Xét nghiệm CEA là xét nghiệm được sử dụng nhằm hỗ trợ chẩn đoán một số căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng. Khi bệnh nhân mắc ung thư thì nồng độ CEA tăng lên. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ hiểu rõ về chỉ số tầm soát ung thư đại tràng này. Vì vậy. bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu hơn về chỉ số xét nghiệm CEA là gì, ý nghĩa của CEA trong tầm soát ung thư đại tràng, giải nghĩa chỉ số,…
Bạn đang đọc: Giải nghĩa chỉ số tầm soát ung thư đại tràng CEA
1. Xét nghiệm CEA là gì?
CEA là một kháng nguyên trong huyết thanh thường có giá trị chỉ điểm cho ung thư đường tiêu hóa. Do đó, nếu có nồng độ CEA tăng cao bất thường thì khả năng đó là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư đại tràng.
Xét nghiệm CEA là xét nghiệm tầm soát và giúp bác sĩ theo dõi, điều trị một số căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng. Những khối u ở đường tiêu hóa, kể cả khối u ác tính lẫn khối u lành tính đều có thể gây tăng nồng độ CEA. Bên cạnh đó, một số căn bệnh ung thư khác cũng gây tăng CEA có thể kể đến như ung thư dạ dày, vú, buồng trứng, ung thư phổi, tuyến tụy hoặc một số khối u lành tính khác.
CEA là chỉ số tầm soát ung thư thường được sử dụng để chấn đoán các bệnh ung thư đường tiêu hóa trong đó có ung thư đại tràng
2. Ý nghĩa của xét nghiệm CEA trong tầm soát ung thư đại tràng
2.1. Hỗ trợ cảnh báo nguy cơ mắc ung thư đại tràng
Xét nghiệm CEA giúp tìm kiếm các dấu vết ung thư thông qua xét nghiệm máu. Bởi vì khi khối u xuất hiện ở đại tràng, các khối u này sẽ tiết ra một số chất đặc trưng đủ nhiều để làm tăng nồng độ CEA trong máu. Từ đó, bác sĩ có căn cứ để nghi ngờ ung thư và chỉ định người bệnh thực hiện sàng lọc thêm với các phương pháp khác như: sinh thiết, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính CT,… để có kết quả chính xác nhất.
2.2. Tiên lượng và xác định giai đoạn ung thư đại tràng
Chỉ số CEA là một kháng nguyên có giá trị tiên lượng và xác định giai đoạn của khối u. Xét nghiệm CEA lần đầu ở người trong giai đoạn 0 hoặc 1 sẽ có nồng độ ở mức bình thường hoặc hơi tăng nhẹ. Trong khi đó, với những bệnh nhân có khối u lớn hoặc ở giai đoạn cuối, nồng độ CEA sẽ tăng mạnh và cao bất thường. Nhìn chung, giá trị CEA tăng cao thì tiên lượng bệnh rất xấu.
2.2. Theo dõi khả năng đáp ứng điều trị và phát hiện bệnh tái phát
Trong điều trị ung thư đại trực tràng, xét nghiệm CEA là phương pháp không xâm lấn được sử dụng để tiên lượng và phát hiện khối u còn sót lại sau phẫu thuật điều trị. Sau phẫu thuật ung thư đại tràng, giá trị CEA huyết tương sẽ giảm dần và trở về mức bình thường trong vòng 4 đến 6 tuần.
Giá trị CEA ban đầu của mỗi người bệnh sẽ được xác định để theo dõi diễn biến của bệnh khi điều trị. Nếu giá trị CEA huyết tương tăng đều ít nhất trên 2 tháng, có khả năng ung thư lại tái phát sau điều trị.
Tìm hiểu thêm: Khác biệt trước và sau khi niềng răng hô
Chỉ số CEA giúp theo dõi khả năng đáp ứng điều trị và phát hiện bệnh tái phát sau khi phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư đại tràng
2.3. Phát hiện di căn
Nếu chỉ số CEA tăng lên trong dịch cơ thể thì rất có thể khối ung thư đã xâm lấn sang các vùng lân cận hoặc di căn đến các vùng khác trên cơ thể.
– Nếu CEA tăng trong dịch chọc dò màng phổi thì có thể ung thư đã di căn lên phổi, màng phổi.
– Nếu CEA tăng trong dịch màng bụng thì có thể ung thư đã di căn vào phúc mạc.
– Nếu CEA tăng trong dịch não tủy thì có thể ung thư đã di căn vào tủy sống hoặc não.
Giá trị CEA chỉ tăng khi ung thư tiến triển, tỷ lệ tăng là khoảng 50-70% số các trường hợp.
3. Giải nghĩa chỉ số tầm soát ung thư đại tràng CEA
3.1. Chỉ số tầm soát ung thư đại tràng CEA bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số CEA trong huyết tương
– Với người bình thường không sử dụng thuốc lá, giá trị CEA trong huyết tương thường
– Với người sử dụng thuốc lá, giá trị CEA huyết tương thường
Chỉ số CEA trong dịch cơ thể
– Giá trị CEA chọc dịch màng phổi của người bình thường có giá trị cắt là 2,4 ng/ml.
– Giá trị CEA lấy dịch màng bụng của người bình thường
– Giá trị CEA tại dịch não tủy ở người bình thường là 1,53 (cộng trừ sai số 0,38 ng/ml).
3.2 Chỉ số tầm soát ung thư đại tràng CEA bao nhiêu là nguy hiểm?
Nếu nồng độ CEA tăng trên mức 5 ng/ml thì đây là dấu hiệu cảnh báo mắc ung thư đại tràng. Ngoài ra, có một số loại ung thư cũng được phát hiện khi nồng độ CEA tăng cao như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tụy,…
>>>>>Xem thêm: Răng khôn mọc lệch – Nguy hiểm khó lường
Khi chỉ số CEA tăng cao, người bênh nên tham khảo các chỉ định tiếp theo của bác sĩ để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất
3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số CEA
Mặc dù vậy. chỉ số xét nghiệm CEA cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:
– Các bệnh lý viêm dạ dày/ ruột như: viêm loét đại tràng/ dạ dày, viêm túi mật, viêm tụy, viêm túi thừa,…
– Người khám hút thuốc lá nhiều
– Xơ gan và các bệnh lý khác liên quan đến gan
– Nhiễm trùng phổi, viêm phổi
– Máu tích tụ dưới da (tụ máu)
– Carcinoma niệu – sinh dục
– Nhiễm trùng
– Cảm giác chóng mặt, ngất xỉu
Chính vì thế nếu chỉ dựa vào chỉ số CEA thì chưa thể đánh giá chính xác người bệnh có mắc ung thư đại tràng hay không. Các bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số biện pháp khác để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất như sinh thiết, chụp cộng hưởng từ MRI,…
Ngoài ra, để quá trình xét nghiệm CEA chính xác, cần đăng ký tại các cơ sở khám bệnh uy tín.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những cơ sở y tế được nhiều người dân tin tưởng lựa chọn. Hiện này, Thu Cúc TCI ứng dụng hệ thống xét nghiệm tự động bằng robot, đạt chuẩn ISO 15189:2012 cùng đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm,… sẽ mang đến kết quả chính xác, nhanh chóng cho người bệnh.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về chỉ số CEA. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình càng sớm càng tốt bằng cách tầm soát sức khỏe định kỳ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.