Vàng da tắc mật ở trẻ sơ sinh và vàng da sinh lý thường có biểu hiện ban đầu tương đối giống nhau do đó dễ khiến các bậc phụ huynh nhầm lẫn giữa hai hiện tượng này. Tuy nhiên vàng da do tắc mật lại gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là để lại di chứng về tâm thần, tử vong ở trẻ. Do đó, việc phân biệt giữa vàng da sinh lý và vàng da do tắc mật ở trẻ là hết sức cần thiết để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Bạn đang đọc: Giúp cha mẹ phân biệt vàng da tắc mật ở trẻ sơ sinh và vàng da sinh lý
1. Phân biệt vàng da tắc mật ở trẻ sơ sinh và vàng da sinh lý?
1.1 Vàng da tắc mật ở trẻ sơ sinh là gì?
Bệnh lý tắc đường mật trong, ngoài gan hoặc toàn bộ đường mật là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng vàng da tắc mật ở trẻ nhỏ. Đây là một trong những bệnh lý bẩm sinh mà nguyên nhân chưa được biết rõ.
Khi bị bệnh tắc mật bẩm sinh trẻ có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tắc đường mật bẩm sinh cũng được xem bệnh lý hiếm gặp, triệu chứng của bệnh tắc đường mật bao gồm:
– Trẻ bị vàng da, củng mạc mắt vàng, những biểu hiện này xuất hiện từ sau đẻ và tồn tại liên tục từ ngày 15 sau đẻ.
– Trong một số trường hợp, phân trẻ có màu xanh, vàng của mật ở những ngày đầu sau sinh, điều này gợi ý trẻ có thể tắc đường mật không hoàn toàn ngay sau đẻ. Tuy nhiên, mức độ vàng da, vàng mắt và mức độ thay đổi màu sắc của phân phụ thuộc vào tình trạng teo đường mật của trẻ.
– Phân có màu trắng, bạc màu hoàn toàn hoặc có thể vàng nhạt. Khi cho phân vào một gạc trắng sạch, sau khi dịch trong phân thấm hết vào gạc, quan sát sẽ thấy bã phân còn lại có màu trắng đục. Tùy theo mức độ tắc đường mật mà phân trẻ sẽ có màu trắng như phân cò hay màu trắng xám như đất sét hoặc có màu vàng nhạt.
– Khi thăm khám sẽ cho thấy gan to, chắc ở các mức độ khác nhau tùy thời gian bị bệnh của trẻ.
– Bên cạnh đó, lách có thể to, nước tiểu vàng.
– Các tĩnh mạch giãn nổi lên dưới da bụng của trẻ, bụng trướng to. Trẻ có thể bị chảy máu dưới da thành từng chấm hoặc mảng xuất huyết khi có xơ gan.
– Cha mẹ cần lưu ý hội chứng vàng da do tắc mật đôi khi kết hợp với nhiễm khuẩn nước tiểu do vi khuẩn E. coli. Do đó nếu sau điều trị kháng sinh trẻ hết nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhưng hội chứng ứ mật vẫn tồn tại liên tục thì cần phải nghĩ tới khả năng trẻ bị teo đường mật.
– Trẻ nếu không được điều trị tích cực thì tiến triển bệnh sẽ nặng dần dẫn tới viêm gan, xơ gan, suy gan.
Vàng da tắc mật ở trẻ sơ sinh và vàng da sinh lý thường có biểu hiện ban đầu tương đối giống nhau do đó dễ khiến các bậc phụ huynh nhầm lẫn giữa hai hiện tượng này
1.2 Trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý
Bệnh vàng da sinh lý ở trẻ có thể ở mức độ nhẹ. Với trẻ sinh đủ tháng, sức khỏe bình thường thì tình trạng vàng da được coi là hiện tượng sinh lý khi: Xuất hiện sau 24 giờ sau sinh và thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau đẻ. Hiện tượng này sẽ biến mất trong khoảng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non tháng.
Các triệu chứng của vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh như sau:
– Mức độ vàng da của trẻ ở thể nhẹ là chỉ vàng da đơn thuần ở những vùng mặt, bụng, chân, tay, vùng bụng phía trên rốn, vàng nhạt dần.
– Thể trạng của trẻ trung bình thường, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác như: trẻ bị thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…
– Khi thăm khám, nồng độ Bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ thiếu tháng, tốc độ tăng Bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ
– Khi quan sát nước tiểu của trẻ sơ sinh sẽ có màu tối hoặc màu vàng trong khi đó nước tiểu của trẻ sơ sinh thường không màu, phân của trẻ nhạt màu.
– Hiện tượng vàng da sinh lý của trẻ sơ sinh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ vì trẻ sơ sinh có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Trong khi đó, gan của trẻ nhỏ lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết lượng Bilirubin ra khỏi máu, từ đó gây nên vàng da.
– Tuy nhiên, khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi, gan của trẻ đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý Bilirubin nên bệnh vàng da sinh lý sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Khám và điều trị bệnh quai bị ở trẻ em
Khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi, gan của trẻ đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý Bilirubin nên bệnh vàng da sinh lý sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ
2. Trẻ sơ sinh bị vàng da khi nào cần đi khám?
– Hiện tượng vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ tuổi.
– Trẻ bị vàng toàn thân, vàng đến cả lòng bàn tay, lòng bàn chân.
– Tình trạng vàng da kéo dài hơn 1 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ non tháng.
– Trẻ bị vàng da kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như: bú kém, co giật, sốt, phân bạc màu.
Để nhận biết được đúng dấu hiệu vàng da sinh lý ở trẻ nhỏ cần yêu cầu cần bộc lộ vùng da của trẻ dưới ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng trắng. Do vậy, cha mẹ cần quan sát, theo dõi sát sao màu sắc da của con trẻ hàng ngày dưới ánh sáng tự nhiên, ánh sáng đèn trắng để phát hiện sớm dấu hiệu vàng da ở trẻ từ đó có cách xử lý kịp thời.
3. Bệnh vàng da tắc mật ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Vàng da tắc mật là bệnh lý nguy hiểm và có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gan mãn tính ở trẻ sơ sinh.
Vàng da tắc mật khiến cho mật khó đến phần ruột non của trẻ. Từ đó dẫn đến việc cơ thể của trẻ khó có thể hấp thụ chất béo, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu chất ở trẻ.
Bên cạnh đó, mật tích tụ trong gan sẽ khiến gan bị tổn thương, cuối cùng dẫn đến xơ gan, suy gan cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Chi tiết bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
Khi thấy trẻ có dấu hiệu vàng da cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.
Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng cha mẹ có thể có bỏ túi cho mình thêm những kiến thức trong việc chăm sóc trẻ, đặc biệt là cách phân biệt giữa vàng da sinh lý và vàng da do tắc mật ở trẻ sơ sinh để từ đó có biện pháp xử lý đúng cách, an toàn. Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu vàng da cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.