GIẢI ĐÁP: Viêm xoang trán có nguy hiểm không?

Viêm xoang trán có nguy hiểm không, cách điều trị như thế nào, tất cả những thắc mắc thường gặp về bệnh viêm xoang trán sẽ được giải đáp ngay tại bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: GIẢI ĐÁP: Viêm xoang trán có nguy hiểm không?

1. Tìm hiểu về viêm xoang trán

Hệ xoang tập trung ở vùng đầu mặt khá phức tạp và thông nhau, trong đó, xoang trán là hai sóng nhỏ nằm ở phía trên ổ mắt. Xoang trán có nhiệm vụ tiết dịch nhầy làm ẩm đường mũi.

Khi dịch nhầy tiết ra quá mức ở các xoang ngay sau mắt, mũi, trán và má gây ra tình trạng tắc nghẽn, đồng thời tạo áp lực cho vùng trán và thái dương thì gọi là viêm xoang trán. Trên thực tế, viêm xoang trán có xu hướng xuất hiện theo mùa hoặc ở những người bệnh dễ bị dị ứng. Trong hầu hết các trường hợp, người mắc bệnh đều có biểu hiện đau nhức đầu và cảm giác khó chịu ở hai bên thái dương.

Viêm xoang trán được chia làm 2 dạng dựa theo mức độ tiến triển của bệnh:

– Viêm xoang trán cấp tính

Các dấu hiệu viêm xoang trán cấp tính thường kéo dài dưới 6 tuần. Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường có một số triệu chứng như: Nghẹt mũi, đau nhức ở vùng trán…

– Viêm xoang trán mạn tính

Các dấu hiệu viêm xoang trán mạn tính thường kéo dài hơn 6 tuần, ngoài ra nếu không được điều trị đúng cách, bệnh cũng có xu hướng tái phát nhiều làn trong năm. Một số triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này là: Nghẹt mũi, đau nhức hốc mắt, sưng phồng ở vùng trán và thái dương…

GIẢI ĐÁP: Viêm xoang trán có nguy hiểm không?

Viêm xoang trán có xu hướng xuất hiện theo mùa hoặc ở những người bệnh dễ bị dị ứng.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang trán

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của viêm xoang trán là đau nhức quanh vùng mắt hoặc trán. Những cơn đau này thường xuất hiện ở vị trí trên vùng ổ mắt hoặc đau nhức dọc ở 2 bên cung lông mày. Người bệnh có thể bị đau một bên hoặc cả hai bên xoang theo chu kỳ của mỗi ngày. Cơn đau có thể tăng dần từ sáng đến giữa trưa và đạt mức tối đa.

Đôi khi cơn đau còn kèm theo chảy nước mắt, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau khi vận động con ngươi mắt. Thậm chí ở một vài trường hợp, cơn đau còn lan ra ngoài bề mặt da và thường được cảm nhận rõ nhất khi bệnh nhân nằm ngửa.

Ngoài ra, ở người bệnh viêm xoang trán còn xuất hiện một số biểu hiện như:

– Chảy nước mũi, nghẹt mũi

– Đau họng, ho nhiều, khứu giác bị suy giảm

– Đau nhức khắp cơ thể

– Hơi thở có mùi hôi

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao (thường là trên 38,5 độ C)

3. Viêm xoang trán có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia nhận định, viêm xoang trán được đánh giá là thể nguy hiểm nhất của viêm xoang. Đặc biệt là các đợt viêm xoang cấp tính, nếu như không được điều trị đúng cách có thể sẽ kéo dài dai dẳng, dễ dẫn đến viêm xoang mạn tính. Ở giai đoạn này, việc điều trị không chỉ gặp nhiều khó khăn hơn mà người bệnh còn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.

3.1. Biến chứng viêm xoang trán ở trong ổ mắt

Tác nhân chính gây viêm xoang trán là vi sinh vật. Khi chúng phát triển nhanh với số lượng lớn sẽ gây viêm nhiễm nghiêm trọng có thể lan tỏa đến khu vực hốc mắt. Khi đó, hoạt động ở các bộ phận trong mắt cũng sẽ bị ảnh hưởng gây ra các bệnh lý: Viêm thần kinh thị giác, viêm mô liên kết ở hốc mắt, phù nề mắt, áp xe mí mắt, áp xe nhãn cầu…

Trong số các bệnh lý kể trên, áp xe nhãn cầu là biến chứng nguy hiểm nhất, bởi nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nguy cơ tử vong.

