Ung thư vú là căn bệnh vô cùng đáng lo ngại ở nữ giới với tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao và trẻ hóa. Thực tế, đa phần chị em phụ nữ thường phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn quá muộn, điều này khiến cho tỷ lệ điều trị thành công rất thấp. Do đó, việc thực hiện tầm soát ung thư vú sớm là hoạt động cần thiết để nhận diện sớm mầm mống bệnh. Vậy bạn đã biết khám tầm soát ung thư vú như thế nào hay chưa? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Giúp bạn tìm hiểu khám tầm soát ung thư vú như thế nào
1. Ung thư vú – Căn bệnh mà chị em không thể lơ là
Ung thư vú là tình trạng bệnh lý xuất phát từ tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo nên các khối u ác tính. Những tế bào ung thư có thể được phát triển lan rộng ra toàn bộ vú và di căn sang tới bộ phận khác trên cơ thể. Đây là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới.
Đáng nói, khi ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không thấy có biểu hiện đau đớn hay xuất hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Chính vì vậy mà nó rất dễ “đánh lừa” chị em phụ nữ, khiến họ chủ quan về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Loại ung thư vú thường gặp nhất đó là ung thư ống tuyến vú, xuất phát từ tế bào của ống tuyến. Ung thư xuất phát từ tiểu thùy và thùy tuyến vú gọi là ung thư tiểu thùy. Còn bệnh ung thư vú dạng viêm thường có một số biểu hiện như sưng, nóng và đỏ và đây là dạng ung thư vú ít gặp.
Ung thư vú luôn là nỗi lo lắng của nhiều chị em phụ nữ
2. Khám tầm soát ung thư vú như thế nào và tại sao cần thực hiện
2.1. Trước khi biết khám tầm soát ung thư vú như thế nào, cùng tìm hiểu tại sao nên tầm soát
Tầm soát (sàng lọc) ung thư vú là việc sử dụng các phương pháp thăm khám để phát hiện ra những bất thường tại tuyến vú ở giai đoạn bệnh chưa có triệu chứng lâm sàng. Dựa trên những điểm bất thường này, các bác sỹ sẽ tiến hành biện pháp chẩn đoán phát hiện sớm căn bệnh ung thư vú. Mục tiêu của sàng lọc ung thư vú đó là giúp gia tăng tỷ lệ chẩn đoán sớm và giảm thiểu khả năng tử vong do ung thư vú.
Hơn nữa, điều trị ung thư vú giai đoạn sớm thường sẽ ít phức tạp hơn và ít tốn kém hơn so với khi chẩn đoán bệnh giai đoạn muộn. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn sớm cũng có cơ hội lựa chọn các cách thức điều trị ít gây tác dụng phụ hơn như phẫu thuật bảo tồn, không phải vét hạch nách, không phải tiến hành xạ trị… Do đó, chị em phụ nữ nên tiến hành tầm soát ung thư vú định kỳ hàng năm nhằm bảo vệ sức khỏe của mình càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu thêm: PSA người bình thường là bao nhiêu?
Khám tầm soát ung thư vú định kỳ là hoạt động cần thiết để bảo vệ sức khỏe phái đẹp
2.2. Cùng tìm hiểu khám tầm soát ung thư vú như thế nào
Ngày nay, có rất nhiều phương pháp hiện đại được sử dụng để giúp tầm soát ung thư sớm. Việc phát hiện ung thư vú sớm được xem là chìa khóa nhằm điều trị thành công căn bệnh này. Bên cạnh việc tiến hành thăm khám lâm sàng trực tiếp, một số phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, X-quang, MRI… đã chứng minh được vai trò quan trọng của mình trong quá trình tầm soát ung thư vú. Cụ thể:
– Phương pháp siêu âm: Đây được xem là một phương pháp an toàn, đơn giản và giúp cho kết quả nhanh chóng. Siêu âm vú là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm để khảo sát tuyến vú, phát hiện những bất thường về hình thái tuyến vú. Do vậy, siêu âm vú được các bác sĩ tin dùng trong việc thực hiện thăm khám tuyến vú và được ứng dụng rộng rãi trên thế giới.
– Chụp X-quang vú (còn gọi là chụp nhũ ảnh): Phương pháp này sử dụng chùm tia X cường độ thấp để chiếu vào các mô tuyến vú nhằm thu lại hình ảnh của tuyến vú. Chụp X-quang sẽ cho phép phát hiện ra những bất thường ở vú ngay khi bệnh nhân không sờ thấy khối hoặc không phát hiện được bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào.
– Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI): Việc thăm khám bằng tay hoặc các kỹ thuật cận lâm sàng truyền thống có thể gây bỏ sót tổn thương hoặc khối u vú nhỏ, dẫn tới chậm trễ trong điều trị. Trong khi đó, theo thống kê, chụp cộng hưởng từ tuyến vú là phương pháp được đánh giá có độ chính xác cao, độ nhạy đạt gần tới 100% trong phát hiện ung thư vú xâm lấn, ngay cả đối với khối u nhỏ chỉ vài milimet. Đặc biệt, đây là kỹ thuật không sử dụng tới tia bức xạ nên vô cùng an toàn với bệnh nhân.
– Sinh thiết u vú: Đây là kỹ thuật cắt các mảnh nhỏ của khối u ở tuyến vú để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán mô bệnh học – tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán ung thư vú. Sinh thiết vú thường được thực hiện nhằm giúp chẩn đoán xác định xem người bệnh có đang bị ung thư tuyến vú hay không, khi mà các phương pháp khác cho kết quả nghi ngờ.
– Xét nghiệm dấu ấn ung thư CA 15-3: Đây cũng là công cụ đắc lực giúp sàng lọc, hỗ trợ chẩn đoán ung thư vú. CA 15-3 là một loại protein thường được tiết ra ở nồng độ rất thấp với phụ nữ khỏe mạnh. Trường hợp một số người bị viêm tuyến vú, xơ – nang tuyến vú hoặc bước vào giai đoạn sớm của ung thư vú, CA 15-3 cũng có thể tăng cao. Đặc biệt, ung thư vú giai đoạn muộn, giai đoạn di căn thì nồng độ CA 15-3 có thể sẽ tăng lên rất cao trong máu. Vì vậy, chỉ số CA 15-3 vẫn luôn được đánh giá là một dấu ấn đặc biệt có giá trị trong việc thực hiện tầm soát bệnh lý ung thư vú nếu được sử dụng một cách linh hoạt khi kết hợp với triệu chứng lâm sàng và những công cụ chẩn đoán hình ảnh (như siêu âm, chụp X-quang, chụp MRI).
>>>>>Xem thêm: Trong khám thai, quy trình khám tiểu đường thai kỳ như thế nào?
Căn cứ vào tình trạng sức khỏe mỗi người mà sẽ có những phương pháp thăm khám phù hợp
Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu tầm soát ung thư vú của chị em phụ nữ, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã trai khai gói khám sàng lọc bệnh lý ung thư vú với nhiều ưu điểm vượt trội, mang lại kết quả tầm soát, chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư vú chính xác tới khách hàng nhờ: Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại; Đội ngũ bác sĩ đầu ngành trực tiếp thăm khám, tận tâm với người bệnh; Không gian thăm khám sang trọng, tiện nghi và xanh – sạch, mang đến tâm lý thoải mái cho khách hàng. Thay tốn kém thời gian và chi phí điều trị khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, chị em phụ nữ hãy chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân ngay từ bây giờ bằng cách tầm soát ung thư vú sớm để căn bệnh này không còn là nỗi lo lắng đối với chúng ta.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.