Xương cổ chân có cấu tạo giải phẫu khá phức tạp, một đầu nối với bàn chân, một đầu nối với xương mác và xương chày. Sự cấu tạo liên kết hài hòa này giúp cơ thể vận động dễ dàng, dẻo dai.
Cổ chân là điểm nối giữa chân và bàn chân. Cổ chân có 3 khớp xương là khớp nối khớp mắt cá chân, khớp dưới da và khớp dưới sên.
Bạn đang đọc: Giải phẫu xương cổ chân và các chấn thương thường gặp
Giải phẫu xương cổ chân
Khớp cổ chân là một khớp bản lề, nối với xương chày và xương mác tạo thành một ổ sâu cho ròng rọc xương sên, như một lỗ mộng. Phần trong của lỗ mộng là mặt trong của mắt cá trong, phần ngoài của lỗ mộng là mặt trong của mắt cá ngoài.
Mắt cá ngoài xuống thấp hơn mắt cá trong và bảo vệ các dây chằng bên ngoài cổ chân. Xương chày và xương mác vừa khít trên ròng rọc xương sên, một xương có phần trước rộng hơn phần sau.
Cổ chân là điểm nối giữa chân và bàn chân.
Cổ chân có rất nhiều dây chằng bên trong và ngoài, làm hạn chế gập mu bàn chân và gập lòng, vận động ra trước và ra sau của bàn chân, nghiêng của xương sên. Cổ chân có sự ổn định phụ thuộc vào hướng của các dây chằng, tư thế của cổ chân vào lúc chịu tải.
Thông thường, mặt ngoài của khớp cổ chân dễ bị tổn thương hơn. Trục xoay của khớp cổ chân là một đường thẳng giữa hai mắt cá, chạy chéo so với xương chày.
Các chấn thương thường gặp ở xương cổ chân
Xương cổ chân có vai trò quan trọng, giúp các xương bàn chân, xương mác và xương chày hoạt động trơn tru, nâng đỡ toàn bộ cơ thể, vận động dẻo dai. Tuy nhiên, ở vị trí này cũng rất dễ bị tổn thương.
Các chấn thương thường gặp ở xương cổ chân gồm:
Bong gân cổ chân
Đây là tình trạng các dây chằng xung quanh khớp cổ chân bị giãn quá mức, có thể dẫn đến rách một phần hoặc rách toàn bộ dây chằng.
Tìm hiểu thêm: 10 dấu hiệu “tố cáo” tuyến giáp bạn gặp vấn đề
Xương cổ chân dễ bị các chấn thương như bong gân, nứt gãy
Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, với mức độ tổn thương từ nhẹ đến nặng khác nhau.
Thông thường người bệnh không cần điều trị, chỉ tự chăm sóc tại nhà bằng chườm đá, nghỉ ngơi, hạn chế đi lại (trong trường hợp bong gân cổ chân nhẹ).
Ngược lại nếu bong gân ở mức độ vừa và nặng thì người bệnh cần toiws bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn dùng thuốc bôi, thuốc uống phù hợp, kết hợp với vật lý trị liệu, nắn bóp cổ chân để cải thiện bệnh.
Gãy xương cổ chân
Đây là hiện tượng khớp xương ở mắt cá chân bị gãy, hoặc trật ra khỏi vị trí cố định. Gãy xương cổ chân có thể gây đau, thậm chí tàn tật nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời.
Gãy xương cổ chân có thể do va đập vào mắt cá chân, tai nạn giao thông, té ngã. Tùy vào từng mức độ và độ tuổi, tình trạng sức khỏe của từng người bệnh sẽ có biện pháp điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân và triệu chứng
Người bệnh cần tới bệnh viện để có biện pháp khắc phục tình trạng chấn thương ở xương cổ chân
Chấn thương ở vùng cổ chân sẽ dễ sưng hơn trên gối. Đây là loại tổ chức có nhiều mạch máu nuôi nên khi có vấn đề thường bị chảy máu nhiều hơn. Quanh cổ chân còn có rất nhiều tĩnh mạch nông lớn, dễ gây hiện tượng sưng phù do ứ trệ máu trở về tim.
Các chấn thương ở xương cổ chân thường sưng, đau, ảnh hưởng tới khả năng vận động, đi lại. Vì thế, khi gặp phải chấn thương ở xương cổ chân, người bệnh nên theo dõi và tới bệnh viện ngay nếu tình trạng đau kéo dài.