Tính đến thời điểm hiện tại, vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin phối hợp, có khả năng phòng được 5 bệnh nguy hiểm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib gây ra. Việc hiểu rõ được thành phần của vắc xin 5 trong 1 sẽ giúp cho trẻ có quá trình tiêm chủng an toàn và hiệu quả.
Bạn đang đọc: Giải mã thành phần của vắc xin 5 trong 1 và lưu ý trước khi tiêm
1. Các loại vắc xin 5 trong 1 đang được sử dụng hiện nay
Hiện nay, vắc xin 5 trong 1 có 2 loại là Pentaxim có nguồn gốc từ Pháp và ComBe Five có nguồn gốc Ấn Độ. Cụ thể trong đó:
– Vắc xin 5 trong 1 ComBe Five (Ấn Độ) chứa các thành phần kháng nguyên có tác dụng phòng ngừa các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B gây ra. Nếu trẻ được tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBE Five sẽ cần phải uống và tiêm bổ sung vắc xin ngừa bại liệt.
– Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp) có thể ngừa các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn H.influenzae tuýp B gây ra. Tuy nhiên, loại vắc xin này không có thành phần kháng nguyên ngừa bệnh viêm gan B nên trẻ được tiêm Pentaxim cần tiêm bổ sung vắc xin viêm gan B.
ComBe Five (Ấn Độ) và Pentaxim (Pháp) là hai loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng phổ biến hiện nay
2. Giải mã thành phần của vắc xin 5 trong 1 và hướng dẫn sử dụng
2.1. Thành phần của vắc xin 5 trong 1 bao gồm những gì?
Theo nghiên cứu, không chỉ vắc xin 5 trong 1 mà toàn bộ các loại vắc xin khác đều có chứa kháng nguyên từ virus hoặc vi khuẩn đã chết hay bị làm yếu đi. Các kháng nguyên này sẽ khiến cho vắc xin hoạt động hiệu quả, đơn giản chỉ bằng cách thúc đẩy cơ thể sản xuất đáp ứng miễn dịch cần thiết để tự bảo vệ khỏi các chủng virus, vi khuẩn có trong vắc xin.
Đối với hai loại vắc xin kể trên, các thành phần kháng nguyên tương đối giống nhau, chỉ có thành phần kháng nguyên ho gà sẽ có đôi chút khác biệt. Pentaxim là vắc xin thế hệ mới hơn so với vắc xin ComBe Five ở thành phần kháng nguyên ho gà có trong vắc xin. Cụ thể:
– Vắc xin ComBe Five chứa thành phần kháng nguyên ho gà toàn tế bào.
– Vắc xin Pentaxim chứa thành phần kháng nguyên ho gà vô bào. Thành phần này được đánh giá là ít gây phản ứng phụ sau tiêm cho trẻ hơn. Vì vậy, cha mẹ hiện nay có khuynh hướng lựa chọn vắc xin Pentaxim để tiêm phòng cho con nhiều hơn.
Ngoài ra, thành phần vắc xin 5 trong 1 còn có các chất bảo quản, tá dược, chất phụ gia và một số thành phần khác như môi trường tăng sinh hoặc kháng sinh để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong việc phòng bệnh.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu 4 thông tin cần biết về vacxin Infanrix Hexa
Cha mẹ cần hiểu rõ hiểu thành phần của vắc xin sẽ giúp cho trẻ có quá trình tiêm chủng an toàn và hiệu quả.
2.2. Hướng dẫn và chỉ định tiêm chủng vắc xin 5 trong 1
Để có quá trình tiêm an toàn, ngoài việc hiểu rõ các thành phần trong vắc xin, cha mẹ cũng cần chú ý đến chỉ định tiêm và lịch tiêm của vắc xin.
Đối tượng được chỉ định tiêm chủng vắc xin 5 trong 1
– Vắc xin Pentaxim được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến khi tròn 2 tuổi.
– Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five cần được tiêm sớm, khi trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên để đem lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Đối tượng chống chỉ định tiêm chủng vắc xin 5 trong 1
Với vắc xin Pentaxim:
– Trường hợp trẻ mẫn cảm với các hoạt chất, tá dược hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
– Trẻ bị dị ứng với một trong các thành phần của vắc xin hay với vắc xin có thành phần ho gà (vô bào hoặc nguyên bào).
– Trước đây trẻ đã có phản ứng dị ứng sau khi tiêm vắc xin có chứa các thành phần tương tự.
– Trẻ có bệnh não tiến triển hoặc có tổn thương ở não.
– Trẻ từng bị bệnh não ( hay tổn thương ở não) trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vắc xin ho gà (vô bào hay nguyên bào).
Với vắc xin ComBe Five:
– Trẻ có tiền sử sốc phản vệ hoặc phản ứng nặng sau khi tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib ở lần tiêm chủng trước hoặc vắc xin có chứa thành phần DPT, viêm gan B, Hib.
– Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan cụ thể như suy hô hấp, suy tim, suy tuần hoàn, suy thận, suy gan,…
Lịch tiêm chủng cho vắc xin 5 trong 1
Phác đồ tiêm vắc xin 5 trong 1 Pentaxim gồm 4 mũi:
– Mũi tiêm 1: lần tiêm đầu tiên.
– Mũi tiêm 2: 1 tháng sau mũi 1.
– Mũi tiêm 3: 1 tháng sau mũi 2.
– Mũi tiêm 4: 1 năm sau mũi 3. Mũi tiêm nhắc lại tốt nhất nên vào tháng thứ 16.
Các mũi tiêm Pentaxim nên cách nhau từ 1 đến 2 tháng.
Phác đồ tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBe Five mới cũng tương tự như vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem, bao gồm 3 mũi:
– Mũi tiêm 1: lúc 2 tháng tuổi.
– Mũi tiêm 2: Sau mũi 1 một tháng.
– Mũi tiêm 3: Sau mũi 2 một tháng.
Có thể tiêm nhắc khi trẻ được 12 đến 18 tháng tuổi.
>>>>>Xem thêm: Vắc xin phòng viêm gan A hiệu quả
Cha mẹ nên chủ động tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm để tăng cường hệ miễn dịch và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh
3. Các phản ứng phổ biến có thể gặp sau tiêm vắc xin 5 trong 1
Sau tiêm vắc xin 5 trong 1 trẻ có thể có một số các phản ứng thông thường như sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), cảm thấy đau hoặc sưng tấy nhẹ tại vết tiêm, quấy khóc,… Tuy nhiên, các phản ứng này sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày nên cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.
Tuy nhiên, nếu trẻ có những dấu hiệu sau, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị kịp thời:
– Sốt cao nhiệt độ trên 39 độ C, không đáp ứng được thuốc hạ sốt. Tình trạng sốt kéo dài trên 24 giờ và xuất hiện sau 12 giờ tiêm chủng.
– Quấy khóc kéo dài.
– Mệt xỉu, li bì và hôn mê.
– Co giật.
– Nôn trớ, bú kém, bỏ bú.
– Phát ban.
– Thở nhanh, khó thở, co kéo hõm ức hay thở rên, thở ậm ạch, tím môi và chân tay.
– Chân tay lạnh, biểu hiện ngoài da nổi vân tím.
Nhìn chung, vắc xin 5 trong 1 giúp giảm thiểu số mũi tiêm cần thiết cho trẻ. Đồng thời giúp tiết kiệm thời gian cho cha mẹ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Vì thế, cha mẹ nên chủ động tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm để tăng cường hệ miễn dịch và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện trong tương lai.
Trên đây là những thông tin giải mã thành phần có trong vắc xin kết hợp 5 trong 1 và lưu ý trước khi tiêm. Mong rằng với những thông tin trên, quý cha mẹ đã có có mình hiểu biết cần thiết để có quá trình tiêm chủng an toàn cho trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.