Đột quỵ dường như là nỗi khiếp sợ của tất cả mọi người bởi sự nguy hiểm mà căn bệnh này đem lại. Tuy vậy, không phải là không có cách nào để nhận biết và đề phòng nó. Bài viết này, Thu Cúc TCI cùng bạn tìm hiểu những cách nhận biết và phòng chống bệnh đột quỵ.
Bạn đang đọc: Giải mã đột quỵ và cách phòng chống bệnh đột quỵ
1. Giải mã đột quỵ: cơ chế hình thành và yếu tố tiềm ẩn nguy cơ
Tai biến mạch máu não, hay đột quỵ, là bệnh lý cấp tính có độ nguy hiểm cực kỳ cao. Theo ước tính, đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh thuộc nhóm thần kinh. Ngoài ra, kể cả khi bệnh nhân may mắn sống sót sau cơn đột quỵ thì di chứng sau đột quỵ cũng nặng nề, thậm chí có những bệnh nhân sống thực vật cả đời.
Các cơn đột quỵ thường được hình thành khi nguồn máu cung cấp cho não tắc nghẽn hoặc suy giảm một cách đột ngột. Não sẽ thiếu oxy và chất dinh dưỡng, do vậy không thể duy trì sự sống. Các tế bào ở não dễ dàng chết nhanh chỉ trong khoảng vài phút. Chính vì vậy, nếu bệnh nhân không được phát hiện và cấp cứu thì nguy cơ tử vong sẽ rất cao.
Đột quỵ là căn bệnh thần kinh cực kỳ nguy hiểm
Có thể chia đột quỵ thành hai nhóm dựa trên cơ chế hình thành đột quỵ:
1.1. Nhóm đột quỵ do thiếu máu
Thông thường, tình trạng thiếu máu bắt nguồn từ tắc nghẽn đột ngột trong động mạch, từ đó gây ra đột quỵ. Có tới 85% bệnh nhân đột quỵ thuộc nhóm thiếu máu cục bộ. Các chuyên gia cho rằng, có hai nguyên nhân chính sau đây gây ra thiếu máu và dẫn đến đột quỵ.
– Thiếu máu do huyết khối cản trở – lý do phổ biến hơn cả. Huyết khối có thể hình thành sau tình trạng các mảng xơ vữa trong động mạch tiến triển gây ra hẹp lòng động mạch và gây ra những kết tập bất thường của tiểu cầu. Khi những kết tập này quá lớn sẽ gây ra tắc nghẽn hoàn toàn. Do đó, não bộ bị thiếu máu nuôi, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
– Thiếu máu do thuyên tắc, các huyết khối từ nơi khác theo máu di chuyển đến gây tắc mạch, có thể từ tim hoặc mảng xơ vữa bong tróc ra.
1.2. Nhóm đột quỵ do xuất huyết não
Nguyên nhân xuất huyết não chiếm khoảng 15% các ca bệnh đột quỵ. Mặc dù không quá phổ biến nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Khi xuất huyết não, các mạch máu não vỡ ra. Sau đó, một lượng lớn máu chảy ồ ạt vào nhu mô não và khoang dưới nhện,…
2. Điều gì làm tăng nguy cơ xảy ra các cơn đột quỵ?
Muốn tìm hiểu được cách phòng chống bệnh đột quỵ, bạn cần tìm hiểu bệnh đột quỵ những yếu tố thúc đẩy nguy cơ xảy ra đột quỵ.
2.1. Những yếu tố không thay đổi
Có một số yếu tố không thay đổi mà mang tính bền vững như sau:
– Về tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng cao hơn. Dù bất kỳ ai cũng có thể đột quỵ, song ở độ tuổi từ 55 trở lên là khoảng thời gian có tỷ lệ đột quỵ cao hơn người trẻ rất nhiều, có thể cao gấp đôi sau mỗi 10 năm.
Tìm hiểu thêm: Viêm cơ tim: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Tuổi tác là yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ
– Về yếu tố giới tính: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ đột quỵ ở nam giới thường cao hơn so với ở nữ giới.
– Gia đình từng có người đột quỵ: Trường hợp gia đình từng có người đột quỵ thì các thành viên khác trong gia đình đó cũng có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người khác.
– Một số yếu tố khác như chủng tộc: Khá nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ lệ đột quỵ ở người Mỹ gốc Phi cao gấp hai lần so với người da trắng.
2.2. Những yếu tố bệnh lý gây ra tình trạng đột quỵ
– Trong vài tháng đầu kể từ khi bị đột quỵ, bệnh nhân rất dễ bị đột quỵ lần thứ 2. Tiền sử từng bị đột quỵ cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đột quỵ khác. Nguy cơ này có thể giảm dần trong khoảng 5 năm sau đó.
– Những người bị các bệnh như đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
– Những người có tỷ lệ mỡ máu cao, điều này khiến cho Cholesterol thường tích tụ trên động mạch gây tắc nghẽn, tạo ra các cơn đột quỵ.
– Đặc biệt, tình trạng thừa cân, béo phì rất dễ dẫn đến các bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ.
– Ngoài ra, một số người sử dụng các chất kích thích và lối sống không lành mạnh, ăn uống thiếu điều độ, lười vận động,.. cũng rất dễ bị đột quỵ.
3. Có thể nhận biết đột quỵ qua những dấu hiệu nào?
Cơn đột quỵ dù đến nhanh nhưng có thể có các dấu hiệu như sau:
– Cơ thể đột nhiên bị mệt mỏi, cả người mất sức. Bệnh nhân đột nhiên tê cứng mặt, nụ cười méo mó.
– Bệnh nhân đột nhiên khó cử động hoặc thậm chí không thể cử động. Đặc biệt, các dấu hiệu bệnh có thể rõ ràng hơn khi bệnh nhân không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
– Bị ngọng, khó phát âm và bị dính chữ. Bệnh nhân không thể nói một câu nói bình thường.
– Xuất hiện cảm giác chóng mặt, hoa mắt và mất thăng bằng. Nhiều bệnh nhân đột nhiên mắt bị mờ đi và đau đầu dữ dội
Khi nhận biết được biểu hiện này, cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ tử vong do đột quỵ.
>>>>>Xem thêm: Bệnh tim ho ra máu triệu chứng của bệnh gì
Các bước nhận biết bệnh nhân đột quỵ
Ngoài ra, cần chủ động các cách phòng chống bệnh đột quỵ cho bản thân và cho gia đình.
4. Cần chú ý những điều gì để phòng chống đột quỵ
4.1. Phòng chống bệnh đột quỵ: Cần làm gì khi gặp người bị đột quỵ?
Việc quan trọng cần làm đầu tiên khi đột quỵ đã khởi phát là gọi cấp cứu bởi khoảng thời gian dẫn đến tử vong là rất nhanh.
Ngoài ra, có thể áp dụng các bước sơ cứu trong thời gian chờ đợi theo hướng dẫn như sau:
– Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, kê gối cao khoảng 45 độ so với mặt đất.
– Tháo gỡ, nới bớt áo, trang phục để bệnh nhân dễ hô hấp hơn
– Hướng dẫn hít sâu và thở đều nếu bệnh nhân còn tỉnh để bình tĩnh hơn và cung cấp đủ oxy cho não. Bên cạnh đó có thể nói chuyện để trấn an bệnh nhân.
– Giúp bệnh nhân nôn được hết ra ngoài nếu nhận thấy dấu hiệu buồn nôn. Cần móc đờm hoặc bất kỳ thứ gì trong miệng, điều này tránh sặc lên chặn khí quản. Ngoài ra, cần dùng vật cứng ngáng miệng để tránh bệnh nhân cắn vào lưỡi.
– Cần tiến hành hô hấp nhân tạo đúng cách nếu bệnh nhân ngừng thở.
4.2. Phòng chống bệnh đột quỵ: Những cách đề phòng
Có thể đề phòng bệnh đột quỵ bằng cách hạn chế tình trạng béo phì, thừa cân, thừa chất hoặc các bệnh lý hệ quả. Do vậy, chế độ dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng trong danh sách các cách đề phòng đột quỵ. Nên tuân thủ lưu ý sau để hạn chế nguy cơ đột quỵ:
– Tăng cường ăn rau củ quả, ngũ cốc,..
– Tăng cường sử dụng thịt trắng, hải sản và hạn chế thịt đỏ, thức ăn chiên rán, đồ ăn nhanh
– Hãy ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước, hạn chế đồ ngọt và đường.
Ngoài ra, mỗi người nên tự tăng cường vận động hàng ngày và luôn giữ ấm cơ thể. Điều này giúp tuần hoàn lưu thông ổn định, tránh tình trạng tắc mạch máu dẫn đến đột quỵ.
Trên đây là những thông tin về cơ chế hình thành, nguyên nhân cũng như cách phòng chống bệnh đột quỵ. Đặc biệt, mỗi chúng ta hãy đảm bảo việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát đột quỵ, bảo vệ tính mạng bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.