.

Ngoài các loại vắc xin bạch hầu dịch vụ nêu trên, còn có vắc xin ComBe Five, SII và DPT được Chính phủ mua và cung cấp miễn phí cho mọi trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Trong đó ComBe Five do Ấn Độ sản xuất, ngừa 5 bệnh, trong đó có bạch hầu. SII cũng được sản xuất tại Ấn Độ từ năm 2009, có tác dụng tương tự ComBe Five. Sản phẩm này được cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ tháng 9 năm 2018. DPT là vắc xin 3 trong 1, phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván hấp phụ.

2. Lịch tiêm vắc xin bạch hầu chuẩn nhất

Tiêm phòng bạch hầu được kết hợp trong mũi tiêm phòng các bệnh như đã nói ở trên. Lịch tiêm phòng được chia theo các độ tuổi như sau:

– Mũi 1: Tiêm khi 2 tháng tuổi.

– Mũi 2: Tiêm khi đủ từ 3 tháng.

– Mũi 3: Tiêm lúc ngoài 4 tháng tuổi.

Giải đáp: Vắc xin bạch hầu có mấy loại, tiêm rồi có bị nữa không

>>>>>Xem thêm: Bị ho chớ chủ quan

Nên tiêm phòng bạch hầu cho trẻ từ 2 tháng tuổi

Các mũi nhắc lại:

– Tiêm nhắc lại lần 1 khi trẻ từ 15 đến 18 tháng, tiêm nhắc lại lần 2 khi trẻ 4 đến 6 tuổi.

– Sau 6 tuổi, cứ mỗi 10 năm nên tiêm nhắc lại 1 lần hoặc tiêm khi có nguy cơ nhiễm cao.

Đối với mẹ bầu, nên tiêm ngừa bạch hầu một liều duy nhất trong khoảng 3 tháng cuối để bảo vệ bản thân và tạo kháng thể cho con.

Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả bảo vệ của vắc xin bạch hầu kéo dài 10 năm và giảm dần công dụng về sau. Nhờ chương trình tiêm chủng, số ca mắc bạch hầu đã giảm rất nhiều. Ở một số nước, đây là bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu ngừng tiêm phòng, bệnh có thể bùng phát trở lại và gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cần duy trì lịch tiêm chủng bạch hầu để bảo vệ cả những người không thể chích ngừa.

3. Giải đáp tiêm ngừa bạch hầu rồi có bị mắc nữa không?

Việc chích ngừa bạch hầu cho hiệu quả bảo vệ trên 95% đối với người tiêm đầy đủ, đúng lịch. Điều đó có nghĩa là một số trường hợp đã tiêm rồi vẫn có thể mắc. Xác suất nhiễm khuẩn bạch hầu sau tiêm là rất thấp. Không có vắc xin nào đem lại hiệu quả phòng bệnh tuyệt đối. Một tỉ lệ nhỏ người đã tiêm vẫn mắc bệnh thường do:

– Khả năng đáp ứng miễn dịch kém, cơ thể không tạo đủ kháng thể sau tiêm.

– Tiêm không đúng lịch, bỏ lỡ mũi tiêm nhắc lại khiến hiệu quả bảo vệ giảm dần.

– Xuất hiện biến chủng mới của vi khuẩn có khả năng chống lại vắc xin.

– Mắc bệnh sau thời gian tiêm ngừa quá lâu, hiệu quả bảo vệ của vắc xin đã giảm nhiều.

Vắc xin bạch hầu không có tác dụng thay thế thuốc điều trị khi mắc bệnh. Nó chỉ có khả năng giúp cơ thể tạo kháng thể trước khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công. Vì vậy, nếu đã mắc bạch hầu, bạn cần điều trị bằng kháng sinh và huyết thanh kháng độc tố.

Phòng tiêm chủng TCI hiện có đầy đủ các loại vắc xin bạch hầu tích hợp trong mũi 6 trong 1, 4 trong 1, 3 trong 1. Mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em, phụ nữ có thai, người lớn tuổi đều có thể tiêm phòng. TCI đảm bảo vắc xin được nhập khẩu chính hãng, bảo quản đúng tiêu chuẩn và tiêm chủng theo quy trình chuẩn Bộ Y tế. Tiêm ngừa bạch hầu – đến TCI!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *