GIẢI ĐÁP: Viêm lợi không nên ăn gì, nên ăn gì?

Viêm lợi là bệnh lý nha khoa phổ biến do thói quen ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng không kỹ. Để điều trị dứt điểm viêm lợi, chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Vậy viêm lợi không nên ăn gì, nên ăn gì, cùng tìm hiểu bài viết để được giải đáp nhé!

Bạn đang đọc: GIẢI ĐÁP: Viêm lợi không nên ăn gì, nên ăn gì?

1. Khái quát về bệnh viêm lợi

Lợi là tổ chức quanh răng có nhiệm vụ bảo vệ, che chắn và đảm bảo cho chân răng luôn được giữ chắc chắn. Với lợi khỏe mạnh thì sẽ có màu hồng nhạt, săn chắc không sưng và khi bị nhiễm khuẩn thì lợi sẽ chuyển dần sang màu đỏ thẫm hoặc màu tím nhạt.

Viêm lợi là bệnh lý do mảng bám trên răng tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và gây kích ứng, mẩn đỏ dẫn đến sưng phù nướu. Bệnh lý này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào.

Viêm lợi có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu cơ bản như là:

– Lợi sưng tấy, khi chạm vào có cảm giác đau nhức, đặc biệt là mỗi khi ăn uống

– Lợi bị viêm chuyển dần từ hồng nhạt sang đỏ hoặc là đỏ sẫm

– Lợi rất dễ bị chảy máu, dù chỉ là tác động nhẹ như là đánh răng

– Răng có mảng bám, cao răng

– Tụt lợi ở chân răng, giữa răng và lợi xuất hiện một khoảng trống khá sâu

– Hơi thở có mùi hôi, khó chịu, tình trạng hôi miệng không được cải thiện kể cả khi bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Nhìn chung, triệu chứng viêm lợi rất dễ phát hiện và theo dõi bằng mắt thường, bởi khi lợi viêm nhiễm sẽ có màu đỏ và sưng phù. Ngoài ra thì nếu như không được điều trị sớm và lợi tiếp tục bị tổn thương thì sẽ chuyển sang giai đoạn viêm lợi nặng, lan đến phần mô nướu và xương răng.

GIẢI ĐÁP: Viêm lợi không nên ăn gì, nên ăn gì?

Viêm lợi là bệnh lý do mảng bám trên răng tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và gây kích ứng, mẩn đỏ dẫn đến sưng phù nướu.

2. Bị viêm lợi nên ăn gì?

Theo các chuyên gia nha khoa, nhóm thực phẩm mà những người bệnh viêm lợi nên bổ sung đó là đồ ăn chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ. Điều này sẽ giúp cho sức khỏe răng miệng được tăng cường, đồng thời giảm nhanh triệu chứng bệnh hiệu quả.

Dưới đây là một số loại thực phẩm dành cho người bệnh viêm nha chu bao gồm:

2.1. Thực phẩm nhiều chất xơ

Chất xơ không chỉ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động mà còn giúp làm sạch mảng bám còn tồn dư ở trong khoang miệng, kẽ răng. Bên cạnh đó, chất xơ còn có nhiều trong các loại rau xanh và kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh mẽ, hạn chế tình trạng khô miệng cũng như viêm lợi hiệu quả. Do đó, một số chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung các thực phẩm như: Rau cải, xà lách, súp lơ, táo…

2.2. Thực phẩm giàu Vitamin A

Trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, bạn nên chú trọng việc tăng cường thực phẩm chứa Vitamin A bởi đây là chất có nhiệm vụ quan trọng giúp cấu tạo nên mô xương ở vùng nướu ở quanh răng. Bạn có thể bổ sung vitamin A qua việc ăn nhiều loại thực phẩm như là: Thịt, trứng, sữa tươi, gan động vật, dầu gan cá, ớt ngọt hoặc là ớt chuông…

2.3. Tỏi

Tỏi không chỉ là loại gia vị mà còn là thuốc điều trị viêm lợi hiệu quả. Các hợp chất chống viêm ở trong tỏi có tác dụng kiểm soát hoạt động của vi khuẩn, đồng thời làm giảm thiểu tình trạng viêm lợi. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc là chế biến các món ăn với tỏi vào bữa ăn hàng ngày.

2.4. Uống trà xanh

Hợp chất Polyphenol ở trong trà xanh chứa thành phần oxi hóa cao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Hợp chất này có khả năng kháng khuẩn cũng như ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn phá hủy ở vùng nướu gây viêm nhiễm. Do đó, để giảm đau và hạn chế các triệu chứng viêm lợi như là hôi miệng thì bạn có thể sử dụng trà xanh mỗi ngày.

3. Viêm lợi không nên ăn gì?

Vậy bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì viêm lợi không nên ăn gì? Theo khuyến cáo từ các chuyên gia nha khoa, trong quá trình mắc bệnh viêm lợi, để tránh cho tình trạng trên không diễn ra nghiêm trọng thì bạn nên tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bạn nên chú ý hạn chế bao gồm:

3.1. Thịt quá dai

Khi bị viêm lợi, không chỉ lợi mà cấu trúc răng cũng sẽ bị yếu đi do phần lợi bảo vệ ổ chân răng dễ bị tụt hơn so với các món thịt dai, dễ làm cho nướu răng bị tổn thương. Đồng thời, các loại thịt bị mắc vào kẽ răng nếu như không được làm sạch cũng có thể khiến cho vi khuẩn phát triển, khiến viêm lợi lây lan nhanh chóng. Do đó, trong thời gian chữa bệnh thì bạn nên hạn chế một số loại thịt như là: Thịt bò, thịt trâu, thịt gà…

3.2. Đồ ăn chứa nhiều axit

Axit có trong thực phẩm sẽ làm cho vết thương ở lợi bị lở loét, bỏng rát và dễ làm lan rộng sang các vùng khác. Axit có nhiều trong các thành phần của thực phẩm như là các loại trái cây, nước ép hoa quả. Do đó, khi ăn xong những loại thực phẩm này thì bạn cần vệ sinh răng miệng hoặc uống nhiều nước để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm lợi.

3.3. Đồ ăn quá cứng

Nướu khi bị viêm sẽ trở nên đặc biệt yếu và nhạy cảm, do đó, việc ăn các loại đồ ăn hoặc loại quả có cứng khiến cho lợi bị tổn thương nặng nề hơn. Khi đó thì bệnh viêm lợi sẽ rất khó điều trị và thời gian phục hồi cũng sẽ lâu hơn. Do đó, bạn nên hạn chế hoặc là loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm dưới đây khi bị viêm lợi: Bánh kẹo cứng, trái cây sấy khô, ổi…

Tìm hiểu thêm: Ung thư lưỡi có di truyền không?

GIẢI ĐÁP: Viêm lợi không nên ăn gì, nên ăn gì?

Bị viêm lợi không nên ăn gì? Thủ phạm số 1 cần kiêng đó là nhóm thực phẩm quá cứng

3.4. Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Cũng như một số đồ ăn cứng, với các loại thức ăn quá nóng hay quá lạnh sẽ làm cho răng lợi ê buốt, ghê răng. Trong thời gian điều trị viêm lợi, bạn nên tránh những loại đồ ăn này nếu như không muốn cho lợi bị bỏng rát, lở loét hay đau nhức kéo dài. Một số món ăn bạn cần kiêng đó là các món súp, cháo nóng hoặc đồ uống quá lạnh…

3.5. Thuốc lá

Các chất độc có trong thành phần của thuốc lá như là Nicotin hay Acid Cyanhydric, Cacbon Monoxit là nguyên nhân hàng đầu phá hoại tổ chức trong khoang miệng và dẫn đến các bệnh lý răng miệng khác, trong đó có viêm lợi.

Khi hút thuốc lá sẽ để lại những mảng bám trên răng, lâu ngày tạo thành cao răng ở cả răng và lợi khiến cho răng bị phá hủy dần. Do đó, tốt hơn hết là bạn hãy dừng hút thuốc để cơ thể khỏe mạnh, lợi cũng sẽ hồi phục tốt hơn.

GIẢI ĐÁP: Viêm lợi không nên ăn gì, nên ăn gì?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp vấn đề miệng hôi ăn gì để hơi thở thơm tho hơn

Đừng quên thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng bạn nhé!

Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm lợi không nên ăn gì, nên ăn gì. Đừng quên thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *