Giảm triệu chứng khó chịu của bệnh đau mắt đỏ khi mang thai

Dịch đau mắt đỏ gia tăng và có thể gặp phải ở bất kỳ ai. Các mẹ bầu bị đau mắt đỏ thì xem ngay bài viết này để biết cách giảm sự khó chịu của triệu chứng đau mắt đỏ khi đang mang thai nhé!

Bạn đang đọc: Giảm triệu chứng khó chịu của bệnh đau mắt đỏ khi mang thai

1. Triệu chứng đau mắt đỏ ở phụ nữ đang mang thai

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc, tức viêm màng bao phủ phần trắng của mắt và bao phủ bên trong mí mắt. Viêm kết mạc thường do nhiễm virus, vi khuẩn và đôi khi có thể do dị ứng (như lông động vật, bụi)…

Giảm triệu chứng khó chịu của bệnh đau mắt đỏ khi mang thai

Bệnh đau mắt đỏ khi xuất hiện ở các mẹ bầu cũng có triệu chứng thông thường như những người khác

Bệnh đau mắt đỏ khi xuất hiện ở các mẹ bầu cũng có biểu hiện thông thường như các trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ khác, bao gồm:

– Mắt có màu hồng hoặc đỏ.

– Cảm giác khó chịu như có gì vướng hoặc cảm giác mắt thô ráp.

– Ngứa và kích ứng trong mắt hoặc trên mí mắt.

– Chảy nước mắt, có thể ra nhiều rỉ mắt màu xanh hoặc vàng vào buổi sáng.

– Thị lực suy giảm, mắt nhạy cảm với ánh sáng.

– Đau và sưng, có thể xuất hiện hạch trước tai.

– Một số phụ nữ mang bầu có thể gặp tình trạng viêm mũi dị ứng.

Các triệu chứng của đau mắt đỏ trên có thể xuất hiện ở mức độ từ nhẹ đến nặng ở mẹ bầu. Thời gian để triệu chứng bệnh suy giảm và khỏi dần có thể kéo dài từ vài ngày đến 2 tuần, tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

2. Nguyên nhân bị đau mắt đỏ ở bà bầu

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở phụ nữ mang bầu cũng tương tự như những người khác. Tuy nhiên, khi mang thai, khả năng nhiễm bệnh có thể cao hơn nếu mẹ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm, do hệ miễn dịch của các mẹ đang mang bầu thường kém hơn.

Có ba nguyên nhân chính gây đau mắt đỏ khi mang thai:

– Bệnh do virus:

Cảm lạnh thông thường, cúm và thậm chí COVID-19 cũng có thể gây viêm kết mạc khi virus hoạt động trong cơ thể. Viêm mắt là phản ứng viêm do virus kích hoạt, do đó không ngạc nhiên khi nhiều loại virus thông thường gây ra viêm mắt. Trong trường hợp mang thai, nguyên nhân chủ yếu gây đau mắt đỏ là virus nhóm Adeno. Biểu hiện đau mắt đỏ có thể xuất hiện trước, trong hoặc ngay sau khi bị nhiễm virus. Thông thường, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau mắt và ngứa ngáy mắt kéo dài sau khi nhiễm virus.

– Nhiễm vi khuẩn:

Đau mắt đỏ cũng có thể do nhiễm vi khuẩn, không phải do virus. Điều này thường xảy ra với những người đeo kính áp tròng không đúng cách. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể lây lan qua tay không sạch hoặc thông qua đường hô hấp, và thậm chí qua các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu và Chlamydia.

– Dị ứng:

Dị ứng theo mùa hoặc dị ứng với bụi, nấm mốc và lông thú cưng cũng có thể gây viêm mắt tạm thời và gây ra cảm giác giống như các loại đau mắt đỏ khác. Triệu chứng thường bao gồm ngứa mắt, sưng mắt và đỏ tạm thời. Tình trạng này sẽ giảm đi nếu mẹ bầu tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

3. Cách giảm khó chịu của triệu chứng đau mắt đỏ cho mẹ bầu

Dưới đây là các cách giảm khó chịu của triệu chứng đau mắt đỏ cho phụ nữ mang bầu, mặc dù chúng không thể chữa khỏi bệnh nhưng có thể giảm sự mệt mỏi và khó chịu cho mẹ bầu đang trong thai kỳ đầy 9 tháng 10 ngày đầy vất vả. Đồng thời, những cách sau cũng giúp thời gian hồi phục nhanh nếu đau mắt đỏ là do virus hoặc kích ứng gây ra:

Tìm hiểu thêm: Cách điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú

Giảm triệu chứng khó chịu của bệnh đau mắt đỏ khi mang thai

Dùng bông nhúng nước để loại bỏ rỉ mắt, giảm khó chịu của triệu chứng đau mắt đỏ

– Sử dụng gạc mát hoặc ấm đắp lên mắt để làm giảm khó chịu.

– Sử dụng bông nhúng nước sạch để loại bỏ bất kỳ chất tích tụ hoặc rỉ mắt gây khó chịu cho mắt.

– Nếu thường xuyên đeo kính áp tròng, hãy chuyển sang đeo kính gọng cho đến khi tình trạng viêm hoàn toàn hết.

– Ngâm túi trà xanh trong nước nóng khoảng độ 20 phút, sau đó cho vào tủ lạnh. Đắp túi trà xanh ướt lên mắt cũng có thể giảm viêm nhờ các chất chống oxy hóa có trong trà. Sau khi đắp lên mắt, nên gói trong túi nilon và sau đó vứt bỏ.

Những biện pháp này an toàn cho phụ nữ mang bầu và hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu ở mắt mặc dù không phải là phương pháp chữa bệnh.

4. Một số lưu ý cho phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ khi đang mang bầu thường không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tuân thủ các lưu ý sau để bệnh không kéo dài và nguy cơ trầm trọng hơn:

– Không tự ý sử dụng thuốc khi bị đau mắt đỏ mà chưa được chỉ định của bác sĩ, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ kéo dài và làm bệnh trầm trọng hơn. Đau mắt đỏ thường không ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây hại cho thai nhi.

– Đeo kính râm hoặc dụng cụ bảo vệ mắt để ngăn ngừa bụi bẩn và giảm tiếp xúc với ánh sáng, giúp đôi mắt cảm thấy thoải mái hơn.

– Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc, mẹ bầu đang gặp đau mắt đỏ trong khi mang thai nên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý để tăng tốc quá trình điều trị và làm dịu triệu chứng. Có một số nguyên tắc ăn uống cần chú ý:

++ Thực phẩm nên ăn: Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A và có tác dụng tốt cho mắt như cà rốt, ớt chuông, dầu cá, quả việt quất, và các loại rau xanh như rau muống, nhằm tăng cường sức khỏe mắt.

++ Thực phẩm nên tránh: Trong trường hợp bị đau mắt đỏ, mẹ bầu nên tránh thực phẩm có hàm lượng muối cao như tôm, cá, cũng như các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có ga. Hạn chế tiêu thụ mỡ động vật và cần cân nhắc với việc ăn rau muống, vì rau muống có thể tạo ra nhiều ghèn mắt.

Những nguyên tắc này giúp đảm bảo chế độ ăn uống cân đối và hỗ trợ quá trình điều trị đau mắt đỏ một cách hiệu quả và dễ dàng hơn.

Giảm triệu chứng khó chịu của bệnh đau mắt đỏ khi mang thai

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Chữa nấm miệng bằng rau ngót có hiệu quả không?

Bác sĩ TCI dặn dò mẹ bầu bị đau mắt đỏ

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ về cách giảm triệu chứng đau mắt đỏ khi mang thai, các mẹ bầu gặp tình trạng đau mắt đỏ ngay trong thai kỳ có thể tham khảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mẹ hãy để lại thông tin bên dưới để được Thu Cúc TCI hỗ trợ giải đáp sớm nhất nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *