Trước khi tiêm chủng vắc xin thương hàn, chúng ta cần tìm hiểu về các vấn đề: vắc xin thương hàn tiêm khi nào, độ tuổi tiêm như nào là phù hợp, những tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm,…
Bạn đang đọc: Giải đáp: Vắc xin thương hàn tiêm khi nào?
1. Có nên tiêm vắc xin phòng thương hàn cho trẻ em?
1.1. Bệnh lý thương hàn có nguy hiểm không?
Bệnh thương hàn (bệnh sốt thương hàn) là một loại bệnh có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng. Bệnh gây ra do sự tấn công của vi khuẩn thương hàn (salmonellla typhi).
Bệnh thương hàn (bệnh sốt thương hàn) là một loại bệnh có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng
Một số biểu hiện khi mắc bệnh lý thương hàn đó là:
– Hiện tượng trẻ bị sốt cao đột ngột, sốt cao kéo dài.
– Mệt mỏi, mất sức lực kéo dài.
– Hiện tượng đau dạ dày, đau đầu liên tục
– Chán ăn, bỏ ăn xảy ra ở trẻ em.
– Cơ thể bị nổi mẩn, phát ban.
– Huyết áp thấp, mạch đập chậm hơn bình thường.
Nguyên nhân gây bệnh thương hàn xuất phát từ việc môi trường sống, nguồn nước không đảm bảo. Thương hàn cũng hay xuất hiện tại những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm hoặc sau mùa hè, mùa mưa lũ.
Bệnh thương hàn rất nguy hiểm, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Bệnh có khả năng gây truyền nhiễm dạng cấp tính, hoặc gây nhiễm độc tố, nhiễm khuẩn cho toàn cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, thương hàn có thể để lại nhiều tổn thương và biến chứng cho cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa như: xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, biến chứng cho các cơ quan gan, mật,…
1.2. Có nên tiêm vắc xin phòng bệnh thương hàn cho trẻ em hay không?
Theo các con số thống kê, mỗi năm sẽ có khoảng 21 triệu người bị mắc thương hàn. Trong đó, có khoảng 200 nghìn người bị tử vong do mắc thương hàn ở trên khắp thế giới. Do đó, việc tiêm chủng vắc xin thương hàn được đánh giá là một việc làm vô cùng cần thiết, đặc biệt là với đối tượng trẻ em – người có hệ miễn dịch non yếu.
Tiêm chủng đầy đủ vắc xin thương hàn sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus, đồng thời cải thiện hệ thống miễn dịch với dịch bệnh của cơ thể. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin còn giúp ngăn chặn việc lây lan bệnh từ người sang người, từ đó nâng cao chất lượng sức khỏe cho cộng đồng.
2. Tổng quát về những loại vắc xin phòng thương hàn
2.1. Vắc xin thương hàn cần tiêm khi nào là phù hợp?
Tìm hiểu thêm: Thời điểm tiêm phòng ung thư cổ tử cung cho bé gái
Có 2 loại vắc xin phòng thương hàn được sử dụng phổ biến đó là: vắc xin Typhim Vi và vắc xin Typhoid Vi
Hiện nay, tại Việt Nam, có 2 loại vắc xin phòng thương hàn được sử dụng phổ biến đó là: vắc xin Typhim Vi và vắc xin Typhoid Vi. Cả 2 loại vắc xin này đều được sử dụng tiêm vào cơ thể qua đường tiêm bắp.
Một số trường hợp chống chỉ định sử dụng vắc xin thương hàn đó là:
– Những người có tiền sử dị ứng trước đó với các thành phần nào của vắc xin.
– Người mắc các bệnh liên quan đến chứng rối loạn chức năng đông máu, giảm tiểu cầu.
– Trẻ em chưa đủ 2 tuổi cũng không được tiêm chủng vắc xin thương hàn.
