Viêm gan B là căn bệnh lây nhiễm đáng sợ với tốc độ nhanh chóng. Ba con đường lây nhiễm chính của bệnh là: Qua đường máu, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên virus cũng có thể lây bệnh qua con đường khác với tỷ lệ thấp hơn. Vậy viêm gan B lây qua đường nước bọt không?
Bạn đang đọc: Giải đáp viêm gan B lây qua đường nước bọt không?
1. Các con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh viêm gan B
Viêm gan B vẫn luôn là mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe của mọi người trên toàn Thế giới. Mỗi năm có tới hàng trăm nghìn ca bệnh mới. Tất cả mọi người dù già hay trẻ đều có nguy cơ mắc bệnh. Sở dĩ virus viêm gan B có thể lây lan nhiều như vậy là do qua 3 con đường chính:
1.1 Lây qua đường máu
Virus HBV tồn tại rất nhiều trong máu của người nhiễm bệnh. Khi người khỏe mạnh tiếp xúc với máu của người bệnh mà không có biện pháp phòng ngừa sẽ có khả năng lây nhiễm cao. Virus dễ xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở. Các vật dụng cá nhân như: Kim tiêm, cắt móng tay,…cũng có thể truyền bệnh. Virus có khả năng tồn tại trong máu khô và ở môi trường bên ngoài trong thời gian dài. Với tính chất này của virus càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
1.2 Viêm gan B lây qua đường nước bọt không? Bệnh lây qua đường tình dục
Virus HBV xuất hiện trong dịch tiết như: Tinh trùng hoặc dịch âm đạo. Khi quan hệ tình dục không an toàn, virus có thể thông qua các vết xước trên người để thâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó, việc sử dụng các dụng cụ tình dục không đảm bảo vệ sinh cũng làm tăng nguy cơ truyền bệnh. Tình dục đồng giới và tình dục khác giới đều có khả năng lây bệnh như nhau. Đặc biệt tỷ lệ nam giới truyền bệnh cho nữ giới sẽ cao hơn tỷ lệ nữ giới truyền bệnh ngược lại.
1.3 Đường truyền từ mẹ sang con
Phải có tới 95% trẻ sơ sinh sẽ bị nhiễm viêm gan B từ mẹ. Lý do vì trong máu của người mẹ bị bệnh có chứa rất nhiều virus HBV. Bào thai lớn lên nhờ được nuôi dưỡng bằng máu của người mẹ. Đồng nghĩa với việc lượng lớn virus sẽ truyền từ mẹ sang con. Khi bé trưởng thành những virus này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tỷ lệ bé mắc bệnh càng cao vào những tháng cuối thai kỳ và sau khi sinh nếu không có biện pháp bảo vệ. Người mẹ khi có ý định mang thai nên xét nghiệm kiểm tra viêm gan B để nắm được tình hình sức khỏe.
Viêm gan B chủ yếu lây qua đường máu
2. Trả lời cho câu hỏi “Viêm gan B lây qua đường nước bọt không?”
Sau khi tìm hiểu về các con đường lây nhiễm của virus viêm gan B, nhiều người cho rằng virus có thể tồn tại trong các loại dịch tiết vì vậy sẽ truyền bệnh qua nước bọt. Việc tiếp xúc nói chuyện với người bị viêm gan B sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh. Vậy thì viêm gan B lây qua đường nước bọt không? Mật độ virus tồn tai trong nước bọt chỉ chiếm số lượng 1-2%. Vì vậy câu trả lời ở đây là có thể lây bệnh nhưng với tỷ lệ xác suất vô cùng thấp. Tuy nhiên khi người bệnh có các vấn đề về răng miệng như: xước, loét, viêm lợi, chảy máu chân răng thì sẽ dễ lây cho người khác nếu tiếp xúc.
Viêm gan B lây qua đường nước bọt không? Khả năng lây bệnh là vô cùng thấp
3. Cần làm gì khi bị nhiễm viêm gan B
Nếu không may mắc bệnh, người bệnh cần nhanh chóng tới các gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn và phác đồ điều trị phù hợp.
– Hiện nay chưa có loại thuốc điều trị viêm gan B triệt để. Bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc kháng virus nhằm ức chế sự phát triển của chúng. Các loại thuốc thường dùng phải kể đến như: Polycytidylic, Interferon, vidarabi, ribavirin, cid polyinosinuc. Bên cạnh đó có thể kết hợp với các thuốc điều tiết miễn dịnh. Bài thuốc Đông Tây ý kết hợp cần thêm sự tư vấn của bác sĩ chuyên ngành.
– Bổ sung ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Đặc biệt mỗi bữa ăn không thể thiếu protein và chất xơ.
– Tránh xa các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như: Rượu bia, cafe, trà,…
– Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể không bị suy nhược, stress kéo dài.
Tìm hiểu thêm: Top thực phẩm gây hại hàng đầu cho gan
Người bệnh sẽ uống một số loại thuốc giúp cơ thể kháng lại virus
4. Hướng dẫn ngăn chặn lây nhiễm viêm gan B hiệu quả
Hiểu rõ viêm gan B lây qua đường nước bọt không và các con đường lây lan của chúng giúp mọi người chủ động bảo vệ bản thân và cộng đồng. Trách nhiệm này không chỉ thuộc về người bệnh mà còn là của tất cả chúng ta.
4.1 Tiêm vaccine
Tiêm vaccine ngừa viêm gan B đầy đủ. Đúng thời gian quy định để thuốc có thể phát huy tối đa tác dụng. Trẻ sơ sinh được khuyến cáo tiêm vaccine trong vòng 24h sau sinh và tiêm nhắc lại ở những tháng đầu đời. Trẻ em và thanh niên dưới 18 tuổi nếu sống ở các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao cũng cần được tiêm vaccine. Đặc biệt những đối tượng là nhân viên y tế, người thường xuyên tiếp xúc với máu và các sản phẩm máu cần được tiêm chủng càng sớm càng tốt.
4.2 Viêm gan B lây qua đường nước bọt không? Các biện pháp phòng bệnh khác
– Chung thủy, chỉ quan hệ tình dục với vợ/ chồng và người yêu của mình. Tuyệt đối không quan hệ với nhiều bạn tình một lúc.
– Luôn luôn sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục với người đồng giới và khác giới
– Thăm khám bệnh định kỳ để xét nghiệm máu giúp phát hiện virus viêm gan B
– Khi biết viêm gan B lây qua đường nước bọt không ta hiểu rằng không nên hôn nhau nếu một trong 2 người đang mắc bệnh. Dù tỷ lệ truyền bệnh qua nước bọt khá thấp nhưng không phải không thể xảy ra.
– Tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm với bất cứ ai.
– Chỉ nên sử dụng các đồ dùng cá nhân của riêng mình. Bạn không nên chung đụng các đồ như: Bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng tay,…
– Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với vết thương hở của người đang bị bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.
– Những người thường xuyên làm việc hay tiếp xúc với các vật phẩm từ máu nên nhớ sử dụng các biện pháp bảo vệ bản thân.
>>>>>Xem thêm: Hình dạng của sán lá gan và quá trình gây bệnh
Tiêm vaccin là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh
Khi hiểu rõ viêm gan B lây qua đường nước bọt không thì bạn có thể yên tâm sống chung với những người mắc bệnh bình thường. Đừng vì họ mắc bệnh mà xa lánh tạo thêm áp lực cho người bệnh. Tâm trạng tốt và sức khỏe được cải thiện sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị của người nhiễm viêm gan B.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.