Giải đáp về việc chị em có nên dùng thuốc giảm đau bụng kinh

Mỗi khi tới tháng, nhiều chị em phải “vật lộn” với nhiều vấn đề sức khỏe kèm theo như: mệt mỏi, táo bón, cảm xúc thất thường,… Trong đó đau bụng kinh là tình trạng hay gặp nhất. Nhiều trường hợp chị em bị đau dữ dội nên muốn tìm đến thuốc để giảm bớt phần nào. Nhưng có thật sự cần dùng đến thuốc giảm đau bụng kinh khi tới tháng hay không? Có cách nào để giảm bớt cơn đau bụng kinh mà không cần dùng thuốc hay không?

Bạn đang đọc: Giải đáp về việc chị em có nên dùng thuốc giảm đau bụng kinh

1. Đau bụng kinh – Nỗi ám ảnh của chị em trong ngày đèn đỏ

Đau bụng kinh là những cơn co thắt, đau quặn ở vùng bụng dưới, thường xuất hiện ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt. Đây là một triệu chứng phổ biến khi nữ giới tới kỳ.

Cơn đau bụng kinh thường gây khó chịu, mệt mỏi cho chị em. Một số trường hợp bị đau bụng kinh dữ dội, không thể tập trung làm việc hay các hoạt động khác trong vài ngày.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh bao gồm:

– Chị em không có thói quen uống nhiều nước, ăn nhiều đồ lạnh.

– Vận động mạnh, chạy nhảy liên tục hoặc ngồi ì một chỗ trong kỳ kinh nguyệt cũng khiến chị em bị đau bụng kinh.

– Cổ tử cung quá hẹp nên kinh nguyệt khó lưu thông ra ngoài.

– Sự gia tăng bất thường progesterone và gia tăng prostaglandin trong máu tác động đến cơ tử cung nên gây đau bụng kinh.

– Tử cung co thắt bất thường.

– Vị trí của tử cun lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu kinh và gây đau bụng khi hành kinh.

– Chị em mắc bệnh phụ khoa: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung, viêm vùng chậu,…

Giải đáp về việc chị em có nên dùng thuốc giảm đau bụng kinh

Nhiều chị em muốn giảm cơn đau bụng kinh nên đã tìm đến thuốc

2. Có nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh hay không?

Chị em nào bị đau bụng kinh dữ dội, gần như không thể chịu được thì có thể dùng thuốc giảm đau bụng kinh để cải thiện trong những ngày đèn đỏ.

Như đã nói ở trên, dư thừa prostaglandin là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh. Do đó, các thuốc làm giảm lượng prostaglandin sẽ hữu ích trong việc cải thiện cơn đau cho chị em. Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh phổ biến như là:

– Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID): Có tác dụng ngăn cơ thể sản xuất prostaglandin giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây kích ứng dạ dày và tương tác với các loại thuốc khác nên chị em cần thận trọng sử dụng. Để biết mình có hợp sử dụng nhóm thuốc này không thì chị em cần tới tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

– Thuốc giảm đau: Chứa thành phần hoạt chất paracetamol sẽ giúp chị em cảm thấy bớt đau bụng hơn trong kỳ kinh nguyệt.

– Thuốc tránh thai: Ngoài công dụng tránh thai thì nhóm thuốc này cũng có tác dụng làm giảm cơn đau bụng kinh. Vì thuốc hoạt động bằng ách ngăn cản sự rụng trứng nên cũng ngăn chặn sự phát triển của niêm mạc tử cung. Do đó lượng prostaglandin cũng giảm đi.

3. Các biện pháp hỗ trợ giảm đau bụng kinh không cần dùng thuốc

3.1. Chườm ấm

Chườm ấm là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả tại nhà mà không cần dùng thuốc. Các chị em có thể sử dụng túi chườm ấm, miếng dán chuyên dụng,… đặt lên vị trí vùng bụng dưới khoảng 5-10 phút. Khi nào cơn đau bụng giảm bớt, thấy dễ chịu hơn thì có thể bỏ ra.

