Giải mã tình trạng vôi răng từ A-Z

Vôi răng là vấn đề răng miệng phổ biến, có thể gặp ở bất kể một ai. Nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách, vấn đề mảng bám cao răng sẽ gây hại cho sức khỏe răng miệng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề cao răng trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Giải mã tình trạng vôi răng từ A-Z

1. Vôi răng là gì và có mấy loại?

Vôi răng (cao răng) là những mảng bám tích tụ trên răng đã bị vôi hóa bởi các khoáng chất có trong nước bọt. Không chỉ hình thành trên bề mặt răng, cao răng còn có thể ẩn nấp cả phía bên dưới nướu, vị trí khó xử trí.

Vôi răng được chia làm 2 loại:

Vôi răng thường: loại cao răng thường có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, thường xuất hiện ở cổ răng. Đối với những người hút thuốc lá, cao răng loại này có thể có màu sẫm hơn. Cao răng thường có thể gây viêm nướu, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng và máu ngấm vào lớp cao răng, sau đó chuyển thành cao răng huyết thanh.

Vôi răng huyết thanh: có màu đỏ nâu hoặc nâu đen, thường nằm ở nướu dưới. So với cao răng thường, loại này chứa nhiều vi khuẩn hơn, gây ra viêm nướu và tăng tốc độ nhiễm khuẩn chân răng.

Giải mã tình trạng vôi răng từ A-Z

Cao răng huyết thành có màu đỏ nâu hoặc nâu đen, thường tích tụ nhiều dướu nướu

2. Các cấp độ của tình trạng vôi răng

Theo chuyên gia, vôi răng được chia thành 4 cấp độ, bao gồm:

Vôi răng cấp độ 1: đây là giai đoạn mới hình thành của cao răng răng. Mảng cao răng còn mỏng và có tông màu nhạt, có thể thấy một chút ánh trắng nhẹ tại khu vực đường viền nướu. Cao răng cấp độ 1 có thể loại bỏ bằng cách chải răng đều đặn, mặc dù không thể làm sạch hoàn toàn.

Vôi răng cấp độ 2: là tình trạng cao răng có độ cứng và độ dày cao hơn nhiều so với cấp độ 1, nhưng màu sắc vẫn khá nhạt. Cao răng giai đoạn này đã bám chặt vào răng, và để loại bỏ cần sử dụng các dụng cụ cạo cao răng chuyên dụng.

Vôi răng cấp độ 3: là tình trạng cao răng đã chuyển sang màu vàng sậm. Cao răng cấp độ 3 thường xuất hiện ở mặt bên trong của răng, có đặc điểm dày, cứng và khó loại bỏ. Trong một số trường hợp, cao răng cấp độ 3 có thể xuất hiện ở mặt ngoài của răng.

Vôi răng cấp độ 4: là tình trạng cao răng nặng nhất, có màu sậm hơn, thậm chí có thể là màu đen. Cao răng cấp độ 4 bắt đầu tấn công chân răng, xuống xương hàm và mang theo nguy cơ nguy hiểm lớn đối với sức khỏe răng miệng.

3. Những nguyên nhân gây tình trạng vôi răng

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu implant và 7 ưu điểm của cấy ghép implant

Giải mã tình trạng vôi răng từ A-Z

Ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân tích tụ, hình thành cao răng

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng vôi răng gây nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến khiến hình thành mảng bám cao răng gồm:

– Không đánh răng thường xuyên và đúng cách: Chăm sóc và vệ sinh răng miệng thường xuyên đóng vai trò quan trọng để ngăn ngừa sự hình thành mảng bám cao răng. Vì thế nếu không thực hiện đúng cách, các mảnh vụn thức ăn có thể không được loại bỏ hoàn toàn, dẫn đến việc chúng bám lại ở kẽ răng, tích tụ trên bề mặt răng, lâu ngày tạo thành cao răng “cứng đầu”.

– Không làm sạch răng miệng toàn diện: Mặc dù có ý thức vệ sinh răng miệng nhưng nhiều người vẫn phải đối mặt với vấn đề mảng bám trên răng. Nguyên nhân là do họ không vệ sinh răng miệng đúng cách, cặn thức ăn thừa chưa được loại bỏ hết, tích tụ quanh răng và dần tạo thành cao răng.

– Thói quen ăn uống không lành mạnh: Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt, đồ uống đậm màu, hoặc một số loại thức uống như cà phê, trà có thể tác động đến men răng và tăng nguy cơ hình thành mảng bám cao răng.

– Hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích: Nghiện thuốc là nguyên nhân trực tiếp gây nên vấn đề mảng bám cao răng. Lý do là bởi các chất độc hại trong khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám. Sử dụng các chất kích thích khác cũng có tác hại răng hình thành mảng bám tương tự như vậy.

4. Các cách giúp khắc phục tình trạng mảng bám vôi răng đơn giản và hiệu quả

Vôi răng cấp độ 1 có thể khắc phục và loại bỏ bằng cách vệ sinh răng miệng thật tốt. Thế nhưng khi đã chuyển sang cấp độ 2, 3 và 4, bạn cần áp dụng những biện pháp “mạnh” để khắc phục và xử trí loại bỏ.

4.1. Trị mảng bám bằng cách vệ sinh răng miệng cẩn thận

Đối với những trường hợp cao răng nhẹ, khi mảng bám chưa hình thành cao răng, bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả thông qua các biện pháp sau:

– Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Hãy vệ sinh răng miệng sau khi ăn ít nhất 30 phút, trước khi đi ngủ và ngay sau khi thức dậy.

– Chọn loại bàn chải phù hợp: Lựa chọn bàn chải có kích thước phù hợp và lông mềm. Tránh sử dụng bàn chải quá to hoặc có lông quá cứng để tránh gây tổn thương cho răng và nướu.

– Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride: Chọn những loại kem đánh răng chứa fluoride, giúp làm sạch mảng bám và có lợi cho men răng.

– Kết hợp chải răng với nước súc miệng và chỉ nha khoa: Kết hợp việc chải răng với việc sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch răng một cách hiệu quả, ngăn chặn sự hình thành mảng bám.

4.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế mảng bám cao răng

Chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa và hạn chế hình thành mảng bám cao răng. Với cách này, bạn cần lưu ý chế độ ăn sau:

– Tăng cường ăn những loại trái cây và rau củ, đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi để hỗ trợ sức khỏe của răng.

– Giảm tiêu thụ đồ ăn vặt và hạn chế uống các loại đồ uống có thể gây mảng bám trên răng như đồ uống có gas, cà phê và các loại đồ uống tương tự.

– Hạn chế ăn những thực phẩm có khả năng rơi vào kẽ răng, đặc biệt là các món ăn dễ vỡ vụn.

4.3. Khám nha khoa và lấy vôi răng định kỳ để xử lý triệt để vấn đề

Giải mã tình trạng vôi răng từ A-Z

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Lý do chị em nên tầm soát ung thư tử cung sớm

Khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ sẽ giúp bạn xử trí triệt để cao răng

Như đã khẳng định, cao răng ở cấp độ 3, 4 rất khó loại bỏ bằng phương pháp thông thường như vệ sinh răng miệng. Trường hợp không được xử lý, cao răng sẽ gây ra các bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.

Theo chuyên gia, mỗi người nên duy trì đi khám và lấy cao răng định kỳ 1 – 2 lần mỗi năm. Điều này sẽ giúp xử trí triệt để cao răng “cứng đầu” đã ở cấp độ nặng, không thể loại bỏ bằng phương pháp thông thường.

Trên đây là những điều cơ bản ai cũng nên biết về vấn đề mảng bám vôi răng. Mọi thắc mắc về vấn đề cao răng răng hay muốn nhận tư vấn dịch vụ xử lý cao răng, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay Thu Cúc TCI nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *