Sau khi tiêm vacxin, một số trẻ em gặp phải tình trạng tiêu chảy khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng tiêm vacxin về bị tiêu chảy, đồng thời gợi ý cho bố mẹ cách chăm sóc để giúp trẻ nhanh chóng thuyên giảm tình trạng này và không gặp nguy hiểm đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Giải pháp cho tiêm vacxin về bị tiêu chảy ở trẻ em
1. Hiểu đúng về tác dụng phụ tiêu chảy sau khi tiêm vacxin
Tác dụng phụ tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ phổ biến sau khi tiêm vacxin và có thể xảy ra với nhiều loại vacxin khác nhau. Trong đó, vacxin gây ra tác dụng phụ tiêu chảy phổ biến nhất là vacxin ngừa Rotavirus. Trẻ em sau khi được uống vacxin Rotavirus có thể trải qua các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy trong khoảng thời gian từ 1 đến 7 ngày sau tiêm. Tuy nhiên, đối với tất cả các loại vacxin, hiện tượng tiêm vacxin về bị tiêu chảy thường chỉ kéo dài trong vài ngày và không gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Tiêm vacxin về bị tiêu chảy là tình trạng không hiếm gặp
Nguyên nhân chính gây tiêu chảy sau khi tiêm vacxin là do trong thời gian sau tiêm chủng hệ miễn dịch của trẻ sẽ được kích thích để hoạt động mạnh mẽ hơn và tạo ra kháng thể phòng bệnh. Quá trình này có thể gây ra các triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi hay tiêu chảy cho trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiện tượng tiêu chảy sau khi tiêm vacxin không phải lúc nào cũng xảy ra và cũng không phải trẻ em nào cũng bị. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm cơ địa của từng trẻ, độ tuổi và loại vacxin được sử dụng.
Ngoài nguyên nhân trực tiếp từ việc tiêm vacxin, nguyên nhân gây ra hiện tượng tiêu chảy sau khi tiêm vacxin cũng có thể là do trẻ em đã bị nhiễm trùng đường ruột từ trước hoặc trong quá trình tiêm vacxin từ môi trường hoặc do ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
2. Biểu hiện và cách xử trí tiêu chảy sau tiêm vacxin
2.1 Biểu hiện tiêu chảy ở trẻ
Thông thường, các triệu chứng tiêu chảy sau khi tiêm vacxin sẽ xuất hiện từ 1-2 ngày sau khi tiêm và kéo dài trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ, mức độ tiêu chảy có thể khác nhau, từ trường hợp nhẹ đến trường hợp nặng hơn.
Các biểu hiện thường thấy khi trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm vacxin gồm:
– Tiêu chảy 2-3 lần/ngày hoặc nhiều hơn
– Mệt mỏi và không có hứng thú với đồ ăn
– Màu phân thay đổi, lỏng hơn bình thường, mùi tanh
– Trẻ có thể có biểu hiện sốt hoặc cáu gắt, khó chịu
– Có thể bị mất nước biểu hiện qua việc da bị khô, môi khô, ít tiểu.
2.2 Cách xử trí tiêu chảy ở trẻ sau khi tiêm vacxin
Trong trường hợp tiêu chảy nhẹ, trẻ có thể tự phục hồi mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý đến một số điều dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho trẻ và giúp giảm triệu chứng cho trẻ nhanh hơn:
– Bổ sung nước cho trẻ:
Sau khi tiêm vacxin, trẻ thường mất nước và các chất điện giải trong cơ thể do quá trình hình thành miễn dịch. Bên cạnh đó, tình trạng tiêu chảy cũng thường khiến trẻ bị mất nước. Do đó, việc bổ sung nước cho trẻ là rất quan trọng để trẻ duy trì sức khỏe. Đối với trẻ dưới 6 tháng, mẹ cho trẻ bú thường xuyên hơn để đảm bảo bé nhận đủ nước. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bổ sung nước cho trẻ thông qua thực phẩm như cháo, súp, nước gạo rang. Nếu bé bị tiêu chảy nặng, cần sử dụng nước điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Tiêm phòng bạch hầu – Chủ động bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh nguy hiểm
Cần bổ sung đủ nước cho trẻ nếu trẻ bị tiêu chảy sau khi tiêm vacxin
– Lưu ý về dinh dưỡng:
Việc tiêu chảy liên tục sẽ khiến cơ thể trẻ mất đi nhiều năng lượng và dinh dưỡng. Vì vậy, bố mẹ cần bổ sung cho trẻ thêm nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như sữa, cháo, rau củ quả để giúp trẻ phục hồi sức khỏe. Tránh cho trẻ ăn đồ sống, thực phẩm lạnh bụng, và thức ăn nhiều dầu mỡ. Mẹ cho bé bú cũng cần chú ý tránh những nhóm thực phẩm này để tránh làm tình trạng tiêu chảy trở lên nặng hơn.
– Giữ gìn vệ sinh:
Rửa tay kỹ sau khi thay tã cho bé để tránh lây lan bệnh. Rửa sạch tay, chân, miệng, hậu môn cho bé để hạn chế tình trạng nặng hơn.
– Bổ sung men vi sinh:
Men vi sinh giúp cân bằng lợi khuẩn đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Bố mẹ có thể bổ sung cho trẻ bằng cách bổ sung sữa chua vào chế độ ăn dặm hàng ngày.
– Để bé nghỉ ngơi:
Dành thời gian cho bé nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi và chống lại tác dụng phụ của vacxin.
– Quan sát tình trạng của trẻ:
Theo dõi màu sắc, tình trạng phân và tình trạng sức khỏe của bé để biết liệu tiêu chảy có nặng hay không. Nếu tiêu chảy kéo dài hoặc có biểu hiện nặng hơn, phát hiện bất thường như có máu, cần đưa bé đi bệnh viện ngay.
3. Khuyến cáo của chuyên gia y tế về tiêu chảy sau tiêm vacxin
Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng tiêu chảy sau khi tiêm vacxin là điều bình thường và không đe dọa tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ cần tuân thủ một số lưu ý sau:
– Trước khi tiêm vacxin trẻ cần được khám sàng lọc sức khỏe với bác sĩ chuyên môn để nhận chỉ định tiêm phù hợp, đảm bảo việc tiêm chủng không gây ra những phản ứng nặng nề cho trẻ.
– Không cho trẻ tiêm vacxin khi trẻ đã có triệu chứng bệnh như sốt hay tiêu chảy.
– Sau khi tiêm vacxin, cần theo dõi sức khỏe trẻ trong thời gian 30 phút đầu tiên để kiểm tra xem trẻ có bất kỳ biểu hiện kỳ lạ hay nguy hiểm nào không.
– Nếu trẻ có biểu hiện tiêu chảy hoặc khó chịu sau khi tiêm vacxin, hãy cho trẻ nghỉ ngơi và thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ, không nên tự ý dùng thuốc để giảm triệu chứng.
>>>>>Xem thêm: Danh sách các mũi tiêm chủng cho bé
Cần theo dõi sức khỏe trẻ sau khi tiêm vacxin để giúp phát hiện sớm bất thường
Trên đây là những thông tin cần thiết để bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng tiêm vacxin về bị tiêu chảy. Hiện tượng này là một tình trạng phổ biến và thường không đe dọa tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ, bố mẹ nên thảo luận với bác sĩ tiêm chủng về tình trạng của trẻ.
Tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, trẻ trước tiêm chủng sẽ được khám sàng lọc miễn phí với bác sĩ chuyên môn để đảm bảo việc tiêm vacxin là an toàn với trẻ. Sau khi tiêm vacxin nếu có bất cứ lo lắng nào cần được hỗ trợ bố mẹ có thể liên hệ trực tiếp với phòng tiêm để được hướng dẫn.
Để tiêm chủng an toàn, hạn chế tối đa tác dụng phụ và nguy hiểm, bố mẹ liên hệ tới Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.