– Người đang bị sốt, ho, dị ứng,…
– Phụ nữ nếu đang mang thai cũng cần thận trọng khi tiêm vắc xin thương hàn. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm chủng.
Trả lời cho câu hỏi: Vắc xin thương hàn tiêm khi nào?, theo đó, vắc xin thương hàn sẽ được sử dụng tiêm chủng khi trẻ đủ 2 tuổi trở lên, và người lớn trưởng thành. Tiêm chỉ 1 mũi duy nhất. Sau đó khoảng 3 năm sẽ cần tiêm mũi nhắc lại một lần. Trong trường hợp bạn sinh sống hoặc công tác tại khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao thì nên tiêm chủng theo chỉ định của bác sĩ.
2.2. Những đối tượng cần chú ý tiêm vắc xin thương hàn
Mặc dù vắc xin thương hàn là một trong số những mũi tiêm phòng quan trọng và được khuyến cáo sử dụng rộng rãi, tuy nhiên một số đối tượng sau đây cần chú ý tiêm vắc xin càng sớm càng tốt:
– Những người đi du lịch hoặc tới từ những đất nước khác về Việt Nam.
– Người đang sinh sống, công tác tại những môi trường dễ lây nhiễm, đông đúc như: khu tập thể, trường học, ký túc xá, bệnh viện,…
– Người thường tiếp xúc với những nguồn thực phẩm không an toàn, đảm bảo vệ sinh.
– Người có tiếp xúc gần với mầm bệnh: nhân viên của phòng thí nghiệm.
2.3. Tiêm chủng vắc xin thương hàn có an toàn không?
Cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng thương hàn sẽ có tỉ lệ nhất định sẽ xảy ra các tác dụng phụ. Phản ứng sau tiêm của mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào cơ địa và khả năng đáp ứng vắc xin.
Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm đó là:
– Các phản ứng tại vị trí tiêm: sưng đau, đỏ, chai cứng tại khu vực tiêm chủng.
– Các phản ứng của cơ thể: sốt, mệt mỏi, buồn nôn,…
– Một số phản ứng hiếm khi gặp: phát ban, nổi mẩn, áp xe,..
3. Khi sử dụng vắc xin phòng bệnh thương hàn cần chú ý gì?
>>>>>Xem thêm: Vắc xin VAT và 3 điều quan trọng bạn cần biết
Lựa chọn các đơn vị tiêm chủng uy tín và có quy trình tiêm chủng đạt chuẩn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Cần ghi nhớ một số điều sau để vắc xin thương hàn phát huy tối đa tác dụng phòng bệnh, cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêm chủng:
– Không tiêm chủng vắc xin thương hàn cho đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi hay những trẻ có sức đề kháng kém.
– Vắc xin thương hàn không được sử dụng tiêm qua đường tĩnh mạch mà bắt buộc phải tiêm đường bắp hoặc tiêm dưới da (tùy trường hợp).
– Vắc xin phòng bệnh thương hàn không phòng ngừa được các loại bệnh thương hàn do vi khuẩn Samonella paratyphi tuýp A, B gây ra.
– Bên cạnh việc tiêm chủng vắc xin, cần lưu ý giữ vệ sinh môi trường sống, nơi ở để tránh nhiễm bệnh.
– Khi tiêm vắc xin thương hàn cho những người bị bệnh suy giảm miễn dịch thì có thể sẽ làm giảm tác dụng của vắc xin.
– Theo dõi sức khỏe sau tiêm chủng, đặc biệt là với đối tượng trẻ em. Nếu có bất cứ triệu chứng khác thường nào thì cần đưa trẻ tới bệnh viện để được điều trị.
– Lựa chọn các đơn vị tiêm chủng uy tín và có quy trình tiêm chủng đạt chuẩn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong việc thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng thương hàn. Nếu có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào cần giải đáp, hoặc cần đặt lịch thăm khám với bác sĩ, vui lòng liên hệ tới phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.