Giãn tĩnh mạch thừng tinh: nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán và điều trị

Theo thống kê, có khoảng 17% nam giới trưởng thành gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ gây suy giảm chức năng của tinh hoàn, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, cách chẩn đoán và điều trị căn bệnh này trong bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Giãn tĩnh mạch thừng tinh: nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán và điều trị

1. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì và đâu là nguyên nhân gây bệnh?

1.1. Tìm hiểu giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng các đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh bị giãn. Các tĩnh mạch này có vị trí nằm phía trên tinh hoàn. Thông thường, tinh hoàn bên trái có tỷ lệ bị giãn cao hơn tinh hoàn bên phải. Cũng có khoảng 10% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh ở cả hai bên. 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có cơ chế gây ra sự suy yếu của hệ thống van tĩnh mạch, dẫn đến máu từ hệ thống tĩnh mạch trào ngược vào hệ thống tĩnh mạch tinh làm giãn các đám rối tĩnh mạch vùng bìu và bẹn. Điều này, gây ứ trệ máu tại tinh hoàn, làm tăng nhiệt độ tại đây dẫn đến sự hủy hoại tinh trùng. 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán và điều trị

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh phổ biến ở 17% nam giới trưởng thành

1.2. Tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra bởi nguyên nhân nào?

Cho đến nay, các nghiên cứu về nguyên nhân gây ra bệnh này vẫn đang được nghiên cứu. Do đó, bệnh thuộc nhóm bệnh tự phát.

Ngoài ra, có một số nghiên cứu đưa ra các giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh gồm:

– Người bệnh bị suy van tĩnh mạch.

– Tại vị trí đổ vào của tĩnh mạch tinh vào tĩnh mạch thận trái hay tĩnh mạch chủ bụng có bất thường.

– Người bệnh bị tăng áp lực ổ bụng ví dụ như có khối u vùng tiểu khung, có khối u sau phúc mạc.

2. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có triệu chứng gì?

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không gây ra triệu chứng cụ thể. Bệnh có thể được phát hiện tình cờ khi nam giới đi khám vô sinh. Cơ chế gây vô sinh của bệnh là làm tăng nhiệt độ ở vùng bìu, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và chất lượng tinh trùng (tình trùng bị dị dạng và di động kém).

Ở giai đoạn muộn của bệnh, bệnh nhân xuất hiện hàng loạt các triệu chứng khó chịu như: đau tinh hoàn, giãn các búi tĩnh mạch bìu, tinh hoàn sưng…

Triệu chứng đau tinh hoàn có đặc điểm:

– Người bệnh bị đau từ nhẹ đến dữ dội.

– Người bệnh đau tăng nặng khi gắng sức hay khi về cuối ngày.

– Khi nằm ngửa cảm giác đau tinh hoàn nặng hơn.

3. Những nguy hiểm do giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra

– Bệnh có thể gây ra tình trạng teo tinh hoàn, không những ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới và còn gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti về cơ thể. 

– Bệnh gây ra vô sinh nam do chất lượng của tinh trùng bị suy giảm. Lý do là khi tĩnh mạch tinh bị giãn, sẽ gây ứ trệ máu làm tăng nhiệt độ ở 2 tinh hoàn. Nhiệt độ tại đây tăng sẽ hủy hoại tinh trùng. 

Tìm hiểu thêm: Tán sỏi bằng sóng xung kích – đột phá công nghệ điều trị sỏi tiết niệu

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán và điều trị

Biến chứng nguy hiểm của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gây vô sinh ở nam giới

4. Chẩn đoán bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng những phương pháp nào?

Bệnh được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng và siêu âm tinh hoàn. 

Khi thăm khám lâm sàng, ngoài triệu chứng đau, bác sĩ sẽ phát hiện bệnh nhân có khối mềm, nằm phía trên tinh hoàn.

Để thăm khám lâm sàng rõ hơn, bác sĩ sử dụng nghiệm pháp Valsava tức là yêu cầu người bệnh đứng dậy, hít sâu và nín thở. Qua quan sát, bác sĩ sẽ thấy búi tĩnh mạch rõ hơn. 

Thực hiện siêu âm tinh hoàn giúp cung cấp hình ảnh về các cấu trúc bên trong. Phương pháp chẩn đoán này loại trừ các nguyên nhân khác gây ra bệnh như khối u chèn ép. 

5. Các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

5.1. Theo dõi ngoại trú

Không phải bất cứ bệnh nhân nào mắc phải căn bệnh này cũng cần phẫu thuật gấp. Sau khi thăm khám lâm sàng và thực hiện chỉ định về cận lâm sàng nếu tĩnh mạch không giãn lớn, không gây khó chịu có thể được theo dõi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh không được chủ quan mà cần tái khám kịp thời theo lịch hẹn của bác sĩ. 

5.2. Phương pháp phẫu thuật điều trị khi tinh hoàn đau, sưng

Phẫu thuật là chỉ định bắt buộc khi bệnh nhân có các triệu chứng sưng, đau vùng bìu, tĩnh mạch giãn to gây mất thẩm mỹ và điều trị để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về phương pháp phẫu thuật hay thủ thuật điều trị.

Tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ sẽ thắt tĩnh mạch giãn ở vị trí trên hoặc xung quanh toàn bộ tinh hoàn. Quá trình thực hiện phẫu thuật diễn ra rất êm ái do bệnh nhận đã được gây tê hoặc gây mê. Đây là phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu khi chỉ có một đường rạch rất nhỏ trên da vùng bụng dưới hoặc vùng da nếp bẹn. 

Phẫu thuật này được đánh giá khá đơn giản, thời gian thực hiện không đến 60 phút và người bệnh có thể về nhà ngay. 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh: nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán và điều trị

>>>>>Xem thêm: Điều trị sỏi thận bằng tán sỏi qua da có đau không?

Phẫu thuật điều trị được chỉ định khi người bệnh đau đớn, teo tinh hoàn, vô sinh

6. Người bệnh sau tiến hành phẫu thuật làm gì để nhanh hồi phục

Người bệnh có thể trở lại sinh hoạt, làm việc bình thường chỉ sau 2 ngày từ khi phẫu thuật. Tuy nhiên để nhanh chóng hồi phục, tránh biến chứng người bệnh cần thực hiện:

– Nghỉ ngơi, vận động nhẹ trong 2 ngày sau mổ. 

– Có thể sinh hoạt bình thường, chơi thể thao, làm việc 1 tuần sau mổ.

– Kiêng sinh hoạt tình dục trong 7 ngày sau mổ. 

– Các dấu hiệu đau nhẹ ở vết mổ, rỉ dịch hay sưng nhẹ là hoàn toàn bình thường. Cần chú ý tuân thủ vệ sinh, thay băng như được nhân viên y tế hướng dẫn.

– Sau 2 tuần kể từ ngày mổ, người bệnh cần quay lại viện để bác sĩ khám, kiểm tra, đánh giá. 

– Sau 3 tháng kể từ khi mổ, bệnh nhân tái khám được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm tinh dịch đồ, đánh giá số lượng và chất lượng tinh trùng. 

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây vô sinh nam – một biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó chủ động nắm bắt những bất thường, thăm khám kịp thời sẽ giúp nam giới đảm bảo sức khỏe sinh sản của mình cũng như duy trì chất lượng cuộc sống. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *