Ung thư cổ tử cung là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ, đứng thứ 3 trên thế giới về tỷ lệ gây tử vong, chỉ sau ung thư buồng trứng và vú. Tất cả chị em phụ nữ đều là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khi bắt đầu quan hệ tình dục. Tuy nhiên, với sự phát triển của y tế, chị em hoàn toàn có thể tầm soát sớm ung thư cổ tử cung thông qua nhiều phương pháp. Một trong số đó là phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung Pap smear. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Bạn đang đọc: Giúp bạn hiểu về tầm soát ung thư cổ tử cung Pap smear
1. Nên hiểu thế nào về tầm soát ung thư cổ tử cung?
Cổ tử cung là khe hẹp nối liền giữa âm đạo và tử cung, được hình thành nên bởi lớp tế bào vảy mỏng và tế bào trụ. Nơi giao nhau của 2 tế bào này là khu vực chuyển đổi và mầm bệnh ung thư thường được phát triển tại khu vực này.
Ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ thuộc tuổi trung niên từ 33 – 45 tuổi. Khoảng 15% – 20% phụ nữ trên 65 tuổi sẽ có khả năng mắc bệnh, dưới 20 tuổi thì khả năng mắc bệnh này sẽ ít hơn. Bên cạnh đó, có tới hơn 80% ung thư cổ tử cung là ung thư tế bào vảy, số còn lại là ung thư tế bào tuyến. Tuy có tỷ lệ thấp nhưng hiện nay ung thư tế bào tuyến đã có chiều hướng ngày càng gia tăng, đối tượng mắc bệnh là những bạn nữ có tuổi đời còn trẻ.
Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc thực hiện các phương pháp thăm khám nhằm phát hiện mầm mống ung thư ngay ở giai đoạn đầu của bệnh. Và một trong những phương pháp phổ biến khi thực hiện khám sàng lọc căn bệnh này đó chính là xét nghiệm Pap smear.
2. Giúp bạn hiểu rõ về xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung Pap smear
2.1. Thế nào là phương pháp xét nghiệm Pap smear?
Xét nghiệm Pap smear còn được biết đến với những tên gọi khác như xét nghiệm Pap hoặc phết tế bào cổ tử cung. Đây là một phương pháp xét nghiệm tế bào học giúp tầm soát phát hiện sớm căn bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Phương pháp này thường được thực hiện bằng cách thu thập và kiểm tra tế bào ở khu vực cổ tử cung – một đoạn hẹp nằm ở dưới tử cung, ngay phía trên vùng âm đạo của nữ giới.
Việc sàng lọc để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap smear đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp mang lại cơ hội chữa trị bệnh thành công cao hơn. Không những thế, phương pháp này còn giúp phát hiện ra các bất thường trong cấu trúc và hoạt động của tế bào cổ tử cung, từ đó cho thấy được nguy cơ xảy ra ung thư trong tương lai. Việc thực hiện tầm soát các tế bào bất thường này là bước đầu tiên nhằm ngăn chặn sự phát triển có thể xảy ra của bệnh ung thư cổ tử cung.
Pap smear là phương pháp xét nghiệm tế bào học giúp tầm soát phát hiện sớm căn bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới
2.2. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung Pap Smear được thực hiện thế nào?
Trước khi tiến hành xét nghiệm Pap smear, bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi cơ bản để phục vụ cho quá trình xét nghiệm được đảm bảo an toàn và mang lại kết quả chính xác như:
– Bạn có đang trong quá trình mang thai hay không?
– Bạn có sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào hay không?
– Các loại thuốc bạn đã dùng gần đây là gì?
– Bạn có thói quen hút thuốc lá hay không?
– Lần kinh nguyệt cuối cùng của bạn là vào lúc nào và kéo dài trong bao lâu?
– Bạn có bất cứ triệu chứng nào bất thường ở vùng âm đạo không, chẳng hạn như bị ngứa, đỏ hoặc lở loét hay không?
– Bạn đã trải qua phẫu thuật hoặc những thủ thuật nào trên cơ quan sinh sản hay chưa?
– Bạn đã bao giờ có kết quả xét nghiệm bất thường từ xét nghiệm Pap smear trước đó hay chưa?
Nhìn chung, quy trình thực hiện phương pháp xét nghiệm Pap thường được diễn ra nhanh gọn và đơn giản. Bạn sẽ được các bác sĩ và y tá hướng dẫn thực hiện xét nghiệm. Khi thực hiện phương pháp này, bạn có thể cảm thấy không thoải mái, nhưng nó thường sẽ không gây đau đớn. Ngoài ra, khi tiến hành xét nghiệm, hãy hít thở sâu và thư giãn cơ bắp của bạn trong suốt quá trình lấy mẫu.
Bệnh nhân sẽ nằm trong tư thế khám phụ khoa, cụ thể đó là nằm ngửa, gối gập, hai chân dang rộng và người thả lỏng. Trong suốt quá trình lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng chèn dụng cụ bằng nhựa hoặc kim loại bôi trơn vào vùng âm đạo của bạn. Dụng cụ này thường được gọi là mỏ vịt, giúp cho bác sĩ nhìn thấy rõ cổ tử cung. Sau khi kiểm tra một cách trực quan cổ tử cung của bạn, bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông hoặc bàn chải cổ tử cung để cạo nhẹ tế bào từ hai mẫu của cổ ngoài và cổ trong cổ tử cung.
Sau đó, các tế bào này sẽ được cho lên lam kính và chuyển tới phòng xét nghiệm để phân tích kết quả.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu tim thai yếu là như thế nào?
Mẫu vật sau khi thu thập sẽ được chuyển tới phòng xét nghiệm để phân tích kết quả
2.3. Cần lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung Pap smear?
Dưới đây là một số lưu ý mà chị em cần nắm được trước khi thực hiện xét nghiệm Pap smear:
– Không nên xét nghiệm trong lúc bạn đang đến kỳ kinh nguyệt.
– Không nên quan hệ tình dục trước khi xét nghiệm, ít nhất khoảng 48 giờ.
– Không bôi các loại kem hoặc thuốc vào âm đạo trước khi đi khám.
– Độ tuổi từ 21 đến 29 nên thực hiện xét nghiệm Pap smear với tần suất khoảng 3 năm 1 lần. Còn với nữ giới độ tuổi trên 30 sẽ phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm HPV. Nếu âm tính với HPV thì tần suất khoảng 3 năm một lần. Trường hợp dương tính với HPV thì bạn nên xét xét nghiệm 12 tháng/ lần.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp có nên nẹp răng cửa không và phương pháp hiệu quả
Chị em nên nắm rõ một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm Pap smear
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng chẩn đoán và điều trị, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang triển khai dịch vụ xét nghiệm Pap smear cùng những phương pháp khác để tầm soát ung thư cổ tử cung. Khi đăng ký gói sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung tại đây, chị em sẽ được thăm khám cùng đội ngũ bác sĩ hàng đầu, nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, TCI luôn chú trọng đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại để giúp cho việc thăm khám của bạn được nhẹ nhàng, hiệu quả và an toàn.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về xét nghiệm Pap smear trong tầm soát ung thư cổ tử cung. Hãy chú ý lắng nghe tư vấn của bác sĩ và thực hiện thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe của chính mình nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.