3.2. Biến chứng viêm xoang trán ở sọ não

Vùng xoang trán rất gần với sọ não, do đó khi nhiễm trùng nặng sẽ rất dễ tiến triển đến viêm não và nhiễm trùng huyết. Một số biến chứng sọ não khác có thể gặp còn có thể kể đến: Áp xe não, viêm màng não, viêm ngoài màng cứng…

Nghiêm trọng hơn, những biến chứng nội sọ do viêm xoang trán có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thần kinh, gây rối loạn ý thức và suy nghĩ. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể bị di chứng thần kinh, thậm chí là có nguy cơ tử vong.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng

GIẢI ĐÁP: Viêm xoang trán có nguy hiểm không?

Với thắc mắc viêm xoang trán có nguy hiểm không, theo các chuyên gia, viêm xoang trán là một trong những thể nguy nhất của viêm xoang có thể gây ra các biến chứng ở sọ não.

3.3. Biến chứng viêm xoang trán ở các khu vực khác

Viêm xoang trán còn có xu hướng lan tỏa rộng hơn đến các vùng xung quanh, chủ yếu là khu vực niêm mạc mềm, ẩm ướt như:

– Khu vực đường hô hấp: Gây ra một số bệnh lý như là viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phổi…

– Khu vực hệ hô hấp: Gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng và tiêu chảy…

Ngoài ra, ở một số trường hợp cũng xuất hiện biến chứng bị áp xe răng, viêm tắc tĩnh mạch hang, biến chứng ở xương.

4. Các phương pháp điều trị bệnh viêm xoang trán

Mục tiêu của việc điều trị viêm xoang trán đó là giảm phù nề hoặc giảm viêm ở mũi xoang, giữ cho các xoang được lưu thông. Tùy vào từng trường hợp cũng như mức độ mắc bệnh mà bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị viêm xoang trán thường bao gồm:

4.1. Điều trị nội khoa

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ có thể đưa ra chỉ định sử dụng thuốc.

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm xoang trán có thể kể đến: Thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh, thuốc corticosteroid hoặc các loại thuốc thông mũi dạng hít hoặc xịt…

Thuốc điều trị viêm xoang trán có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng, tuy nhiên trước khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý tuân thủ theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định, tránh việc dùng quá nhiều hoặc tự ý dùng các loại thuốc khác. Việc dùng thuốc không đúng liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Nhức đầu, hoa mắt, tăng nhịp, tim ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như thận, gan…

4.2. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa mà không có hiệu quả, lúc này các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật đối với các bệnh nhân bị viêm xoang trán. Đồng thời, chỉ định phẫu thuật cũng được áp dụng trong trường hợp viêm xoang trán có liên quan đến các bất thường giải phẫu như: Lệch vách ngăn mũi, polyp mũi, viêm xoang trán do tác nhân gây bệnh là nấm…  Một số trường hợp viêm xoang trán cấp tính nếu như tái phát ít nhất từ 3 đến 4 lần trong 1 năm cũng có thể được cân nhắc phẫu thuật để điều trị.

4.3. Một số biện pháp điều trị viêm xoang trán tại nhà

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng thêm một số biện pháp tại nhà nhằm nâng cao kết quả điều trị như:

– Bổ sung các thực phẩm như: Mật ong, tỏi, gừng, chanh… để giúp làm giảm tổn thương, hỗ trợ kháng khuẩn, giảm viêm hiệu quả và nhanh chóng.

– Uống nhiều nước: Nước giúp loãng dịch tích tụ trong xoang, từ đó giảm tình trạng dịch ứ đọng, khiến cho người bệnh dễ thở hơn.

– Hạn chế sử dụng các thực phẩm, thức uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

– Thường xuyên súc miệng, thông mũi rửa xoang,… để làm sạch dịch viêm, các chất nhầy và tác nhân gây dị ứng có trong xoang.

Lưu ý những phương pháp đã được liệt kê chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt hơn hết, khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh thì bạn nên đến thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được xác định nguyên nhân cũng như có phương án điều trị phù hợp.

GIẢI ĐÁP: Viêm xoang trán có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Cách chữa hóc xương cá siêu đơn giản tại nhà

Các bác sĩ công tác tại chuyên khoa Tai-Mũi-Họng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đều là những bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm.

Hi vọng rằng những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc viêm xoang trán có nguy hiểm không đồng thời cung cấp các kiến thức hữu ích về cách điều trị bệnh. Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc tự hào là một trong những cơ sở khám chữa các bệnh liên quan đến Tai-Mũi-Họng  uy tín, chất lượng uy tín, chất lượng được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng. Chuyên khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ có thâm niên cao trong việc điều trị các bệnh lý ở tai mũi họng kết hợp với việc trang bị các thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao cho bệnh nhân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *