Hiện nay, việc xử lý cao răng không còn là điều khó khăn. Thậm chí chúng ta có thể lựa chọn giữa rất nhiều cách thực hiện. Tuy nhiên, có phải tất cả những phương pháp loại bỏ cao răng đều đảm bảo an toàn?
1. Vì sao cần phải thực hiện loại bỏ cao răng?
1.1 Những mảng bám cao răng trong miệng là gì?
Cao răng hay còn được gọi với tên khác là vôi răng. Ban đầu, cao răng là một lớp mảng bám được tạo thành từ vi khuẩn và các cặn thức ăn dư thừa, chất dịch ở trong miệng. Chúng thường tích tụ trên bề mặt răng và gặp nhiều nhất ở các khe hở giữa các răng. Mảng bám sẽ thường có màu trắng hoặc màu vàng nhạt. Khi chúng không được loại bỏ hoàn toàn từ bề mặt răng sẽ cứng lại thành vôi răng.
Bạn đang đọc: Giải đáp về độ an toàn của các phương pháp loại bỏ cao răng
Vôi răng thường khá dễ nhìn thấy bằng mắt thường với màu vàng hoặc nâu. Chúng có thể tích tụ ở nhiều nơi từ trên bề mặt răng, kẽ răng, đường chân nướu, dưới nướu, … Nếu không được loại bỏ kịp thời, cao răng tích tụ, ngày càng dày sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xẩu có sức khỏe và cả tính thẩm mỹ.
Việc loại bỏ cao răng nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh lý có thể xảy ra
1.2 Nguyên nhân cần loại bỏ cao răng
Việc loại bỏ cao răng là một phần quan trọng của chăm sóc răng miệng định kỳ. Nguyên nhân là bởi cao răng nếu không được loại bỏ sớm sẽ gây nhiều nguy hiểm:
– Gây ra những bệnh lý răng miệng: Cao răng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý răng miệng. Điển hình như sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu, … Cụ thể, khi vi khuẩn tích tụ trong cao răng và mảng bám, chúng có thể gây ra sự phá hủy cho cấu trúc của răng và mô nướu.
– Hôi miệng: Cao răng thường đi kèm với việc tích tụ mảng bám và vi khuẩn trên bề mặt răng. Vi khuẩn này phân hủy thức ăn và sản xuất các chất khí có mùi hôi, gây ra mùi hôi từ miệng. Bên cạnh đó, do cao răng có bề mặt thô và khó chải sạch. Điều này sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và tích tụ. Việc loại bỏ cao răng đôi khi có thể khá khó khăn và cần sự can thiệp của nha sĩ.
– Tính thẩm mỹ bị ảnh hưởng: Cao răng và mảng bám có thể làm giảm tính thẩm mỹ răng miệng. Chúng làm mất đi sự trắng sáng tự nhiên của răng và gây ra mảng màu vàng hoặc nâu trên bề mặt răng.
– Ảnh hưởng sức khỏe toàn thân: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết giữa bệnh lý răng miệng và các vấn đề sức khỏe toàn thân. Ví dụ như bệnh tim mạch, tiểu đường và viêm khớp. Vi khuẩn từ cao răng và mảng bám có thể đi vào cơ thể qua hệ thống tuần hoàn và gây ra vấn đề cho sức khỏe nói chung.
2. Những phương pháp loại bỏ cao răng và độ an toàn
2.1 Phương pháp loại bỏ cao răng tại nha khoa
Tìm hiểu thêm: Phương pháp niềng răng Invisalign có đem lại hiệu quả?
Lấy cao răng tại nha khoa được đảm bảo về an toàn, hiệu quả
Việc lấy cao răng tại nha khoa thường có độ an toàn cao. Điều này là nhờ được thực hiện đúng cách, đúng quy trình bởi các chuyên gia nha khoa có kinh nghiệm. Trước khi thực hiện, bác sĩ cần phải thực hiện kiểm tra cẩn thận để chẩn đoán vấn đề và đề xuất phương pháp phù hợp. Bên cạnh đó, việc sử dụng các dụng cụ và trang thiết bị chuyên nghiệp, được bảo dưỡng định kỳ, tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh sẽ giúp đảm bảo an toàn khi thực hiện. Dưới đây là ba phương pháp phổ biến được sử dụng trong tẩy cao răng tại nha khoa:
2.1.1 Tẩy cao răng bằng dụng cụ nha khoa
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để cẩn thận loại bỏ cao răng và mảng bám. Phương pháp này thường được sử dụng cho các trường hợp cao răng nhỏ, không quá nhiều và ở những vị trí không khó xử lý. Sử dụng phương pháp này yêu cầu kỹ thuật chuyên môn và thời gian để loại bỏ hiệu quả. Đặc biệt là với cao răng lớn hoặc mảng bám nhiều độ hiệu quả sẽ không cao.
