Giải đáp vấn đề bọc răng sứ uống bia được không

Hiện tại, bọc sứ là giải pháp toàn diện và hiệu quả nhất để cải thiện nhiều khiếm khuyết của răng. Răng bọc sứ có thể bền hoặc không, tùy thuộc vào việc bạn chăm sóc răng miệng như thế nào. Có một thắc mắc rằng bọc răng sứ uống bia được không? Trong chăm sóc răng miệng sau bọc sứ, đây là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn nằm trong số những người đó, đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI để biết câu trả lời, bạn nhé!

Bạn đang đọc: Giải đáp vấn đề bọc răng sứ uống bia được không

1. Bọc sứ và một số thông tin quan trọng bạn nên biết

1.1. Những khiếm khuyết nào của răng phương pháp bọc sứ có thể giải quyết?

Như đã chia sẻ phía trên, bọc sứ có thể cải thiện toàn diện và hiệu quả nhiều khiếm khuyết của răng. Những khiếm khuyết của răng mà bọc sứ có thể cải thiện được phân loại thành hai nhóm: Nhóm khiếm khuyết bệnh lý và nhóm khiếm khuyết thẩm mỹ.

Giải đáp vấn đề bọc răng sứ uống bia được không

Bọc sứ là giải pháp toàn diện và hiệu quả nhất để cải thiện nhiều khiếm khuyết của răng.

1.1.1. Khiếm khuyết bệnh lý

Những khiếm khuyết bệnh lý của răng phương pháp bọc sứ có thể cải thiện bao gồm:

– Răng bị sứt, mẻ, gãy, vỡ lớn, không thể cải thiện bằng phương pháp hàn, trám răng: Bọc sứ trong trường hợp này có thể bảo tồn tính thẩm mỹ, phục hồi chức năng ăn nhai của răng.

– Răng bị sâu, viêm tủy, chết tủy, mô răng bị yếu và giòn: Bọc sứ trong trường hợp này có thể bảo tồn mô răng thật, phục hồi chức năng ăn nhai.

– Mất một hoặc nhiều răng: Để cải thiện trường hợp này, phương pháp cầu sứ là phương pháp phù hợp nhất.

1.1.2. Khiếm khuyết thẩm mỹ

Những khiếm khuyết thẩm mỹ của răng phương pháp bọc sứ có thể cải thiện bao gồm:

– Răng thưa, ngắn, khấp khểnh;

– Răng hô, móm mức độ vừa và nhẹ;

– Răng xỉn màu, ố vàng không thể cải thiện bằng phương pháp tẩy trắng răng.

1.2. Quy trình bọc sứ bao gồm bao nhiêu bước?

Có tất cả 5 bước trong quy trình bọc sứ. 5 bước đó là:

1.2.1. Thăm khám với chuyên gia

Thăm khám với chuyên gia là bước đầu tiên của quy trình bọc sứ. Trong bước này, bạn sẽ được thăm khám với chuyên gia để xác định tình trạng sức khỏe răng miệng. Sau thăm khám, nếu răng miệng bạn có bệnh lý, chuyên gia sẽ tiến hành điều trị. Nếu không có bệnh lý, chuyên gia sẽ tư vấn các loại răng sứ bạn có thể lựa chọn.

Hiện tại có 4 loại răng sứ là: Răng sứ kim loại, răng sứ titan, răng sứ kim loại quý và răng toàn sứ. Trong đó, răng toàn sứ là loại răng sứ có nhiều ưu điểm nhất và răng sứ kim loại là loại răng sứ có nhiều nhược điểm nhất.

Tìm hiểu thêm: Các chị em phụ nữ đã biết thông vòi trứng như thế nào?

Giải đáp vấn đề bọc răng sứ uống bia được không

Nếu không có bệnh lý, chuyên gia sẽ tư vấn các loại răng sứ bạn có thể lựa chọn.

1.2.2. Mài răng

Bước thứ hai trong quy trình bọc sứ là mài răng. Trong bước này, đầu tiên khách hàng sẽ được gây tê, tiếp theo chuyên gia sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên nghiệp để mài 1 lớp răng mỏng, khoảng 0,6 – 1,2 mm.

