Giúp chị em hiểu rõ về tầm soát ung thư cổ tử cung PAP

Tầm soát ung thư cổ tử cung PAP (phết tế bào cổ tử cung, phết PAP) là phương pháp xét nghiệm giúp tầm soát các tổn thương tiền ung thư và ung thư tại vùng cổ tử cung. Việc tiến hành sàng lọc để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm này có ý nghĩa rất quan trọng, đem tới cơ hội chữa trị cao hơn cho người bệnh.

Bạn đang đọc: Giúp chị em hiểu rõ về tầm soát ung thư cổ tử cung PAP

1. Xét nghiệm PAP là gì?

Trong quá trình thực hiện phương pháp phết PAP, bác sĩ sẽ thực hiện thu thập một mẫu nhỏ tế bào từ bề mặt của cổ tử cung, sau đó đưa lên tấm lam hoặc trộn lẫn mẫu trong một dịch cố định để dễ dàng kiểm tra dưới kính hiển vi. Thông qua việc kiểm tra các tế bào này sẽ giúp cho bác sĩ tìm ra các biến dạng và sự thay đổi bất thường ở tế bào. Tần suất thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung còn phụ thuộc vào độ tuổi của bạn cũng như kết quả các xét nghiệm trước đó và yếu tố khác. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ để biết chính xác sau bao lâu nên làm xét nghiệm lại.

Một số tế bào được thu thập từ cổ tử cung trong xét nghiệm này cũng có thể được xét nghiệm tìm papillomavirus ở người, còn được gọi là xét nghiệm HPV. Nhiễm trùng HPV là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư cổ tử cung. HPV thường được truyền từ người này sang người khác thông qua việc quan hệ tình dục. HPV có nhiều chủng loại khác nhau, trong đó các loại virus HPV 16 và 18 sẽ có nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm HPV cùng lúc với phết PAP hoặc sau khi có kết quả của phết PAP cho thấy có những sự thay đổi bất thường ở cổ tử cung. Xét nghiệm HPV chỉ dành cho nữ giới từ độ tuổi 30 trở lên.

Giúp chị em hiểu rõ về tầm soát ung thư cổ tử cung PAP

Thông qua xét nghiệm PAP sẽ giúp cho bác sĩ tìm ra các biến dạng và sự thay đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung

2. Đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung PAP

Nếu đang có gặp phải những yếu tố nguy cơ dưới đây, chị em nên đi xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ:

– Người có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung hoặc khi phết Pap cho thấy có tế bào tiền ung thư.

– Người phơi nhiễm với diethylstilbestrol (DES là một estrogen tổng hợp, được sử dụng dành cho người có u nhạy cảm với hormone, ví dụ như bị ung thư vú) trước khi sinh.

– Hệ miễn dịch suy yếu do thực hiện hóa trị, ghép nội tạng hoặc người sử dụng corticosteroid (một loại thuốc kháng viêm mạnh) trong thời gian kéo dài.

– Người bị nhiễm HIV.

– Nữ giới muốn chủ động tầm soát bệnh nhằm kịp thời phòng ngừa và phát hiện các dấu hiệu ung thư cổ tử cung tiềm ẩn.

Giúp chị em hiểu rõ về tầm soát ung thư cổ tử cung PAP

Chị em phụ nữ nên tiến hành xét nghiệm PAP định kỳ

3. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung

3.1. Lưu ý trước khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung PAP

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm này mang tới kết quả chính xác nhất, bạn cần tuân thủ một số hướng dẫn dưới đây:

– Không được thực hiện quan hệ tình dục trong vòng 2-3 ngày trước khi xét nghiệm.

– Để tránh việc rửa trôi những tế bào bất thường, bệnh nhân không sử dụng các thứ như bọt tránh thai, băng vệ sinh, thuốc đặt âm đạo và không tiến hành thụt rửa trong vòng 2-3 ngày trước khi xét nghiệm.

– Thời gian tốt nhất để nữ giới lên lịch kiểm tra PAP của bạn là ít nhất 5 ngày sau khi kết thúc kinh nguyệt. Mặc dù vẫn có thể thực hiện xét nghiệm vào những ngày “đèn đỏ”, tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo chị em nên tránh thời gian có kinh để đạt được kết quả khám chính xác nhất.

– Bạn nên đi tiểu trước khi bắt đầu thực hiện phết PAP vì bàng quang đầy có thể khiến cho bạn bị khó chịu trong khi thực hiện xét nghiệm này.

Tìm hiểu thêm: Ngạc nhiên với những nguyên nhân gây đau dạ dày

Giúp chị em hiểu rõ về tầm soát ung thư cổ tử cung PAP

Không nên dùng thuốc đặt âm đạo trước khi thực hiện xét nghiệm PAP

3.2. Lưu ý sau khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung PAP

Sau khi thực hiện xong phết PAP, nữ giới cũng cần lưu ý những vấn đề đó là:

– Bạn có thể tiếp tục các hoạt động sinh hoạt bình thường của mình ngay sau khi làm xét nghiệm. Hiện tượng bị chảy máu âm đạo sau khi thực hiện xét nghiệm cũng có thể xảy ra. Nếu bạn bị chảy máu quá nhiều, cần nhanh chóng thông báo ngay với bác sĩ để nhận được sự tư vấn và đưa ra giải pháp kịp thời.

– Nếu xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung cho thấy tế bào bất thường và xét nghiệm HPV dương tính, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung khác. Phết PAP là một công cụ sàng lọc bệnh lý hiệu quả tuy nhiên đôi lúc kết quả là bình thường ngay cả khi người bệnh có tế bào cổ tử cung bất thường. Hiện tượng này được gọi là kết quả xét nghiệm “âm tính giả”.

– Việc tiến hành sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung thường xuyên là rất quan trọng với nữ giới. Bạn nên hỏi bác sĩ về tần suất thực hiện phết Pap. Theo các chuyên gia y tế, hầu hết các thay đổi ở cổ tử cung đều có thể được tìm thấy bằng tiến hành cách sàng lọc thường xuyên và điều trị trước khi chúng biến chứng trở thành ung thư.

Giúp chị em hiểu rõ về tầm soát ung thư cổ tử cung PAP

>>>>>Xem thêm: Ung thư tụy di căn phổi và những điều cần biết

Sau khi xét nghiệm PAP, bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của các bác sĩ

Nhằm đảm bảo sức khỏe cho chị em phụ nữ, tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã áp dụng các phương pháp xét nghiệm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung hiện đại, mang tới kết quả chính xác tối đa. Đồng thời, TCI cũng triển khai nhiều gói khám cho nữ giới, trong đó có gói tầm soát ung thư cổ tử cung để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thăm khám của nữ giới. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị tiên tiến cùng không gian thăm khám riêng tư chính là “điểm cộng” khiến nhiều chị em tin tưởng lựa chọn Thu Cúc TCI để khám chữa bệnh.

Có thể thấy, việc sàng lọc sớm bệnh ung thư cổ tử cung bằng phết PAP có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mang lại cơ hội chữa trị cao hơn cho người bệnh, giúp phát hiện các bất thường trong cấu trúc và hoạt động của tế bào cổ tử cung ở nữ giới. Từ đó, phương pháp này hỗ trợ chẩn đoán được nguy cơ xảy ra bệnh ung thư trong tương lai. Vì vậy, chị em phụ nữ đừng quên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín để thực hiện tầm soát định kỳ nhằm đảm bảo cuộc sống khỏe và hạnh phúc nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *