Gai đốt sống cổ là một bệnh lý trong thoái hóa cột sống thường gặp hiện nay. Bệnh lý này không những gây ra các cơn đau nhức mà còn kéo theo nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy hiện nay đang có những cách trị gai đốt sống cổ nào được áp dụng phổ biến? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Giới thiệu những cách trị gai đốt sống cổ không phẫu thuật
1. Gai đốt sống cổ tiềm ẩn những nguy hiểm gì?
Gai đốt sống cổ nguy hiểm đến mức nào? Trên thực tế, các gai xương khi xuất hiện thường dọc theo phần đốt sống cổ gây đau nhức. Các gai thường xuyên cọ xát gây khó chịu cả ngày và đêm. Ngoài ra còn ảnh hưởng cả đến cả sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là: người ở độ tuổi từ ngoài 35. Tuy nhiên, những năm gần đây bệnh lý này lại ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Khi người bệnh không được phát hiện và điều trị tận gốc, có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Biến chứng thế nào sẽ phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Mức độ nhẹ có thể chỉ gây một vài cản trở trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng nặng có thể: teo cơ, rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, hoặc tàn phế.
Các gai xương khi phát triển nhanh sẽ dần lan đến các đốt sống khác và tạo áp lực lên dây thần kinh truyền dẫn thông tin. Khi này, chức năng của hệ thần kinh dần bị chi phối và dẫn tới rối loạn.
Gai cột sống cổ nếu không chú ý sẽ lan rất nhanh đến các đốt sống khác
2. Biến chứng của gai cột sống cổ bạn cần biết
Một số các biến chứng nguy hiểm của bệnh gai đốt sống cổ cực kỳ nguy hiểm mà bạn cần chú ý:
– Thoát vị đĩa đệm: gai có ở đâu sẽ làm rách bao xơ ở phần đó và khiến dịch nhầy thoát ra dẫn đến thoát vị. Tình trạng này làm rễ thần kinh bị chèn ép và xuất hiện đau nhức thường xuyên. Những cơn đau tăng lên và gây cản trở khi vận động. Khi thoái hóa và gai đốt sống cổ đồng thời diễn ra có thể khiến người bệnh có thể bị tàn phế.
– Đau dây thần kinh tọa: gai xương xuất hiện làm dây thần kinh tọa có thể sẽ bị ảnh hưởng. Các cơn đau sẽ bắt đầu ở lưng, dần tăng lên và lan xuống mông, hông, đùi và cả chân. Đặc biệt tình trạng dần tằn lên khi vận động cúi, gập lưng. Tình trạng sẽ phụ thuộc cả vào sự tổn thương ở rễ thần kinh, có thể mất khả năng đi lại và teo cơ.
– Đau dây thần kinh liên sườn: được đánh giá là biến chứng có tỉ lệ xuất hiện cao nhất. Các cơn đau sẽ chạy dọc theo dây thần kinh liên sườn: đau ngực, từ xương ức xuống cột sống. Thường tình trạng này chỉ xảy ra ở một bên sườn.
– Gai đốt sống khiến tê liệt: khi các gai chèn ép dây thần kinh. Khi này, các tổn thương ở tủy sống nặng nề hơn và bị mất cả khả năng truyền, nhận tín hiệu.
3. Những cách điều trị không phẫu thuật với gai đốt sống cổ
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị tình trạng gai đốt sống cổ. Và dưới đây là một số biện pháp được áp dụng nhiều nhất:
3.1. Cách trị gai đốt sống cổ thông qua dùng thuốc Tây Y
Các điều trị thường được ưu tiên đầu tiên khi phát hiện bệnh đó là: dùng thuốc Tây. Phương pháp này nhằm mục tiêu bảo tồn các chức năng và hạn chế triệu chứng. Một vài nhóm thuốc thường được kê đơn trong điều trị gai đốt sống cổ:
– Thuốc giảm đau: giúp hạn chế các cơn đau âm ỉ, khó chịu và giúp bệnh nhân được dễ chịu hơn.
