Tiêm ngừa uốn ván bao nhiêu mũi là một câu hỏi quan trọng mà nhiều người quan tâm khi có nhu cầu tiêm phòng, bảo vệ sức khỏe mình và gia đình khỏi căn bệnh uốn ván nguy hiểm. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn nắm được phác đồ tiêm uốn ván cho từng loại vắc xin và đối tượng.
Bạn đang đọc: Giải đáp về việc tiêm ngừa uốn ván cần tiêm bao nhiêu mũi
1. Giới thiệu về tiêm ngừa uốn ván
Bệnh uốn ván là một bệnh nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn có tên Clostridium tetani. Nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn này thường xảy khi cơ thể có vết thương, vết cắt, hay các vết nứt da mà vi khuẩn có thể xâm nhập vào. Khi vi khuẩn xâm nhập, chúng sẽ sản xuất ra độc tố gây ra các triệu chứng như co giật, co cứng cơ và có thể gây tử vong.
Việc tiêm uốn ván giúp cơ thể sản xuất kháng thể chống lại độc tố của vi khuẩn uốn ván, tạo nền miễn dịch vững chắc để ngăn nguy cơ nhiễm trùng và mắc bệnh.
Tiêm uốn ván giúp cơ thể sản xuất kháng thể chống lại độc tố của vi khuẩn uốn ván, tạo nền miễn dịch vững
Dưới tầm quan trọng của việc tiêm ngừa uốn ván, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đi tiêm phòng để tạo nền miễn dịch mạnh mẽ, đặc biệt là nhóm đối tượng có nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, trẻ em, người làm ở công trường, người làm nông,….
2. Tiêm ngừa uốn ván bao nhiêu mũi là đủ?
Tiêm ngừa uốn ván bao nhiêu mũi là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi có nhu cầu tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe.
Tiêm ngừa uốn ván bao nhiêu mũi là câu hỏi nhiều người quan tâm
Số lần tiêm vắc xin uốn ván có thể sẽ khác nhau tùy theo loại vắc xin và đối tượng tiêm. Dưới đây là một tóm tắt về số lượng mũi tiêm cho một số loại vắc xin uốn ván phổ biến.
1. Vắc xin 6 trong 1 loại Infanrix Hexa
Đây là loại vắc xin phối hợp bảo vệ trẻ khỏi 6 bệnh bao gồm uốn ván, bạch hầu, ho gà, bại liệt, viêm gan B và các bệnh gây ra do Haemophilus influenzae týp B (Hib). Đối tượng tiêm là trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 2 tuổi, tuy nhiên để phù hợp với lịch tiêm chủng quốc gia, có thể tiêm mũi đầu tiên cho trẻ từ khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Lịch tiêm gồm 4 mũi.
– Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: Sau 1 tháng từ mũi 1.
– Mũi 3: Sau 1 tháng từ mũi 2.
– Mũi 4: Cách mũi 3 là 1 năm (hoặc ít nhất 6 tháng nếu trẻ ≥ 12 tháng khi tiêm mũi 3).
2. Vắc xin 6 trong 1 – Hexaxim
Tương tự như Infanrix Hexa, vắc xin này cũng bảo vệ trẻ khỏi 6 loại bệnh nguy hiểm. Đối tượng tiêm tương tự với vắc xin Infanrix Hexa. Lịch tiêm gồm 4 mũi.
– Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: Sau 1 tháng từ mũi 1.
– Mũi 3: Sau 1 tháng từ mũi 2.
– Mũi 4: Cách mũi 3 là 1 năm (hoặc ít nhất 6 tháng nếu trẻ ≥ 12 tháng khi tiêm mũi 3).
3. Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim
Bảo vệ trẻ khỏi 5 bệnh bao gồm uốn ván, bạch hầu, ho gà, bại liệt và các bệnh viêm phổi do H.Influenzae týp B (Hib). Đối tượng trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi. Lịch tiêm gồm 4 mũi.
– Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
– Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2.
– Mũi 4: 1 năm sau mũi 3.
4. Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim
Bảo vệ trẻ khỏi 4 bệnh quan trọng gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt. Đối tượng là trẻ từ 2 tháng đến 13 tuổi. Loại vắc xin này thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
Tìm hiểu thêm: Uống bia trước khi tiêm vắc-xin: Lý giải tại sao bạn không nên
Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim
– Tiêm cơ bản cho trẻ lớn hơn 2 tuổi mới bắt đầu tiêm vì trước đó khi nhỏ hơn 2 tuổi trẻ không được tiêm vắc xin.
– Tiêm nhắc lần 2 hay còn gọi là mũi 5 khi trẻ được 4-6 tuổi, sau khi trẻ đã tiêm hết các mũi cơ bản lúc trẻ nhỏ hơn 4 tuổi hoặc không rõ lịch sử tiêm.
Số mũi tiêm của vắc xin này phụ thuộc vào lịch tiêm chủng cụ thể của trẻ. Cụ thể:
– Với trẻ chưa tiêm các mũi vắc xin cơ bản: Tiêm theo lịch 0-1-2 tháng hoặc 0-1-6 tháng (sau mũi đầu tiên).
– Với trẻ đã tiêm các mũi cơ bản: Tiêm 1 mũi sau mũi thứ 4: 04 năm (thường từ lúc trẻ 4- 6 tuổi).
5. Vắc xin 3 trong 1 Adacel
Vắc xin này bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi 3 bệnh chính đó là uốn ván, bạch hầu và ho gà. Đối tượng tiêm là trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn đến 64 tuổi. Lịch tiêm khác nhau tùy theo tình trạng tiêm ngừa trước đó và độ tuổi.
– Trẻ em từ 04 tuổi trở lên tiêm nhắc lại.
– Phụ nữ tiền mang thai tiêm nhắc.
– Phụ nữ có thai ở 03 tháng giữa hoặc 03 tháng cuối tiêm nhắc.
– Đối tượng bị thương tiêm nhắc hoặc tiêm cơ bản theo lịch 0-1-6 tháng sau mũi tiêm đầu tiên.
– Người lớn chủ động tiêm phòng tiêm nhắc hoặc tiêm cơ bản (lịch 0-1-6 tháng sau mũi tiêm đầu tiên).
* Nếu tiêm nhắc, mũi tiêm nhắc cần cách mũi cuối cùng tối thiểu 04 tuần.
6. Vắc xin uốn ván, bạch hầu hấp phụ (hay vắc xin Td)
Vắc xin này có khả năng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến uốn ván và bạch hầu, được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 7 tuổi trở lên. Lịch tiêm cụ thể như sau:
* Trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn chưa từng tiêm vắc xin chứa thành phần uốn ván – bạch hầu hoặc chưa rõ lịch sử tiêm.
– Mũi 1: Tiêm lần đầu.
– Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1
– Mũi 3: 6 tháng sau mũi 2. Sau đó, tiêm liều nhắc cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước.
* Trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn đã tiêm đủ 4 mũi cơ bản vắc xin 6in1/5in1/4in1:
– Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên.
– Tiêm liều nhắc Td tiếp theo cách tối thiểu 10 năm so với mũi tiêm trước.
7. Vắc xin uốn ván hấp phụ (TT)
Vắc xin giúp tạo miễn dịch chủ động để phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ và trẻ em. Lịch tiêm tùy thuộc vào tình trạng tiêm ngừa trước đó và lịch sử tiêm.
Vắc xin uốn ván hấp phụ (TT)
* Với đối tượng chưa được tiêm vắc xin có kháng nguyên uốn ván bao giờ:
– Mũi 1: Tiêm mũi đầu tiên.
– Mũi 2: Sau 4 tuần kể từ mũi 1.
– Mũi 3: Sau 6 tháng từ khi tiêm mũi 2.
– Mũi 4: Sau 1 năm kể từ mũi 3.
– Mũi 5: Sau 1 năm kể từ mũi 4.
* Với đối tượng bị thương:
– Nếu đã tiêm các mũi vắc xin cơ bản có thành phần phòng uốn ván: Tiêm nhắc 01 mũi và không tiêm SAT.
– Nếu chưa tiêm các mũi vắc xin cơ bản phòng uốn ván: Tiêm theo lịch cơ bản trên và tiêm SAT cùng ngày tiêm mũi 1.
* Với phụ nữ có thai:
– Có thai lần đầu tiên: Nếu chưa tiêm các mũi vắc xin phòng uốn ván cơ bản hoặc chưa tiêm nhắc lại. Tiêm 02 mũi cách nhau 04 tuần, mũi 2 trước khi sinh ít nhất 01 tháng. Nếu đã tiêm hết các mũi vắc xin uốn ván cơ bản và đã nhắc lại vắc xin phòng uốn ván trước khi mang thai, tiêm 01 mũi trước khi sinh ít nhất 01 tháng.
– Mỗi lần có thai sau: Tiêm nhắc 01 mũi. Không cần quan tâm đến khoảng cách các lần có thai và mũi tiêm cũng cần trước khi sinh ít nhất 01 tháng.
7. Vắc xin uốn ván huyết thanh (SAT)
Đây là sản phẩm để dự phòng uốn ván cho người lớn và trẻ em khi có nguy cơ bị nhiễm bệnh uốn ván. Tiêm khi bị có vềt thương hở. Cụ thể:
– Vết thương sạch, nhỏ: tiêm nhắc 01 mũi vắc xin uốn ván, không tiêm SAT
– Vết thương lớn, sạch, có nguy cơ nhiễm uốn ván: Nếu tiêm chủng đầy đủ = 10 năm hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, tiêm 01 mũi vắc xin uốn ván + tiêm SAT 250IU (tay đối diện).
– Vết thương nguy cơ nhiễm uốn ván, đến trễ, cắt lọc chưa hết mô hoại tử: Nếu tiêm chủng đầy đủ = 10 năm hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, tiêm 01 mũi vắc xin uốn ván + tiêm SAT 500IU (tay đối điện) + điều trị kháng sinh.
Lưu ý rằng, lịch trình tiêm và số lượng mũi thay đổi theo độ tuổi và lịch sử tiêm phòng. Để biết rõ lịch tiêm và liều lượng cụ thể, bạn nên đến các trung tâm tiêm chủng uy tín để được tư vấn với bác sĩ.
3. Lưu ý khi đi tiêm các mũi uốn ván
Khi bạn chuẩn bị đi tiêm phòng uốn ván hoặc bất kỳ loại vắc xin nào khác, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên tuân theo để đảm bảo tiêm ngừa hiệu quả và an toàn.
– Trước khi đi tiêm, hãy thảo luận với bác sĩ về lịch tiêm, số lượng mũi, loại vắc xin và bất kỳ vấn đề sức khỏe nào bạn đang gặp phải. Nếu bạn đang bị sốt, cảm lạnh hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi tiêm.
>>>>>Xem thêm: Phản ứng sau tiêm vacxin 6in1 của Bỉ bố mẹ cần lưu ý
Hãy thảo luận với bác sĩ tất cả các vấn đề cần thiết
– Nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, hãy thông báo cho bác sĩ. Dị ứng nghiêm trọng với một số thành phần vắc xin có thể gây ra phản ứng nguy hiểm.
– Nếu bạn đã tiêm phòng uốn ván trước đó hoặc tiêm các loại vắc xin khác, hãy kiểm tra lịch sử tiêm và báo cho bác sĩ để họ có thể đề xuất lịch tiêm phù hợp.
– Sau khi tiêm, bạn nên ở lại trong khoảng thời gian 30 phút để theo dõi phản ứng ngay sau tiêm. Nếu có phản ứng nghiêm trọng như phát ban, khó thở hoặc sưng vùng tiêm, bạn cần thông báo ngay cho nhân viên y tế.
– Đảm bảo bạn tuân thủ lịch trình tiêm nhắc nhở để đảm bảo tạo được miễn dịch vững chắc.
Lưu ý rằng hãy luôn tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và nhân viên y tế để đảm bảo tiêm ngừa an toàn và hiệu quả. Để biết thông tin chi tiết nhất về tiêm ngừa uốn ván bao nhiêu mũi, bạn có thể liên hệ phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.