2.1.2 Tẩy cao răng bằng máy thổi cát
Bác sĩ sẽ sử dụng máy thổi cát để xịt các hạt cát nhỏ lên bề mặt răng. Khi đó, các hạt cát nhỏ giúp loại bỏ cao răng và mảng bám một cách hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, máy thổi cát có thể gây tổn thương cho men răng nếu không được thực hiện cẩn thận. Do đó, phương pháp này cũng không phù hợp cho những người có men răng yếu.
>>>>>Xem thêm: Bọc sứ răng hàm: những điều cần biết
Việc kiểm tra và cạo vôi răng tại nha khoa nên được thực hiện định kỳ, đều đặn
2.1.3 Tẩy cao răng bằng máy siêu âm
Phương pháp này sẽ sử dụng máy siêu âm với đầu dò đặc biệt để phá vỡ và loại bỏ cao răng và mảng bám từ bề mặt răng. Đây là phương pháp được ưa chuộng và sử dụng nhiều hiện nay bởi những ưu điểm vượt trội:
– Máy siêu âm tạo ra sóng siêu âm nhẹ nhàng giúp loại bỏ cao răng mà không làm tổn thương bề mặt răng.
– Thực hiện phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ cao răng và mảng bám.
– Nguy cơ gây đau hay tổn thương cho nướu và răng sẽ được hạn chế tối đa.
Có thể thấy với tẩy cao răng bằng máy siêu âm, những nhược điểm tồn tại ở hai phương pháp nêu trên đều đã được khắc phục.
2.2 Phương pháp loại bỏ cao răng tại nhà
Trên thực tế, có nhiều người vì yếu tố tiện lợi, tiết kiệm thời gian chi phí đã lựa chọn những phương pháp tự lấy cao răng tại nhà. Ví dụ như:
2.2.1 Sử dụng các dụng cụ lấy cao răng tại nhà
Các bộ gỡ cao răng được thiết kế đặc biệt để loại bỏ mảng bám và cao răng tại nhà. Chúng thường đi kèm với hướng dẫn sử dụng chi tiết để người dùng có thể tự thực hiện quy trình.
2.2.2 Sử dụng máy cạo vôi răng tại nhà
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy cạo vôi răng trên thị trường với các tính năng và công nghệ khác nhau. Khi sử dụng máy cạo vôi răng, hãy đảm bảo thực hiện đúng cách và đảm bảo vệ sinh. Nếu không, nhiều nguy cơ có thể xảy ra với sức khỏe răng miệng.
2.2.3 Sử dụng các phương pháp mẹo
Các phương pháp mẹo cạo vôi răng hiện cũng được không ít người sử dụng. Điển hình như việc dùng chanh, muối, dầu oliu, baking soda, …
Trên thực tế, các phương pháp này cơ bản đều có thể đem tới hiệu quả nhất định nhưng không nhiều. Bên cạnh đó, độ an toàn khi tự thực hiện cạo vôi răng cũng không được đảm bảo. Điều này là do người thực hiện không có chuyên môn, kinh nghiệm nên dễ gây tổn thương. Cùng với đó, những phương pháp mẹo cũng chưa được kiểm chứng về độ an toàn, dễ gây kích ứng.
Trên đây là thông tin về các phương pháp tẩy cao răng và độ an toàn khi thực hiện. Có thể thấy, việc lấy vôi răng tại nhà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, để đảm bảo an toàn, hiệu quả hơn, chúng ta nên ưu tiên thực hiện tại nha khoa. Cùng với đó, việc kiểm tra, lấy cao răng định kỳ cần lưu ý thực hiện 2 lần/năm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.