Niêm mạc miệng là màng mỏng bao phủ toàn bộ khoang miệng và lưỡi. Viêm niêm mạc miệng có thể có mủ hoặc không nhưng thường thì đều khiến bệnh nhân đau đớn và ăn uống khó khăn. Vậy, viêm niêm mạc miệng có nguy hiểm không? Cùng đọc ý kiến của chuyên gia về vấn đề này, bạn nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp: Viêm niêm mạc miệng có nguy hiểm không?
1. Tổng quan về viêm niêm mạc miệng: Nguyên nhân và biểu hiện
1.1. Nguyên nhân sinh viêm niêm mạc miệng
Viêm niêm mạc miệng bản thân nó không phải là một bệnh lý. Nó là hệ quả của một số vấn đề. Những vấn đề đó bao gồm:
– Chấn thương: Bỏng nhiệt do ăn uống thức ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh; chấn thương vật lý do đụng, dập, ngã, bị đánh,…; chấn thương vật lý do tiếp xúc với dị vật sắc, nhọn, cứng,…; chấn thương trong quá trình thực hiện các thủ thuật nha khoa như hàn răng, nhổ răng, lắp răng giả,….
– Tác động của hóa chất như: Acid, nước vôi, nước súc miệng đậm đặc, kem đánh răng,…
– Nhiễm vi khuẩn: Thường phát triển ở những người suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, hút thuốc, vệ sinh răng miệng kém,…
Hút thuốc làm tăng nguy cơ viêm niêm mạc miệng
– Nhiễm virus: Viêm niêm mạc miệng là hệ quả đặc trưng của việc nhiễm một số loại virus như: Herpes virus; Varicella Zoster virus (VZV) – gây bệnh thủy đậu (tiềm ẩn trong mô thần kinh, VZV gây phát ban da tương ứng với rễ thần kinh mà chúng khu trú và ảnh hưởng nhánh dây thần kinh số V, gây loét miệng); Coxsackievirus – gây tay chân miệng; Rubella – gây bệnh sởi; Epstein – Barr virus (EBV) – gây hội chứng sốt, viêm niêm mạc miệng vùng sau hầu.
Ngoài ra, viêm niêm mạc miệng còn có thể là hệ quả của tình trạng: Rối loạn nội tiết tố, dị ứng thức ăn, thiếu hụt Vitamin C, PP, B6, B12, thiếu sắt, suy giảm miễn dịch, di truyền, sử dụng thuốc điều trị một hoặc một vài bệnh lý nào đó,… Tuy nhiên, những nguyên nhân này ít gặp hơn 4 nguyên nhân lớn phía trên.
1.2. Biểu hiện viêm niêm mạc miệng
Viêm niêm mạc miệng biểu hiện qua những dấu hiệu điển hình sau: Miệng xuất hiện một hoặc nhiều vết đỏ, nóng, đau, sưng, loét; đôi khi xuất hiện ổ áp xe trên và dưới lưỡi; miệng khô; nước bọt đặc hơn; lợi sưng; đau khi nói chuyện hoặc ăn nhai; sốt; nổi hạch hàm,… Tuy nhiên, khi quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy viêm niêm mạc miệng do các nguyên nhân khác nhau sẽ biểu hiện khác nhau đôi chút. Theo đó, có 3 dạng viêm niêm mạc miệng được phân loại theo kích thước vết loét như sau:
– Viêm niêm mạc miệng dạng aphthe nhỏ: Chiếm khoảng 80% các trường hợp viêm niêm mạc miệng. Các vết loét có đường kính nhỏ hơn 1cm, nông, nằm rải rác hoặc tập trung thành mảng.
– Viêm niêm mạc miệng dạng aphthe lớn: Chiếm khoảng 10% các trường hợp viêm niêm mạc miệng. Các vết loét có đường kính lớn hơn 1cm.
– Viêm niêm mạc miệng dạng Herpes: Số lượng vết loét nhiều, từ 10 – 100 vết, kết thành chùm.
