Mất ngủ 20 năm được gọi là mất ngủ mạn tính hoặc mất ngủ kinh niên. Lúc này, cơ thể người bệnh sẽ rơi vào trạng thái kiệt quệ, sức khỏe sụt giảm nhanh chóng đồng thời kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.
Bạn đang đọc: Giải pháp cho người mất ngủ 20 năm
1. Triệu chứng của mất ngủ 20 năm – mất ngủ mạn tính
Dù là người mới bị mất ngủ hay mất ngủ trong thời gian dài cũng sẽ gặp một số triệu chứng sau đây:
1.1. Khó ngủ
Khó ngủ là một trong những triệu chứng thường gặp của tình trạng mất ngủ. Người bệnh thường mất nhiều thời gian mới chìm vào giấc ngủ dù cảm thấy rất buồn ngủ. Điều này làm mất thời gian đồng thời tăng cảm giác căng thẳng, ức chế.
Mất ngủ gây ra nhiều ảnh hưởng về thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh
1.2. Tỉnh giấc trong đêm
Một triệu chứng mà người mất ngủ 20 năm hay mất ngủ kinh niên thường gặp là thường xuyên tỉnh giấc mỗi đêm. Điều này xảy ra liên tục làm chất lượng giấc ngủ suy giảm cũng như gây gián đoạn giấc ngủ.
1.3. Người mất ngủ 20 năm hay mất ngủ kinh niên thường thức dậy quá sớm
Người mất ngủ thường tỉnh giấc sớm, trước thời điểm họ mong muốn và rất khó ngủ lại. Điều này không đảm bảo tổng thời gian ngủ, dẫn đến mệt mỏi, thiếu sức sống ngày hôm sau.
1.4. Không cảm thấy khoan khoái, tỉnh táo khi thức dậy
Dù đã ngủ nhiều nhưng người bệnh mất ngủ kinh niên vẫn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng khi thức dậy. Cảm giác này kéo dài suốt cả ngày, làm suy giảm năng suất làm việc, học tập và sức khỏe tổng thể.
1.5. Buồn ngủ, mệt mỏi suốt cả ngày
Do thiếu ngủ, không cảm thấy tỉnh táo sau khi ngủ kèm theo tình trạng thường xuyên tỉnh giấc trong đêm, dậy sớm khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ.
1.6. Căng thẳng, lo lắng
Một triệu chứng khác của mất ngủ là người bệnh dễ rơi vào cảm giác lo âu, căng thẳng và dễ cáu gắt hơn bình thường.
2. Tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên
Mất ngủ kinh niên xảy ra do nhiều yếu tố kết hợp. Các nguyên nhân này có thể xuất phát từ sức khỏe, môi trường sống, thói quen ăn uống sinh hoạt và sức khỏe tinh thần của người bệnh.
2.1. Bệnh lý gây mất ngủ 20 năm hoặc nhiều năm
Mắc một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Việc không phát hiện và điều trị kịp thời làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ trên 1 tháng, lâu dần thành mất ngủ mạn tính.
Một số bệnh lý có các biểu hiện gây gián đoạn giấc ngủ như:
– Bệnh lý hô hấp: bệnh ngưng thở khi ngủ, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, …
– Bệnh tiết niệu: tiểu đêm, tăng tiểu tiện do đái tháo đường, …
– Bệnh tiêu hóa: trào trược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, …
– Bệnh nội tiết: cường giáp, suy giáp, tiểu đường, …
– Bệnh cơ xương khớp: đau lưng, gout, …
– Bệnh thần kinh: đau nửa đầu, u não, bệnh Parkinson, …
– Bệnh tim mạch: rối loạn nhịp tim, suy tim, thiếu máu cơ tim, …
Tìm hiểu thêm: Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn có chữa được không
Bệnh hô hấp gây triệu chứng khó thở, tức ngực làm ảnh hưởng đến giấc ngủ
2.2. Rối loạn tâm lý
Rối loạn tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài. Khi sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, điều này khiến bạn căng thẳng quá mức, cơ thể không thể thả lỏng để chìm vào giấc ngủ.
2.3. Thay đổi hormone
Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên. Những tình trạng tăng hoặc giảm hormone quá mức đều ảnh hưởng đến giấc ngủ, cụ thể:
– Quá trình mãn kinh ở phụ nữ
– Thay đổi nồng độ hormone trong thời gian 9 tháng mang thai
– Thay đổi hormone trước khi hành kinh
– Bệnh lý đái tháo đường, tình trạng tăng huyết áp và một số bệnh lý khác cũng có thể tác động đến sự cân bằng hormone, gây trằn trọc khó ngủ và mất ngủ.
2.4. Chế độ ăn uống
Nhiều người bị mất ngủ kéo dài do chế độ ăn uống chưa phù hợp. Chuyên gia lý giải rằng thực phẩm và đồ uống chúng ta hấp thụ hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Một số thói quen xấu làm chất lượng giấc ngủ suy giảm bao gồm:
– Sử dụng thức uống chứa caffeine, chất kích thích sát giờ ngủ
– Ăn tối quá no
– Ăn thực phẩm khó tiêu, đồ cay nóng
– Uống nhiều rượu
– Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt dưỡng chất quan trọng như magie, vitamin D, omega-3, …
2.5. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố dẫn đến tình trạng giấc ngủ rối loạn bao gồm:
– Thuốc: nhiều loại thuốc có thể gây mất ngủ gồm thuốc trị huyết áp cao, thuốc chống trầm cảm, trị hen suyễn, tránh thai, thuốc giảm đau chứa caffeine.
– Lối sống: thói quen ngủ không đều đặn, ngủ muộn, thiếu vận động hoặc vận động quá sức sát giờ ngủ, … cũng tác động tiêu cực tới giấc ngủ.
– Biến cố trong cuộc sống: các sự kiện, biến cố trong cuộc sống cùng sự ảnh hưởng từ nội dung trên mạng xã hội cũng làm bạn khó ngủ.
– Tuổi tác: người cao tuổi có nguy cơ khó ngủ, mất ngủ cao và thường xuyên thức dậy sớm.
3. Cảnh báo mức độ nguy hiểm của mất ngủ kinh niên
Mất ngủ ngắn hạn hay dài hạn đều làm người bệnh mệt mỏi, uể oải, mất tập trung đồng thời có thể dẫn tới hàng loạt hệ lụy nguy hiểm với sức khỏe.
3.1. Ngộ độc, thoái hóa tế bào
Mất ngủ khiến các tế bào thay đổi cả cấu trúc lẫn chức năng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, gây ra nhiều bệnh lý trong đó có ung thư.
3.2. Đột quỵ
Tình trạng mất ngủ khiến huyết áp tăng cao, bệnh tim mạch, cholesterol trong máu cao từ đó tăng nguy cơ đột quỵ.
>>>>>Xem thêm: Chụp cộng hưởng từ là gì? Ưu điểm và nhược điểm
Người bệnh cần thăm khám để được điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống
3.3. Suy giảm trí nhớ
Việc mất ngủ diễn ra trong thời gian dài khiến người bệnh mệt mỏi, hiệu quả của việc tiếp nhận, ghi nhớ và xử lý thông tin suy giảm. Do đó, khả năng trí nhớ giảm sút cao.
3.4. Trầm cảm
Khi mất ngủ kéo dài, người bệnh thường lo lắng, căng thẳng, ủ rũ, … lâu dần dễ dẫn tới trầm cảm.
3.5. Nguy cơ béo phì
Mất ngủ gây mệt mỏi, thiếu năng lượng, lười vận động, khả năng chuyển hóa kém gây thừa cân, béo phì.
3.6. Ung thư vú
Phụ nữ mất ngủ kinh niên khiến hàm lượng hormone melatonin liên tục được sinh ra tạo điều kiện cho các khối u phát triển, tăng nguy cơ ung thư vú.
Chuyên gia Nội thần kinh tại TCI khuyến cáo người bị mất ngủ 20 năm hay mất ngủ ngắn ngày nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân. Nếu nguyên nhân ngoài bệnh lý thần kinh, bạn sẽ được hội chẩn đa khoe để xác định đúng bệnh. Từ đó sẽ được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, an toàn.
Bên cạnh đó, chuyên gia lưu ý những trường hợp bị mất ngủ kéo dài nên tầm soát nguy cơ đột quỵ. Việc tầm soát sớm giúp phát hiện các bất thường trong não, các bệnh lý tiềm ẩn liên quan đến chứng mất ngủ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.