Giãn tĩnh mạch tinh ở trẻ em có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của trẻ khi trưởng thành. Do vậy việc phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời là rất cần thiết.
Giãn tĩnh mạch tinh có thể gặp ở 14-20% thiếu niên – tỉ lệ tương đương với người lớn. Điều cần lưu ý là có khoảng 20% có vấn đề về chức năng sinh sản.
Bạn đang đọc: Giãn tĩnh mạch thừng tinh ở trẻ em có nguy hiểm không?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh ở trẻ em, vì sao?
Sở dĩ giãn tĩnh mạch tinh thường gặp ở trẻ em đặc biệt trong độ tuổi dậy thì là do đây là thời điểm có sự phát triển mạnh về cả cơ thể và cơ quan sinh dục của trẻ. Tinh hoàn phát triển nhanh chóng, gia tăng lượng máu đến tinh hoàn, áp lực cao làm cho các mạch máu trở nên căng và giãn ra. Kích thước mạch máu tăng lên để chứa lượng máu ứ trệ lại tạo cơ hội cho sự trào ngược dòng máu từ tĩnh mạch trung tâm trở lại hệ thống tĩnh mạch tinh.
Giãn tĩnh mạch tinh thường gặp ở trẻ em do đây là thời điểm có sự phát triển mạnh về cả cơ thể và cơ quan sinh dục của trẻ
Nhờ những cơ chế trao đổi nhiệt phức tạp, dòng máu đến tinh hoàn được duy trì ở nhiệt độ 33°C. Giãn tĩnh mạch tinh làm rối loạn cơ chế này và làm tăng nhiệt độ tinh hoàn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng.
Ngoài ra, nó còn làm mất cân bằng hormon và sự trao đổi oxy trong tinh hoàn, ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch tinh không gây ảnh hưởng đến sự cương cứng, kích thước dương vật, ham muốn tình dục, nam tính hay quá trình dậy thì.
Theo nghiên cứu, bệnh giãn tĩnh mạch tinh hay gặp ở bên trái hơn bên phải là do nguyên nhân về mặt giải phẫu: tĩnh mạch tinh trong bên phải đổ vào tĩnh mạch thận phải, trong khi đó, tĩnh mạch tinh trong bên trái đổ trực tiếp và tĩnh mạch chủ dưới. Chính vì thế, áp lực trong lòng tĩnh mạch tinh bên trái cao hơn bên phải, nguy cơ giãn bất thường cao hơn.
Dấu hiệu và triệu chứng giãn tĩnh mạch tinh ở trẻ em
Thông thường giãn tĩnh mạch tinh không có triệu chứng rõ ràng và không được để ý cho đến khi được phát hiện nhờ thăm khám tinh hoàn.
Tìm hiểu thêm: Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ: 6 lưu ý quan trọng
Khi bị bệnh, vùng phía trên tinh hoàn xuất hiện một khối chứa những búi giãn ngoằn ngoèo có thể tự sờ thấy hoặc qua đi khám bác sĩ
Đôi khi bố mẹ và tự bản thân trẻ nhận thấy vùng phía trên tinh hoàn xuất hiện một khối chứa những búi giãn ngoằn ngoèo. Khối này thấy rõ khi trẻ đứng và giảm xuống ở tư thế nằm.
Đôi khi, sau một hoạt động gắng sức, thời tiết nóng nực, hoặc sau khi trẻ phải đứng lâu, trẻ có cảm giác tức nặng vùng bìu. Cảm giác này tăng lên thành dấu hiệu đau âm ỉ tinh hoàn bên bị bệnh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh ở trẻ em được chia thành nhiều mức độ:
- Độ 0: Không có triệu chứng, không quan sát thấy, phát hiện qua siêu âm
- Độ 1: Có triệu chứng khi gắng sức
- Độ 2: Có thể sờ thấy nhưng không quan sát thấy
- Độ 3: Quan sát thấy bằng mắt thường.
Trong thời kì dậy thì, thể tích tinh hoàn có thể tăng từ 2ml lên đến 16ml. Tinh hoàn được xác định là nhỏ khi thể tích chênh lệch giữa 2 tinh hoàn từ 2ml trở lên. Thể tích này được đo chính xác nhất qua siêu âm tinh hoàn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh ở trẻ em hỗ trợ điều trị thế nào?
Có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch tinh. Mục tiêu chung của tất cả các phương pháp đó là thắt các tĩnh mạch tinh giãn bệnh lý.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm da mủ ở trẻ dễ gặp vào mùa nóng
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được chỉ định trong hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh ở trẻ nhằm cải thiện nhanh chóng bệnh
Hiện nay, có 3 phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là: phẫu thuật nội soi ổ bụng, thắt tĩnh mạch tinh ngoài phúc mạc và vi phẫu thắt tĩnh mạch tinh đường bẹn.
Cả 3 phương pháp này đều là phẫu thuật can thiệp tối thiểu. Tỉ lệ biến chứng chung của cả 3 phương pháp: 2%-15% tái phát, tràn dịch màng tinh hoàn (1%-10%). Ngoài ra, phẫu thuật nội soi ổ bụng có thêm biến chứng về tổn thương các tạng trong ổ bụng hoặc chảy máu (dưới 1%). Một số biến chứng hiếm gặp khác, bao gồm: teo tinh hoàn, nhiễm trùng vết mổ hay đau tức tinh hoàn.
Cha mẹ cần tuân thủ theo đúng phác đồ hỗ trợ điều trị của bác sĩ và theo dõi tiến triển tình trạng bệnh của trẻ tại nhà. Tái khám định kỳ nhằm ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.