1.2.3. Lấy dấu hàm, gửi Labo để thiết kế răng sứ

Sau bước mài răng là bước lấy dấu hàm để thiết kế răng sứ. Sau lấy dấu hàm, để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai trong thời gian chờ đợi răng sứ, chuyên gia sẽ chụp mão tạm thời cho răng của bạn.

1.2.4. Bọc sứ

Khi răng sứ được chế tác xong, chuyên gia sẽ tiến hành chụp chúng lên răng đã mài. Nếu không có dị cảm, răng sứ sẽ được cố định. Nếu có dị cảm, chuyên gia sẽ điều chỉnh cho đến lúc bạn cảm thấy hài lòng.

1.2.5. Thăm khám định kỳ

Cuối cùng, để duy trì tuổi thọ tối đa của răng sứ, chuyên gia sẽ hẹn bạn tái khám định kỳ 6 tháng một lần. Tái khám, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe răng miệng và kịp thời điều trị các bệnh lý phát sinh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của răng sứ.

2. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Bọc răng sứ uống bia được không?

2.1. Không nên uống bia sau bọc răng sứ

Hạn chế sử dụng thức uống có màu là một khuyến cáo quan trọng trong chăm sóc răng sau bọc sứ. Sở dĩ có khuyến cáo này là bởi, thức uống có màu có thể làm răng sứ ố vàng, xỉn màu, mất tính thẩm mỹ.

Thực tế, bia là một thức uống có màu. Uống bia có thể tác động tiêu cực đến chất lượng của răng sứ. Chính vì vậy, bọc răng sứ không nên uống bia.

Giải đáp vấn đề bọc răng sứ uống bia được không

>>>>>Xem thêm: Bị sốt xuất huyết rồi có bị lại nữa không?

Bọc răng sứ không nên uống bia.

2.2. Các khuyến cáo khác trong chăm sóc răng bọc sứ

2.2.1. Đồ ăn thức uống nên và không nên ăn sau bọc răng sứ

– Đồ ăn thức uống nên ăn: Ưu tiên đồ ăn lỏng – lạt – lạnh, như cháo, súp, thực phẩm chế biến theo phương pháp luộc,… và thức uống không màu, không gas, như nước lọc.

– Đồ ăn thức uống không nên ăn, bao gồm: Đồ ăn cứng, dẻo, có màu, có tính acid cao (như hoa quả có múi, kiwi, dâu tây,…), đồ ăn cay, nóng. Thức uống có màu, như bia (đã đề cập phía trên), rượu, trà, nước ngọt,… cũng nên hạn chế.

2.2.2. Cách vệ sinh răng bọc sứ chuẩn xác

– Cách vệ sinh răng tiêu chuẩn:

Bước 1: Súc miệng

Bước 2: Làm ướt bàn chải và lấy vừa đủ kem đánh răng

Bước 3 – Vệ sinh răng cửa: Chải từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới, không chải ngang mà chải tròn hoặc chải dọc với bàn chải đặt ngang, nghiêng một góc 45 độ so với viền nướu. Lực chải nhẹ nhàng.

Bước 4 – Vệ sinh răng hàm: Chải từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài với bàn chải đặt song song mặt nhai của răng. Lực chải nhẹ nhàng.

Bước 5: Súc miệng để loại bỏ kem đánh răng.

– Tần suất vệ sinh răng tiêu chuẩn: 2 – 3 lần một ngày và sau khi ăn ít nhất 30 phút.

– Một số lưu ý khác trong vệ sinh răng: Thời gian đánh răng tiêu chuẩn là từ 2 đến 3 phút. Nên chọn loại bàn chải đánh răng đầu nhỏ, lông mềm. Nên chọn loại kem đánh răng khử khuẩn, làm trắng. Ngoài vệ sinh răng bằng bàn chải và kem đánh răng, nên súc miệng bằng dung dịch khử khuẩn, làm trắng và sử dụng thêm chỉ nha khoa.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi bọc răng sứ uống bia được không là không, sau bọc răng sứ bạn không nên uống bia, do bia là thức uống có màu, tiêu thụ nó làm mão sứ xỉn màu và ố vàng.

Nếu còn băn khoăn về vấn đề bọc răng sứ, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *