Tê bì chân tay là 1 trong những tình trạng khá phổ biến ở nhiều người đặc biệt là ở người lớn tuổi tuy nhiên thường dễ bị bỏ qua. Vậy bị tê bì chân tay là bệnh gì có nguy hiểm không, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Giải mã: Bị tê bì chân tay là bệnh gì?
Bị tê chân tay là bệnh gì ?
Tê tay chân là triệu chứng xảy ra do các rễ thần kinh bị chèn ép. Biểu hiện ban đầu là các ngón chân, ngón tay có cảm giác tê rần như bị kim châm, kiến bò, thậm chí đôi lúc bệnh nhân có thể bị chuột rút. Vị trí bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ở ngón giữa và ngón trỏ.
- Tê bì tay chân là tình trạng thường gặp ở nhiều người
Tê bì chân tay là cảm giác các ngón chân, ngón tay bị tê như kim châm hoặc kiến bò. Cảm giác tê bì thường lan từ cánh tay, cổ tay, xuống cả bàn tay. Mức độ tê có thể tăng dần tùy thuộc vào thời gian bị bệnh ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm đi lại của người bệnh.
Trong trường hợp người bệnh bị tê bì chân tay do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hay đau thần kinh tọa sẽ kèm theo các biểu hiện khác như đau lưng, đau vai gáy, đau dọc theo đường dây thần kinh tọa, gây tê buốt đùi, mông, cẳng chân, bàn chân,… khiến cho mọi cử động của cơ thể đều bị ảnh hưởng.
Nhiều người thường cho rằng đây chỉ là 1 triệu chứng bình thường không nguy hiểm tuy nhiên trên thực tế nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác:
Do hẹp ống sống: Tình trạng hẹp ống sống khiến các dây thần kinh bị chèn ép gây tắc nghẽn mạch máu từ đó xuất hiện.
Bệnh viêm khớp dạng thấp: Lý do là bởi khi các dây thần kinh tại khớp viêm nhiễm hoặc tổn thương sẽ khiến người bệnh gặp phải triệu chứng tê tay, tê chân, tình trạng này sẽ nặng hơn khi người bệnh ngồi hoặc nằm quá lâu.
Thoái hóa cột sống: Đây là bệnh lý hình thành do sự bào mòn và cọ xát của rễ thần kinh với đốt sống, gây ra các triệu chứng đau nhức vùng cổ, vai gáy, lan xuống thắt lưng, trong cơn đau còn kèm theo triệu chứng tê bì, ngứa râm ran dọc theo chiều của rễ thần kinh đi qua.
Bệnh thoát vị đĩa đệm: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây tê bì tay chân lý do là bởi khối nhân nhầy trong bao xơ đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài, chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động thậm chí là liệt.
Tìm hiểu thêm: Thoái hóa khớp gối và những điều cần biết
- Tê bì tay chân có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường cũng gặp phải tình trạng tê bì tay chân, nguyên nhân là bởi cholesterol tăng cao ở những người bệnh tiểu đường gây ra xơ vữa làm tắc nghẽn lượng máu lưu thông đến các cơ quan, đặc biệt là ở chân và tay từ đó tạo nên tình trạng tê bì chân tay.
Đa xơ cứng: Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, các tác nhân xấu sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây ra các tổn thương ở màng bọc Myelin và cơ bắp co thắt.
Một số nguyên nhân cơ học gây tê bì chân tay
Ngoài những nguyên nhân do bệnh lý thì cũng có 1 số nguyên nhân cơ học như:
Hoạt động sai tư thế: Đây là 1 trong những nguyên nhân cực kì phổ biến, khi bạn ngồi hoặc quỳ quá lâu, ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài hoặc mặc quần, đi tất quá chật,…sẽ gây áp lực lên dây thần kinh, làm giảm sự lưu thông máu đến chân và gây ra.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân tê bì chân tay cách phòng tránh tê bì chân tay
- Ngồi sai tư thế cũng dẫn đến tê bì chân tay
Bị tê chân tay do chấn thương: Tình trạng này đôi khi có thể xảy ra khi bạn gặp chấn thương mạnh ở vùng chân do nhiều nguyên nhân và tạo áp lực đè nén lên dây thần kinh, nếu không được xử lý đúng cách sẽ để lại di chứng và gây ra triệu chứng tê bì ở các khớp tay và chân sau này.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc bị tê bì chân tay là bệnh gì. Triệu chứng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý vì vậy bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn cách điều trị, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Để đặt lịch khám hoặc tư vấn xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.