“Giải tỏa” nỗi lo: nội soi đại trực tràng có đau không? 

Nhiều người khi được bác sĩ chỉ định nội soi đại trực tràng, thường băn khoăn không biết nội soi đại trực tràng có đau không? Để tìm đáp án cho câu hỏi này, bạn hãy dành ít phút tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: “Giải tỏa” nỗi lo: nội soi đại trực tràng có đau không? 

1. Nội soi đại trực tràng có đau không?

“Giải tỏa” nỗi lo: nội soi đại trực tràng có đau không? 

Nội soi đại trực tràng là phương pháp thăm dò chức năng đường tiêu hóa dưới, nhằm quan sát, phát hiện và đánh giá các tổn thương (nếu có) ở niêm mạc đại trực tràng.

Để tìm hiểu nội soi đại trực tràng có đau không? Trước tiên bạn cần hiểu đại trực tràng là gì?

1.1 Định nghĩa

Đại trực tràng là đoạn cuối cùng của ống (đường) tiêu hóa hay có tên gọi khác là “ruột già”.

Nội soi đại trực tràng là phương pháp thăm dò chức năng đường tiêu hóa dưới, nhằm quan sát, phát hiện và đánh giá các tổn thương (nếu có) ở niêm mạc đại trực tràng. Giúp chẩn đoán các bệnh lý như: viêm – loét đại trực tràng, polyp đại tràng, sa trực tràng, viêm ống hậu môn, rò hậu môn, trĩ và có thể tầm soát sớm bệnh lý ung thư đại trực tràng – loại ung thư gây tử vong cao, đứng thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. 

1.2 Quy trình nội soi đại trực tràng

Sau khi thăm khám và đánh giá kết quả xét nghiệm máu và các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh có liên quan để loại trừ các nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình nội soi như: người bệnh bị rối loạn đông máu, có mắc bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, HIV, viêm gan B, bệnh hô hấp, tiền sử dị ứng với thuốc gây mê, có kim loại trong người,.. các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định có nội soi được hay không.

Nếu có thể nội soi được, người bệnh sẽ được hướng dẫn vào phòng làm hồ sơ nội soi, bạn sẽ được kiểm tra lại huyết áp một lần nữa và hỏi về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình và các yếu tố phục vụ cho quá trình nội soi và hoàn tất hồ sơ trước khi nội soi. 

Sau đó bạn sẽ được uống thuốc làm rỗng đại tràng hay còn được gọi là “thuốc xổ”. Thuốc này kích thích đại tràng thải phân, giúp thải toàn bộ phân và thức ăn còn trong dạ dày đại tràng, giúp quá trình nội soi diễn ra an toàn, quan sát và đánh giá được các tổn thương ở đại trực tràng. Sau khi kết thúc “thuốc xổ” bạn sẽ không được uống bất cứ loại nước nào kể cả nước lọc và ngồi chờ để chuẩn bị nội soi.

Bạn có thể lựa chọn hình thức nội soi đại trực tràng gây mê hoặc không gây mê. Nhưng thường các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh gây mê để làm giảm tối đa cảm giác đau, khó chịu. Gây mê thường là gây mê ngắn thời gian khoảng 10-15 phút, người bệnh sẽ “chìm vào giấc ngủ ngắn”. Các bác sĩ nội soi sẽ đưa ống nội soi mềm qua đường hậu môn vào bên trong đường tiêu hóa dưới để quan sát, phát hiện và đánh giá tình trạng tổn thương thông qua camera ở đầu ống nội soi và hình ảnh sẽ được chụp lại phục vụ quá trình chẩn đoán bệnh. 

“Giải tỏa” nỗi lo: nội soi đại trực tràng có đau không? 

giải đáp nội soi đại trực tràng có đau không

Nội soi xong người bệnh sẽ được nằm nghỉ ngơi ở buồng riêng và có các y tá, nhân viên y tế chăm sóc. Khi hết thuốc mê, người bệnh ổn định và có thể ra gặp bác sĩ nội soi để được đọc và trả kết quả. Sau đó bạn mang kết quả nội soi của mình sang phòng gặp bác sĩ tiêu hóa mà bạn thăm khám ban đầu. Bác sĩ tiêu hóa sẽ căn cứ vào các biểu hiện khám lâm sàng, kết quả nội soi của bạn và đưa ra chẩn đoán về tình hình bệnh lý, hướng can thiệp cần thiết, kê đơn thuốc và dặn dò về chế độ dinh dưỡng và thời gian tái khám. 

2.Nội soi đại trực tràng có đau không?

Đây là câu trả lời:

  • Nếu bạn lựa chọn nội soi đại trực tràng có gây mê thì bạn sẽ được gây mê với lượng thuốc gây mê vừa đủ để các bác sĩ thực hiện hoàn tất quá trình nội soi đại trực tràng. Do đó, bạn sẽ không có cảm giác đau rát hay khó chịu nào cả. Sau khi quá trình nội soi hoàn tất, hết thuốc mê bạn tỉnh dậy cũng không có cảm giác đau, rát hay khó chịu nào. 
  • Nếu bạn chọn nội soi đại trực tràng không gây mê (còn được gọi là “nội soi sống”) thì khi bác sĩ được ống nội soi qua lỗ hậu môn bạn sẽ có cảm giác buồn, vướng và khó chịu ở vùng hậu môn, khi ống nội soi đi sâu vào bên trong cơ quan tiêu hóa phía dưới bạn sẽ có cảm giác hơi đau, rát và khó chịu. Sau khi hoàn tất quá trình nội soi, khi rút ống nội soi ra hỏi hậu môn bạn các biểu hiện trên hầu như sẽ không còn.

3.Những ưu điểm chỉ trong một lần nội soi đại trực tràng

Tìm hiểu thêm: Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày bao lâu là lý tưởng?

“Giải tỏa” nỗi lo: nội soi đại trực tràng có đau không? 

Nội soi đại tràng phát hiện polyp đại tràng kích thước lớn

  • Quan sát, phát hiện, đánh giá chính xác vị trí viêm, loét, phù nề, sung huyết, polyp ở đại trực tràng (nếu có)
  • Tiến hành cắt bỏ polyp ngay trong quá trình nội soi (nếu được sự đồng ý của người bệnh trước đó). 
  • Thực hiện kẹp cầm máu sau khi cắt polyp giúp giảm tối đa nguy cơ chảy máu sau khi cắt polyp.
  • Phát hiện sớm các yếu tố nghi ngờ ung thư đại trực tràng 
  • Polyp được cắt bỏ, sẽ được mang đi làm xét nghiệm sinh thiết để kiểm tra có yếu tố ung thư hay không, lành tính hay ác tính (nếu được sự đồng ý của người bệnh) để có hướng can thiệp và điều trị tốt nhất.

4.Khi nào cần nội soi đại tràng? 

“Giải tỏa” nỗi lo: nội soi đại trực tràng có đau không? 

>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán hình ảnh là gì?có vai trò quan trọng trong khám chữa bệnh

dấu hiệu bạn nên đi nội soi đại tràng

Người bệnh thường được chỉ định nội soi đại trực tràng khi có các biểu hiện nghi ngờ bệnh lý đại tràng như sau:

  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài: ợ hơi, ợ chua, đau quặn bụng, đau bụng âm ỉ, đau tức vùng bụng trước và sau khi ăn, chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon.
  • Giảm cân bất thường: cơ thể sút cân không do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân.
  • Rối loạn bài tiết phân: táo, phân lỏng, mót rặn, đau quặn cảm giác khó chịu khi đi ngoài, đi xong vẫn muốn rặn tiếp.
  • Phân mỏng, hẹp so với bình thường
  • Xuất hiện máu trong phân: phân kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân.
  • Mệt mỏi và suy nhược

5.Những điều cần lưu ý khi nội soi đại trực tràng

  • Buổi tối trước hôm đi nội soi bạn nên ăn nhẹ đồ ăn nhẹ, mềm như cháo, súp và chất xơ. 
  • Không nên ăn đồ ăn cứng, khó tiêu; không nên ăn các đồ ăn, đồ uống có màu đỏ.
  • Tuyệt đối không nên uống bia, rượu, đồ uống có gas, có cồn.
  • Cần nhịn ăn sáng 6-8 tiếng trước khi nội soi (không ăn sáng)
  • Buổi sáng bạn có thể uống nước lọc, sau khi uống thuốc làm sạch đại tràng xong bạn không được uống bất kỳ loại nước nào khác, chờ để bắt đầu tiến hành nội soi. 

Nội soi đại tràng là phương pháp giúp chẩn đoán đường tiêu hóa dưới có độ chính xác cao, phát hiện sớm các tổn thương, khối u, ung thư đại tràng. Theo một số nghiên cứu ghi nhận, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi bệnh ung thư đại tràng lên tới 90%. Nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh. Để tìm hiểu thêm về các bệnh lý tiêu hóa mời bạn tham khảo mục “Bệnh tiêu hóa”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *