Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm có diễn biến rất phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn. Trong đó, có giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết mà nhiều người thường rất chủ quan, nghĩ rằng lúc này bệnh đã khỏi. Tuy nhiên đây mới chính là giai đoạn cần theo dõi kỹ cũng như cần nắm rõ những dấu hiệu nguy hiểm để kịp thời điều trị.
Bạn đang đọc: Giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết cần lưu ý
1. Bệnh sốt xuất huyết: Nguyên nhân xuất phát do đâu?
Nguyên nhân chính gây ra sốt xuất huyết là do muỗi vằn đốt và truyền virus Dengue sang người. Muỗi này thường hút máu người bệnh sốt xuất huyết rồi ủ bệnh khoảng 10 đến 12 ngày. Với phần đời còn lại của muỗi, chúng vẫn có nguy cơ truyền bệnh cho người khác. Khi bị muỗi đốt, bệnh sốt xuất huyết sẽ xuất hiện sau khoảng 4 đến 13 ngày.
Có bốn loại virus Dengue bao gồm DEN-1, 2, 3 và 4. Khi bị sốt xuất huyết và khỏi bệnh, người bệnh vẫn có thể bị sốt xuất huyết ở chủng khác. Vì vậy, điều quan trọng nhất là mọi người cần chủ động nhận biết rõ các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết để có thể điều trị kịp thời.
Nguyên nhân chính gây ra sốt xuất huyết là do muỗi vằn đốt và truyền virus Dengue sang người
2. Các triệu chứng phổ biến bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có các thể bao gồm thể nhẹ và thể nặng, đi kèm với đó là các triệu chứng điển hình như sau:
– Thể nhẹ: Sốt cao liên tục từ 39 đến 40 độ C trong vòng 2 đến 7 ngày và khó hạ sốt. Vùng trán và vùng hốc mắt rất đau. Một số trường hợp còn bị phát ban hoặc nổi mẩn ngứa. Sau 7 đến 10 ngày, các triệu chứng dần thuyên giảm và tự khỏi mà không xuất hiện các biến chứng khác. Đây là những triệu chứng điển hình của triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ.
– Thể nặng: Có dấu hiệu bệnh tương tự như ở thể nhẹ. Ngoài ra, nó còn xuất hiện kèm theo các biến chứng khác như: Chảy máu cam, chảy máu răng, xuất huyết ngoài da, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen, đau bụng, buồn nôn, tụt huyết áp, người mệt mỏi, chân tay lạnh.
Khi bệnh nhân chuyển sang thể nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Đặc biệt là đối với trẻ em, tỷ lệ tử vong có thể cao tới 30 – 40%.
3. Giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết bạn cần nắm rõ
Sốt xuất huyết thường trải qua ba giai đoạn, trong đó giai nguy hiểm nhất là giai đoạn thứ hai. Cùng tìm hiểu kĩ về diễn biến bệnh ở từng giai đoạn như nào nhé.
3.1. Giai đoạn ủ bệnh và phát sốt
Giai đoạn này thường được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
– Sốt cao liên tục từ 39 độ đến 40 độ C, không có dấu hiệu thuyên giảm
– Mệt mỏi cơ thể, đau hốc mắt, đau xương khớp, nhức đầu. Một số trường hợp còn bị viêm họng hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp.
– Không muốn ăn, buồn nôn.
– Có thể xuất hiện ban đỏ.
3.2. Giai đoạn xuất huyết – giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết
Sau thời gian ủ bệnh và phát sốt, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 là giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết mà người bệnh cần chú ý. Cơ thể lúc này có thể hạ sốt, tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Lúc này, các dấu hiệu xuất huyết dần xuất hiện từ nhẹ đến nặng do giảm tiểu cầu, đồng thời đây cũng là giai đoạn xảy ra nhiều biến chứng:
Biến chứng nhẹ nhất là xuất huyết dưới da đi kèm theo tình trạng ngứa.
– Chảy máu cam, chảy máu răng. Ở phụ nữ, hiện tượng ra máu âm đạo có thể xảy ra ngay cả khi không phải kỳ kinh nguyệt.
– Đường tiêu hóa bị xuất huyết. Biểu hiện lúc này người bệnh sẽ đi ngoài ra phân đen, phân lẫn máu, nôn ra máu.
– Nghiêm trọng hơn nữa là xuất huyết não, xuất huyết ổ bụng, điều này nếu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
– Tụt huyết áp do máu bị cô đặc nên không bù đủ dịch.
– Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị suy tạng, ví dụ như viêm não, viêm gan nặng, viêm cơ tim.
Chính vì vậy người nhà cần theo dõi sát sao bệnh nhân. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như nôn nhiều, bụng đau không rõ nguyên nhân, đau đầu, đi tiểu ít, vật vã, li bì, xuất huyết thì cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện. Tránh tình trạng không được can thiệp điều trị kịp thời gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Đặc điểm của sốt xuất huyết, cách điều trị và phòng bệnh
Biến chứng của người bệnh sốt xuất huyết có thể chảy máu cam, chảy máu răng
3.3. Giai đoạn phục hồi
Khi cơn sốt của người bệnh đã giảm từ sau 48 giờ, cơ thể lúc này đã đỡ mệt và khỏe hơn, bắt đầu ăn uống trở lại bình thường, đi tiểu nhiều, tiểu cầu trong máu cũng tăng cao. Lúc này là giai đoạn bệnh nhân bước vào thời kỳ hồi phục.
4. Lưu ý cách chăm sóc khi bị sốt xuất huyết
Khi người bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết, việc chăm sóc và theo dõi của người thân là vô cùng quan trọng. Để hạn chế tình huống xấu xảy ra, khi chăm sóc người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau.
4.1. Điều trị các triệu chứng bệnh
– Hạ sốt: Khi người bệnh sốt thấp hơn 38 độ C, chỉ cần liên tục chườm khăn ấm lên trán, nách, bẹn. Nếu sốt trên 38 độ C thì nên kết hợp với paracetamol để hạ sốt, tuyệt đối không được dùng ibuprofen hay aspirin bởi chúng có thể gây xuất huyết.
– Bù nước và điện giải: Bệnh nhân cần được bù điện giải bằng cách dùng oresol hoặc hydrit, đồng thời cần uống thật nhiều nước. Nếu bệnh nhân trong tình trạng nôn nhiều, mất nước, không uống được nước thì phải truyền NaCl 0.9% để bù nước cho cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Bệnh lậu và bệnh giang mai khác nhau thế nào?
Khi người bệnh sốt thấp hơn 38 độ C, chỉ cần liên tục chườm khăn ấm lên trán, nách, bẹn
4.2. Chăm sóc để người bệnh sốt xuất huyết nhanh hồi phục
– Người bệnh nên nằm nghỉ ngơi tại giường, hạn chế việc đi lại.
– Bổ sung nhiều nước lọc, nước hoa quả, oresol và ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa.
– Tránh ăn thức ăn có màu nâu đỏ, nâu đen để tránh nhầm lẫn với các dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa.
– Trong quá trình điều trị ngoại trú, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ. Khi thấy các dấu hiệu bệnh trở nặng hoặc không cải thiện cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Trên đây là thông tin về giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết, do vậy người bệnh cần đặc biệt chú ý thời điểm này tránh để nguy hiểm đến tính mạng. Đồng thời, bạn cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để kịp thời đến ngay cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, điều trị và theo dõi diễn biến nguy hiểm của bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.