Giãn phình động mạch vành được coi là nguyên nhân gây bóc tách mạch vành rất nguy hiểm. Vậy giãn động mạch vành là gì, nguyên nhân do đâu? Cách chẩn đoán và điều trị căn bệnh này như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Giãn động mạch vành: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị
1. Giãn động mạch vành là gì?
Giãn động mạch vành là hiện tượng động mạch vành bị giãn rộng ra, không thể thu lại về kích thước bình thường do mất độ đàn hồi vốn có. Ở các vị trí động mạch vành bị giãn, kích thước mạch vành thường lớn hơn 50% so với các đoạn mạch bình thường và tạo thành các túi phình.
Trong nhiều trường hợp động mạch vành có thể giãn trên 50% và không thể phục hồi.
2. Nguyên nhân gây giãn mạch vành
Tình trạng giãn mạch vành có thể là một dị dạng bẩm sinh nhưng cũng có thể xảy là ảnh hưởng do những sự tổn thương trong quá trình phát triển của người bệnh như:
– Chấn thương: Các chấn thương do tai nạn, va đập có thể tác động làm mất đi tính đàn hồi của thành động mạch vành.
– Tăng huyết áp: Tăng huyết áp gây tổn thương nghiêm trọng đến thành động mạch. Sau một thời gian thành mạch đã bị suy yếu, cộng với huyết áp vẫn tiếp tục cao, tất yếu sẽ bị giãn, phình động mạch.
– Các rối loạn liên quan đến cấu trúc thành mạch máu
3. Giãn phình động mạch vành có nguy hiểm không?
Nhìn chung, các động mạch khi đã giãn sẽ ngày càng giãn nhiều hơn, các túi phình đều có xu hướng phát triển to dần chứ không thể tự khỏi. Nếu phình động tĩnh mạch càng lớn thì nguy cơ bị vỡ, rách càng cao. Khi khi mạch bị vỡ sẽ gây chảy máu trong. Nguồn cung cấp máu cho cơ tim bị mất đột ngột có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay.
Dù không gây ra các tình trạng cấp tính thì sự tồn tại của các túi phình trong bệnh cảnh giãn động mạch vành cũng có thể gây ảnh hưởng và tổn thương tim theo nhiều hướng khác nhau:
– Máu lưu thông trong mạch vành sẽ không chỉ đi theo một đường thẳng như bình thường, mà sẽ chảy vào các túi phình. Như vậy, lượng máu chảy đến cơ tim sẽ bị giảm đi bằng với lượng máu mà các túi này có thể chứa. Lúc này, tim sẽ phải co bóp nhiều hơn nếu muốn có đủ lượng máu cần thiết đến nuôi cơ tim. Lâu dần có thể làm tăng nguy cơ suy tim, đột tử.
– Máu có thể ứ lại tại các túi phình và gây ra các cục máu đông. Mặt khác, tình trạng máu chảy từ chỗ quá rộng (đoạn giãn phình) đến đoạn mạch bình thường hoặc chỗ hẹp có thể gây tụ máu. Dưới sức chảy của dòng máu, các cục máu đông này có thể di chuyển trong mạch vành, gây tắc nghẽn cục bộ nếu gặp chỗ hẹp, điển hình là nơi có mảng xơ vữa.
Tìm hiểu thêm: 7 Thói quen gây đột quỵ ở người trẻ cần tránh
Giãn mạch vành có thể khiến dòng chảy của máu bị hỗn loạn khiến máu dễ tụ lại thành cục máu đông.
4. Các triệu chứng của phình giãn mạch vành
Phình giãn mạch vành thường không gây ra triệu chứng. Người bệnh có thể không hay biết gì cho tới khi các mạch máu vỡ ra. Trong những trường hợp có triệu chứng thì thường là các triệu chứng suy tim.
Tùy từng vị trí phình giãn và các yếu tố tác động mà các triệu chứng của bệnh nhân có thể khác nhau nhưng phổ biến nhất là:
– Đau tức ngực do thiếu máu
– Khó thở
– Phù chân
– Mệt mỏi
– Vã mồ hôi lạnh
– Sờ tim thấy rung, thấy tiếng thổi liên tục cuối kỳ co bóp
…
5. Chẩn đoán và điều trị giãn mạch vành
5.1 Chẩn đoán bệnh giãn động mạch vành
Do bệnh giãn phình động mạch vành thường ít biểu hiện nên người bệnh hầu như tình cờ phát hiện ra bệnh khi thăm khám một số bệnh lý khác. Vì vậy, người bệnh không nên bỏ qua bất cứ một triệu chứng bất thường nào của cơ thể.
Khi đến các cơ sở y tế, bạn sẽ được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu triệu chứng, bệnh sử, các thói quen, các loại thuốc đang sử dụng,… để tìm kiếm các yếu tố nguy cơ của căn bệnh này cũng như các bệnh lý tim mạch khác. Nếu có biểu hiện nghi ngờ, bệnh nhân sẽ được chỉ định các xét nghiệm như:
– Điện tâm đồ
– Siêu âm tim
– Chụp CT mạch vành
Trong đó, chụp CT mạch vành là phương pháp chẩn đoán rất ưu việt có thể cho thấy hình thái và những bất thường trên mạch vành.
5.2 Điều trị giãn động mạch vành
Đối với những trường hợp phình giãn nặng, mạch vành sẽ không thể tự khôi phục kích thước ban đầu. Các phương pháp điều trị nội khoa được sử dụng lúc này chủ yếu nhằm hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim,… nhờ đó làm giảm các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải.
Trong nhiều trường hợp, các phẫu thuật ngoại khoa được sử dụng nhằm sửa chữa, thay thế cấu trúc mạch vành, giúp mạch máu này có thể hoạt động bình thường.
Các phương pháp trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào từng mức độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị phù hợp vì vậy người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh động mạch vành
Sử dụng một số loại thuốc có thể giúp cải thiện huyết áp, làm giảm các triệu chứng của bệnh.
6. Phòng ngừa giãn mạch vành
Các thói quen xấu như ăn mặn, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia có thể khiến huyết áp tăng cao, dễ dẫn đến giãn phình động mạch. Vì thế, để phòng tránh căn bệnh này, bạn nên từ bỏ những thói quen xấu kể trên. Đồng thời luyện tập vừa sức để cải thiện tuần hoàn, giảm áp lực cho các mạch máu. Giảm căng thẳng, tránh stress cũng là một trong những lưu ý giúp phòng ngừa căng giãn mạch vành.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thăm khám định kỳ để phát hiện những bất thường của mạch vành và tìm cách khắc phục sớm.
Tóm lại, giãn động mạch vành là một tình trạng nguy hiểm mà chúng ta không thể chủ quan. Hi vọng những thông tin tham khảo trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về căn bệnh này và chủ động thăm khám để được kiểm tra toàn diện, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.