Giúp mẹ nhận biết dấu hiệu bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ nhỏ

Viêm kết mạc mắt ở trẻ nhỏ còn được gọi là bệnh đau mắt đỏ. Đây là bệnh lý phổ biến về mắt, thường gặp ở trẻ vào mùa xuân khi thời tiết ẩm ướt. Bệnh dễ có nguy cơ lây lan thành dịch (dịch đau mắt đỏ), điều này gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và học tập của trẻ.Giúp mẹ nhận biết dấu hiệu bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ nhỏ

Bạn đang đọc: Giúp mẹ nhận biết dấu hiệu bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ nhỏ

Viêm kết mạc mắt ở trẻ em. (ảnh minh họa)

Viêm kết mạc mắt ở trẻ gồm những loại nào?

Kết mạc mắt là lớp màng trong suốt bao bọc quanh củng mạc và bên trong mí mắt. Lớp màng này tiết ra chất nhờn để bôi trơn bề mặt của mắt. Viêm kết mạc mắt ở trẻ là tình trạng viêm nhiễm của kết mạc mắt. Khi kết mạc mắt bị viêm, mắt sẽ bị đỏ, chảy nhiều ngước mắt và ngứa. Đa số bệnh xảy ra ở một mắt trước rồi mới lây sang mắt bên kia. Viêm kết mạc mắt gồm 3 loại:

Viêm kết mạc mắt do nhiễm virus, vi khuẩn 

Đây là tình trạng viêm kết mạc mắt do bị các tác nhân như virus (chiếm đa số), vi khuẩn gây nên. Đây là dạng viêm kết mạc mắt phổ biến nhất, thường xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn tai. Viêm kết mạc mắt do vi khuẩn thường ít gặp hơn, bệnh gây tiết dịch màu trắng giống như dịch mủ, mắt cũng đỏ hơn so với nhiễm virus.

Viêm kết mạc mắt do kích ứng

Trường hợp này xảy ra khi trẻ bị một chất kích ứng nào đó gây tác động vào mắt như lông mi, bụi, côn trùng bay vào mắt, chất clo trong nước máy,…

Viêm kết mạc mắt do dị ứng

Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi hữu cơ, lông vật nuôi, mỹ phẩm,… khiến hệ miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức, dễ gây viêm kết mạc mắt.

Con đường lây nhiễm bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ nhỏ

Tìm hiểu thêm: Chuyên gia giải đáp: Phải làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Giúp mẹ nhận biết dấu hiệu bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ nhỏ

Viêm kết mạc mắt lây nhiễm do tiếp xúc với dịch ở mắt trẻ bị viêm kết mạc. (ảnh minh họa)

Nhiều ba mẹ cho rằng bệnh viêm kết mạc mắt hay đau mắt đỏ sẽ lây khi ta nhìn vào mắt người bị bệnh. Tuy nhiên điều này là không đúng.

Vì viêm kết mạc mắt thường xảy ra chủ yếu hiện nay do virus, con đường lây nhiễm là khi trẻ tiếp xúc với dịch tiết từ mắt ở những trẻ bị bệnh như dùng chung khăn mặt, dùng chung thuốc nhỏ mắt, tay dính vào dịch tiết mắt từ trẻ bị nhiễm bệnh và đưa lên mắt. Hay các dịch tiết bắn ra từ mũi, miệng, họng của trẻ bị bệnh lây nhiễm cho trẻ khác. Vì vậy nếu chỉ nhìn vào mắt trẻ bị viêm kết mạc thì chưa thể lây nhiễm bệnh được.

Bệnh viêm kết mạc mắt thường gặp ở trẻ hơn 3 tháng tuổi, vì độ tuổi này con thường hay dụi tay vào mắt và miệng nhiều, điều này dễ làm bệnh lây lan. Ở lứa tuổi mẫu giáo, bệnh phổ biến và dễ lây lan là do trẻ thường xuyên tiếp xúc với nhau trong các lớp học, các hoạt động vệ sinh chung như rửa tay, vệ sinh mắt, mũi, miệng cùng nhau làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ

Giúp mẹ nhận biết dấu hiệu bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ nhỏ

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bệnh quai bị có bị lại lần 2 không?

Biểu hiện trẻ bị viêm kết mạc mắt. (ảnh minh họa)

Trẻ bị viêm kết mạc mắt thường có các biểu hiện như: khô mắt, tròng trắng mắt bị đỏ, tiết dịch giống như mủ. Trẻ thường hay dụi tay vào mắt do có cảm giác ngứa, mí mắt sưng, sau một đêm ngủ dậy mắt của trẻ có thể có một lớp vảy cứng đóng lại.

Chăm sóc trẻ khi bị viêm kết mạc mắt

Khi ba mẹ phát hiện trẻ bị viêm kết mạc mắt, nên vệ sinh sạch cho trẻ bằng nước sạch có thể sử dụng nước muối sinh lý. Nếu nhiều gỉ mắt ba mẹ có thể sử dụng nước ấm, thấm khăn sạch lau sạch gỉ và vùng mắt cho con. Không nên sử dụng khăn hay chậu đã rửa cho trẻ để dùng cho người khác, trẻ khác. Sau đó cho bé đi thăm khám với bác sĩ để con được chẩn đoán đúng nguyên nhân và có biện pháp xử trí tốt nhất. Không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt hay thuốc nhỏ mắt chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Bệnh viêm kết mạc mắt do virus có thể khỏi sau 3 – 4 ngày, khi chăm sóc cho trẻ ba mẹ cần lưu ý: cho con ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để trẻ có sức đề kháng tốt với bệnh. Có thể dùng khăn bông riêng, thấm nước ấm để vệ sinh mắt cho trẻ. Để tránh làm lây lan bệnh hoặc tái nhiễm khuẩn, hãy thường xuyên rửa tay cho bé và tay người chăm sóc. Đặc biệt là sau khi lau chùi vùng mắt bị nhiễm khuẩn, không nên dùng chung khăn tắm, khăn lau mặt, lọ thuốc nhỏ mắt chung với trẻ đang bị viêm kết mạc mắt để tránh nhiễm virus gây bệnh.

Nếu có thắc mắc cần tư vấn hay muốn đặt lịch thăm khám cho bé tại Thu Cúc, ba mẹ xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *