Ăn keto bị rối loạn kinh nguyệt là trường hợp xảy ra với không ít chị em phụ nữ, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả của việc ăn uống theo chế độ và khiến chị em hoang mang vì lo sợ sẽ tác động tới sức khỏe. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về chế độ ăn Keto cũng như sự liên kết giữa chế độ ăn này với nội tiết tố của chị em nhé!
Bạn đang đọc: Giải thích trường hợp ăn keto bị rối loạn kinh nguyệt
1. Chế độ ăn Ketogenic và những điều bạn cần biết
Chế độ ăn keto đã trở thành một xu hướng ăn uống và ngày càng phổ biến trong những năm trở lại đây. Mục đích của khi áp dụng chế độ ăn này nhằm giảm cân và cải thiện sức khỏe, và có thể hỗ trợ điều trị một vài bệnh lý.
Đặc điểm của chế độ ăn Keto (Ketogenic) chính là không cần phải kiêng khem quá mức bởi cơ thể luôn trong tình trạng đốt cháy năng lượng. Theo đó, cơ thể sẽ sử dụng đường trong máu từ carbohydrate (có trong ngũ cốc, rau, củ, quả) để làm nguồn năng lượng chính. Trong khi hầu hết chế độ ăn kiêng tập trung vào giảm lượng calo và tập trung vào thực phẩm ít chất béo, chế độ ăn keto lại tập trung vào các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, bạn phải giới hạn lượng carbohydrate nạp vào cơ thể chỉ từ 20-50 gr/ngày và tăng lượng chất béo và đạm trong khẩu phần ăn.
Ăn keto mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Chế độ ăn Keto được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
– Giảm cân: Khi cơ thể dùng chất béo để làm nguồn năng lượng chính, nên giảm thiểu đáng kể lượng carbohydrate trong chế độ ăn, từ đó giúp cơ thể giảm cân hiệu quả.
– Tốt cho người bị tiểu đường:Với chế độ này có thể giảm thiểu lượng cholesterol xấu và đường huyết, rất tốt cho người bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2.
– Tốt cho trí não: Chế độ ăn keto có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của não và giảm nguy cơ bệnh Alzheimer, chứng rối loạn chức năng não.
Thực tế cho thấy chế độ ăn ketogenic đã tạo nên sự thay đổi chuyển hóa tốt trong một thời gian ngắn, cải thiện các chỉ số sức khỏe liên quan đến thừa cân, lượng đường trong máu. Tuy nhiên, mỗi chế độ dinh dưỡng đều có 2 mặt ưu điểm và nhược điểm nên khó có thể tốt hoàn toàn cho mọi đối tượng. Chế độ ăn ketogenic cũng vậy, bên cạnh nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thì cũng tồn tại một số tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe. Có thể kể đến là các tác động đến tuyến thượng thận, mất dần khối cơ, gặp phải các cơn hạ đường huyết, mất cân bằng chất dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa và điển hình là triệu chứng rối loạn kinh huyệt hay có thể vô kinh. Do đó, áp dụng chế độ ăn Keto cần phải đề cao tính phù hợp với đối tượng và nhu cầu. Để thích nghi tốt, đạt hiệu quả tốt và an toàn đối với chế độ ăn Keto thì bạn cần tham khảo các lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trong quá trình áp dụng.
2. Tại sao áp dụng chế độ ăn Keto bị rối loạn kinh nguyệt?
2.1 Sự ảnh hưởng của chế độ ăn keto đến cơ chế hoạt động chu kỳ kinh nguyệt
Tính đến nay khoa học vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh chế độ ăn keto gây ra rối loạn kinh nguyệt trực tiếp. Tuy nhiên, khá nhiều chị em phụ nữ đã có phản hồi về triệu chứng về vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt trong quá trình theo chế độ ăn keto.
Một số giả thuyết cho rằng chế độ ăn keto có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt bởi vì việc giảm thiểu lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa hormone trong cơ thể. Đặc biệt là việc giảm đường huyết và insulin, và tăng lượng acid béo tự do trong máu có thể ảnh hưởng đến quá trình ovulation (rụng trứng) và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Hơn nữa, khi cơ thể bị stress và thay đổi lượng calo một cách đột ngột cũng sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề kinh nguyệt.
Tìm hiểu thêm: Những mẹ bầu nào có nguy cơ tiền sản giật?
Ăn keto gây ra sự suy giảm hormones nội tiết tố và rối loạn nội tiết tố nữ.
Tình trạng được xem là vô kinh là khi chị em bị mất kinh nguyệt liên tiếp 3 tháng trở lên, chủ yếu là do sụt giảm nồng độ của các hormone như: hormone GnRH – loại hormone giải phóng gonadotropin khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, hormone luteinizing – LH tạo hoàng thể, estrogen, progesterone…Tác nhân gây nên rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh cũng có thể xuất phát từ sự thiếu hụt leptin – loại hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ. Nếu cắt giảm Carb hay lượng Calories sẽ ảnh hưởng lớn đến nồng độ hormone sinh sản của leptin. Các nghiên cứu chỉ ra các vấn đề này thường gặp ở những chị em phụ nữ duy trì phương pháp này trong suốt một thời gian dài, nhiều trường hợp chị em đã gặp các chứng rối loạn kinh nguyệt khi ăn keto trong 4 tháng. Đây có thể là một tín hiệu cho thấy chế độ ăn này không phù hợp với cơ thể của bạn,
Do đó, nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn keto và gặp vấn đề về kinh nguyệt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường sức khỏe, giảm thiểu các tác dụng phụ.
2.2 Cách để kinh nguyệt đều trở lại mà vẫn ăn chế độ Keto
Rối loạn kinh nguyệt xảy ra khi chị em ăn theo chế độ keto khiến chơ chế hoạt động của cơ thể có sự thay đổi. Tuy nhiên, vẫn có vài cách để giúp giảm tác động của chế độ ăn keto đến chu kỳ kinh nguyệt:
Rối loạn kinh nguyệt có thể là một vấn đề phổ biến khi bạn thực hiện chế độ ăn keto. Tuy nhiên, có một số cách để giảm tác động của chế độ ăn keto đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn, đồng thời vẫn duy trì chế độ ăn keto hiệu quả.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên để giúp giảm rối loạn kinh nguyệt khi bạn đang ăn keto:
– Tăng cường chế độ ăn uống: Để giảm tác động của chế độ ăn keto đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn, bạn nên tập trung vào việc bổ sung thực phẩm giàu đạm và chất béo không no như rau xanh, trái cây, hạt, thịt gà, cá, trứng và đậu phụ. Điều này giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và chất xơ cho cơ thể của bạn.
>>>>>Xem thêm: Mắc bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không?
Tham khảo ý kiến bác sĩ để cân đối chế độ ăn keto phù hợp với cơ thể
– Giảm stress: Stress cũng là một nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, hãy tập trung vào việc giảm stress trong cuộc sống hàng ngày của bạn bằng cách thực hành yoga, tập thể dục, hoặc tham gia các hoạt động giải trí khác để giảm stress.
– Tăng chất lượng giấc ngủ: Giấc ngủ đủ giờ và đủ chất lượng cũng rất quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Hãy cố gắng giữ cho giấc ngủ của bạn đủ 7-8 giờ mỗi đêm để giúp duy trì chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
– Áp dụng các phương pháp tự nhiên: Nhiều phương pháp tự nhiên như uống trà lá dứa, uống nước cam hoặc mật ong, hay sử dụng các loại thảo dược như ngải cứu hoặc rễ cây sắn dây cũng có thể giúp duy trì chu kỳ kinh nguyệt của chị em
Tóm lại, chế độ ăn keto là một lựa chọn ăn uống hiệu quả, song cũng tồn tại một số vấn đề hạn chế bởi nguyên tắc dinh dưỡng của chế độ. Bằng cách thích nghi dẫn và cân đối lại chế độ ăn uống, giảm căng thẳng cũng như cải thiện giấc ngủ… để có thể duy trì chế độ ăn này mà vẫn hạn chế được tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Trên đây là một số thông tin giúp chị em lý giải trường hợp ăn keto bị rối loạn kinh nguyệt, hy vọng chị em có thể hiểu được bản chất và mối quan hệ giữa chế độ ăn keto đối với cơ thể. Nếu còn những thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề gây nên từ việc ăn keto, chị em có thể liên hệ với Thu Cúc TCI để hỗ trợ giải đáp nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.