2. Viêm niêm mạc miệng có nguy hiểm không?
Viêm niêm mạc miệng không nguy hiểm. Tình trạng viêm có thể dễ dàng được kiểm soát. Tuy nhiên, nếu không được chủ động điều trị, viêm niêm mạc miệng (đặc biệt là viêm do virus Herpes, Varicella Zoster, Coxsackie, Epstein – Barr) vẫn có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, như:
– Làm bệnh nhân giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn, dẫn đến suy nhược cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu
Viêm niêm mạc miệng làm bệnh nhân giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn
– Làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, virus và nấm
– Làm chậm trễ quá trình điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm, như: Ung thư,…
3. Điều trị viêm niêm mạc miệng
Trong nhiều trường hợp, viêm niêm mạc miệng có thể tự khỏi sau 7 – 14 ngày. Tất cả những gì chúng ta cần làm là chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể tự chữa lành. Cụ thể, những lưu ý chúng ta cần thực hiện là:
– Vệ sinh răng miệng tốt: Vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2- 3 lần (trong 2 – 3 phút, sau khi ăn 30 phút). Để hạn chế tổn thương niêm mạc miệng, cần lựa chọn bàn chải mềm. Trường hợp viêm niêm mạc miệng nặng, nên sử dụng gạc mềm thay thế bàn chải. Hạn chế dùng chỉ nha khoa và tăm nước vì 2 dụng cụ nha khoa này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm niêm mạc miệng. Súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch oxy già 1,5% (trong 1 – 2 phút, mỗi 2 giờ). Tránh sử dụng dung dịch súc miệng chứa Ethanol.
– Bổ sung dinh dưỡng theo nguyên tắc: Giảm tối đa đồ cay, nóng, chua, cứng và có tính acid; giảm tối đa thức uống có cồn như bia, rượu,…; tăng tối đa thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, sữa,…; tăng tối đa Vitamin và khoáng chất.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp viêm niêm mạc miệng không thể tự khỏi mà đòi hỏi người bệnh phải chủ động điều trị với chuyên gia. Đó là viêm niêm mạc miệng do vi khuẩn, virus,…. Trong những trường hợp đó, viêm niêm mạc miệng thường đi kèm với các vấn đề toàn thân khác như phát ban, nổi hạch, sốt, mệt mỏi,… Bệnh nhân có thể sử dụng các dấu hiệu này để nhận biết chúng.
Nguyên tắc điều trị chung của viêm niêm mạc miệng không thể tự khỏi là: Điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng.
– Điều trị nguyên nhân: Chuyên gia có thể chỉ định kháng sinh (cho trường hợp viêm niêm mạc miệng do vi khuẩn) hoặc thuốc kháng virus như: Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir,…(cho trường hợp viêm niêm mạc miệng do virus).
– Điều trị triệu chứng: Thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau tại chỗ Lidocain, dung dịch súc miệng Hydrogen Peroxide 1%, Orabase, Zilactin,…
Bệnh nhân điều trị chủ động cũng cần vệ sinh răng miệng và bổ sung dinh dưỡng theo nguyên tắc đã được chia sẻ phía trên để viêm niêm mạc miệng mau biến mất.
>>>>>Xem thêm: Cần chuẩn bị bao nhiêu tiền để sinh con?
Bệnh nhân viêm niêm mạc miệng cần vệ sinh răng miệng
Trong quá trình điều trị viêm niêm mạc miệng, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để khám/tái khám nếu thấy: Vết loét tăng số lượng, tăng kích thước một cách bất thường; viêm niêm mạc miệng kéo dài 3 tuần không thuyên giảm; đau không giảm dù đã dùng thuốc giảm đau; sốt cao hoặc vừa không hạ dù đã dùng thuốc hạ sốt.
Viêm niêm mạc miệng có nguy hiểm không? Viêm niêm mạc miệng không nguy hiểm và có thể tự khỏi hoặc có thể dễ dàng được giải quyết trong nhiều nhất là 14 ngày, nếu bệnh nhân tuân thủ những hướng dẫn điều trị đã được chia sẻ phía trên.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.