– Thuốc giãn cơ: giúp giãn cơ và tạo độ linh hoạt cho dây chằng quanh cột sống.
– Thuốc chống viêm: Giúp giảm các triệu chứng sưng, viêm,…
– Nhóm vitamin B: làm đẩy nhanh quá trình phục hồi cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Viêm cơ thang là gì?
Áp dụng Tây dược trong điều trị là phương pháp rất được ưu tiên
3.2. Áp dụng Đông Y vào điều trị
Các bài thuốc Đông Y giúp điều trị gai đốt sống cổ từ căn nguyên bệnh. Các vị thuốc trong Đông Y là lựa chon rất tốt trong việc bồi bổ và bào mòn các gai xương từ từ.
Tuy nhiên, phương pháp này lại có tác dụng khá chậm và đòi hỏi điều trị kiên trì. Người bệnh khi áp dụng buộc phải tuân thủ theo đúng phác đồ kéo dài thì mới thấy được hiệu quả.
3.3. Cách trị gai đốt sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu
Áp dụng vật lý trị liệu vào điều trị gai đốt sống cổ khá an toàn và hiệu quả. Phương pháp sẽ giúp cột sống được kéo dãn và hỗ trợ tuần hoàn máu ở vùng bị tổn thương. Trong một số trường hợp bệnh nhẹ, mới chớm phát hiện có thể chỉ cần thực hiện vật lý trị liệu là đủ.
Bên cạnh đó, các bài tập có thể kết hợp cùng sử dụng thuốc để tăng cao khả năng phục hồi và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Những phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng nhiều trong điều trị gai đốt sống cổ là:
– Sử dụng các thiết bị kéo dãn chuyên dụng để kéo dãn các phần cột sống.
– Điện trị liệu thông qua các tia laser cường độ cao, điện xung, điện di, hay có bước sóng ngắn,…
– Dùng nhiệt trong trị liệu: tia hồng ngoại, Parafin (đắp nến).
– Áp dụng chườm nóng, chườm lạnh tại nhà hoặc chườm bằng ngải cứu, lá lốt, cúc tần,…
3.4. Luyện tập nhẹ nhàng kết hợp với xoa bóp bấm huyệt
Các bài tập rèn luyện hàng ngày nhẹ nhàng cũng góp phần rất tốt trong việc điều trị gai đốt sống. Phương pháp này sẽ giúp kéo giãn cột sống tự nhiên và phục hồi tổn thương. Từ đây giúp các khớp xương dần linh hoạt và dẻo dai hơn.
Bên cạnh đó, luyện tập cũng giúp người bệnh có một tâm lý thoải mái và minh mẫn hơn. Tuy nhiên, nếu luyện tập sai tư thế hay quá mức cũng có thể khiến tình trạng trở lên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, hãy nhờ đến tư vấn ở bác sĩ hay các chuyên gia để có những bài tập phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Tư thế nằm và ngồi “đúng” khi bị thoát vị đĩa đệm
Tập luyện hàng ngày sẽ giúp hồi phục cả thể chất và cả tinh thần cho người bệnh
Với xoa bóp bấm huyệt sẽ dùng lực ở ngón tay để tác động tới các huyệt đạo trên cơ thể. Điều này làm tuần hoàn máu được lưu thông và giảm thiểu các cơn đau.
– Gai cột sống cổ: bấm các huyệt Bách hội, Hợp cốc, Kiên tỉnh, Phong trì, Kiên trung, Đại chữ,…
Thông thường với bấm huyệt nên thực hiện bởi bác sĩ hoặc chuyên gia đã có đào tạo bài bản.
Ngoài các phương pháp trên, việc áp dụng lối sống lành mạnh với một chế độ ăn uống khoa học cũng sẽ đem lại hiệu quả rất tốt trong quá trình điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.