Viêm đường tiết niệu gây đau lưng nếu tình trạng viêm nhiễm đã tiến triển đến thận. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh có diễn tiến âm thầm hoặc bắt đầu bằng nhiều triệu chứng về rối loạn tiểu tiện.
Bạn đang đọc: [Giải đáp] Viêm đường tiết niệu gây đau lưng không?
1. Viêm đường tiết niệu và triệu chứng đau lưng
1. 1. Giải đáp viêm đường tiết niệu có gây đau lưng không?
Đau lưng là một trong những dấu hiệu nghi ngờ mắc viêm đường tiết niệu. Mặc dù vậy đây không phải là triệu chứng điển hình của bệnh bởi có nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến đau lưng như sỏi thận, suy giảm chức năng thận, bệnh hoạt tinh ở nam giới,…
Trường hợp người bệnh bị đau lưng do viêm đường tiết niệu thì chứng tỏ tình trạng viêm nhiễm đã diễn tiến đến thận. Khi thận bị nhiễm trùng, ứ nước hay áp xe thì vùng lưng sẽ bị đau.
Viêm đường tiết niệu gây đau lưng khi tình trạng viêm nhiễm đã tiết triển đến thận.
Ngoài đau lưng, người bệnh bị viêm đường tiết niệu có thể mắc kèm một số triệu chứng sau:
– Rối loạn tiểu tiện: người bệnh đi tiểu liên tục (tiểu rắt), hoặc cảm thấy đau buốt như kim châm (tiểu buốt).
– Màu sắc nước tiểu bất thường, có màu vàng đục hoặc đen lẫn máu và mủ kèm theo mùi khai nồng khó chịu.
– Quan hệ tình dục gây cảm giác đau rát, khó chịu. Nam giới tiết dịch và có màu bất thường ở phần đầu dương vật. Nữ giới thấy khí hư ra nhiều và có mùi hôi tanh.
– Triệu chứng khác: sốt, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn và nôn.
1.2. Làm gì khi viêm đường tiết niệu gây đau lưng?
Đi khám với bác sĩ càng sớm càng tốt. Để có thể chẩn đoán chính xác, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như xét nghiệm nước tiểu, nuôi cấy vi khuẩn, nội soi bàng quang…
2. Viêm đường tiết niệu là gì?
Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm do các vi khuẩn, vi nấm tấn công và gây bệnh tại các cơ quan của hệ tiết niệu. Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu – chiếm đến 80%. Bệnh có thể xảy cả ở cả nam giới và nữ giới mà không phân biệt độ tuổi nào. Tuy nhiên, theo thống kê, tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu ở nữ giới cao hơn gấp 5 lần so với nam giới.
Bệnh được chia thành 2 giai đoạn là viêm đường tiết niệu cấp tính và viêm đường tiết niệu mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính, nếu người bệnh không điều trị kịp thời hoặc điều trị không dứt điểm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính gây khó khăn trong việc chữa trị sau này.
Tìm hiểu thêm: [Tổng hợp] Các phương pháp nội soi lấy sỏi đường tiết niệu
Vi khuẩn E.coli là tác nhân chính gây viêm đường tiết niệu
3. Yếu tố nguy cơ gây bệnh
Nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn nếu mọi người có những thói quen dưới đây:
– Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục với người đang bị viêm tiết niệu sẽ có nguy cơ lây bệnh. Trong quá trình quan hệ, vi khuẩn gây bệnh sẽ di chuyển từ người bệnh qua bộ phận sinh dục đến sang đối phương dẫn đến viêm tiết niệu.
– Thường xuyên nhịn tiểu: Trong nước tiểu luôn có sẵn các vi khuẩn gây bệnh. Việc nhịn tiểu sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nhân lên nhanh chóng và tấn công vào niêm mạc tiết niệu gây viêm.
– Vệ sinh cá nhân không đúng cách: Vệ sinh cá nhân sau khi đi vệ sinh sai cách cũng điều kiện cho vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo và gây bệnh. Đặc biệt đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, máu kinh là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nếu vệ sinh không sạch hay không thay băng vệ sinh thường xuyên sẽ rất dễ dẫn đến viêm đường tiết niệu.
– Một số yếu tố khác: người bệnh đang mắc các bệnh lý về đường tiết niệu (sỏi đường tiết niệu, suy thận, trào ngược bàng quang-niệu quản, hẹp bể thận,..) hoặc người bệnh hệ miễn dịch kém (trẻ em, người bệnh đái tháo đường, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch)…
4. Biến chứng viêm đường tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản: do đường tiết niệu nằm gần với cơ quan sinh sản, đặc biệt ở nam giới, niệu đạo cũng là cơ quan sinh dục. Cho nên vi khuẩn rất dễ di chuyển đến các cơ quan xung quanh gây tắc buồng trứng hay ung thư tuyến tiền liệt. Từ đó, có thể dẫn đến hiếm muộn, vô sinh và nhiều bệnh phụ khoa khác.
– Suy giảm chức năng sinh lý: Cảm giác đau rát, khó chịu do bệnh sẽ làm khoái cảm, chức năng sinh lý ở cả nam và nữ. Điều này khiến cả hai sợ quan hệ, thậm chí lãnh cảm, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
– Suy thận: Vi khuẩn có khả năng lội ngược dòng tấn công lên thận và gây tổn thương toàn bộ hệ thống thận, sung huyết vùng viêm mạc xung quanh làm suy giảm chức năng thận.
– Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng nghiêm trọng và gây tử vong cao. Nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần khiến vi khuẩn có cơ hội đi vào máu gây nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
5. Điều trị viêm đường tiết niệu
Điều trị viêm đường tiết niệu dựa trên nguyên tắc loại trừ nguyên nhân và làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và làm một số xét nghiệm để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng của bệnh Từ đó lựa chọn loại kháng sinh phù hợp theo kháng sinh đồ.
Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình từ 5-7 ngày đối với trường hợp viêm nhiễm đơn thuần và từ 10-14 ngày đến với trường hợp nặng, hay tái phát. Với những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh theo đường tĩnh mạch vài ngày rồi mới chuyển sang đường uống.
Những loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm đường tiết niệu là: cephalosporin thế hệ 3, Fosfomycin, nitrofurantoin,..
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tại các nhà thuốc hay sử dụng lại đơn thuốc cũ, thời gian sử dụng kháng sinh cần đủ liều, đủ ngày. Để tránh trường hợp không điều trị đúng tác nhân gây bệnh, khiến bệnh nặng thêm và gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Lưu ý: thông tin về các loại thuốc điều trị nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám cụ thể với bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không mua thuốc vể sử dụng khi không có chỉ định.
>>>>>Xem thêm: Sỏi niệu quản dưới điều trị như thế nào?cần quan tâm điều gì
Kháng sinh là phác đồ chính trong điều trị viêm đường tiết niệu
6. Biện pháp phòng tránh viêm đường tiết niệu
– Uống đủ nước mỗi ngày (nước lọc, nước hoa quản..) để hệ tiết niệu hoạt động tốt hơn. Thận tăng bài tiết nước tiểu giúp đào thải vi khuẩn và nội độc tố ra ngoài.
– Vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ sau khi đi đại tiện, tiểu tiện. Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ và vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ.
– Đi tiểu khi có nhu cầu, tránh để ứ đọng nước tiểu lâu trong bàng quang, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ và khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào của bệnh cần thăm khám sớm và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng viêm đường tiết niệu gây đau lưng. Viêm đường tiết niệu nếu không điều trị sớm sẽ gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và gây nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ, bạn cần sớm đi thăm khám và chữa trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.