Lưu ý không nên dùng túi chườm quá nóng vì có thể gây bỏng da.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Tobramycin: Công dụng và liều dùng với mỗi trường hợp

Giải đáp về việc chị em có nên dùng thuốc giảm đau bụng kinh

Chườm ấm là cách giảm cơn đau bụng kinh khá hiệu quả và dễ thực hiện tại nhà

3.2. Lưu ý tới chế độ ăn

Vào những ngày đèn đỏ, chị em nên bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để bồi bổ sức khỏe. Có thể kể đến như:

– Trái cây

– Rau củ

– Các loại đậu

– Socola đen

– Sữa chua

– Cá

– Gừng

– Thịt gà

Bên cạnh đó cần tránh các loại thực phẩm, đồ uống sau nếu không tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn:

– Thịt đỏ

– Rượu bia

– Cà phê

– Thức ăn quá cay nóng

3.3. Dành thời gian nghỉ ngơi mà không cần dùng thuốc giảm đau bụng kinh

Làm việc, hoạt động liên tục mà không có thời gian nghỉ ngơi sẽ là “viễn cảnh” đáng sợ của các chị em khi đến tháng. Hơn nữa, khi thể trạng không đảm bảo thì kết quả làm việc sẽ không đạt được như mong muốn. Điều này ít nhiều khiến chị em càng thêm căng thẳng, bực dọc và khó chịu.

Thay vào đó, chị em nên ưu tiên cho việc dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Làm việc trong khả năng cho phép, không ép buộc bản thân phải làm tất cả mọi thứ cùng một lúc. Hãy đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc với một trạng thái thả lỏng thì tình trạng đau bụng kinh cũng sẽ giảm đáng kể.

3.4. Vận động hoặc tập các bài nhẹ nhàng

Nhiều chị em lầm tưởng vào những ngày đèn đỏ thì không nên vận động nhiều. Nhưng thực tế, việc ngồi, nằm một chỗ không giúp cải thiện cơn đau. Thay vào đó, chị em nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức sẽ giúp xoa dịu cơn đau hiệu quả.

Các bài tập kéo dãn vùng lưng dưới, cơ bụng nhẹ nhàng sẽ giúp lưu thông khí huyết tốt hơn. Đồng thời giúp giải phóng endorphin – một chất giảm đau tự nhiên, hỗ trợ giảm mệt mỏi, khó chịu mà không cần dùng tới thuốc giảm đau bụng kinh.

Giải đáp về việc chị em có nên dùng thuốc giảm đau bụng kinh

>>>>>Xem thêm: Thuốc điều trị các bệnh lý thần kinh Neutri Fore

Vào những ngày đèn đỏ nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức để cải thiện cơn đau bụng kinh cũng như giảm mệt mỏi và các triệu chứng khác do kỳ kinh nguyệt gây ra

3.5. Massage bụng dưới đạt hiệu quả tốt mà không cần dùng thuốc giảm đau bụng kinh

Một phương pháp giảm đau bụng kinh tại nhà khác mà chị em có thể áp dụng là làm ấm hai tay và massage vùng bụng dưới. Nên massage thật nhẹ nhàng trong vòng 5-10 phút. Việc này sẽ giúp giãn vùng cơ bụng đang căng cứng, từ đó giảm cơn co thắt tử cung hiệu quả.

Đau bụng kinh là triệu chứng bình thường mà chị em có thể gặp phải khi đến tháng. Nếu đã áp dụng hết các phương pháp giảm đau bụng kinh tại nhà mà không đỡ thì chị em nên tới bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ xem thuốc giảm đau bụng kinh nào phù hợp với mình. Tham vấn với bác sĩ trước khi dùng thuốc sẽ giúp chị em tránh được những rủi ro không mong muốn, biết được cách dùng thuốc một cách an toàn và hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *