Góc giải đáp: Bệnh trĩ có đau lưng không?

Bệnh trĩ là căn bệnh thuộc nhóm hậu môn – trực tràng, đem lại nhiều phiền toái cho người mắc. Nhiều bệnh nhân thắc mắc: Bệnh trĩ có đau lưng không? Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi trên, đồng thời làm rõ những biểu hiện điển hình của bệnh trĩ.

Bạn đang đọc: Góc giải đáp: Bệnh trĩ có đau lưng không?

1. Những thông tin tổng quát về bệnh trĩ

Trước khi tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc: Bệnh trĩ có lây không?, cùng nhau tìm hiểu về bệnh cũng như những triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị bệnh.

1.1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là căn bệnh xảy ra do tình trạng giãn ra quá mức ở các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới. Điều này cũng đồng thời làm viêm và sưng các mô, hình thành nên búi trĩ. Người bị bệnh trĩ thường xuyên cảm thấy vướng víu, ngứa ngáy và đau rát hậu môn. Điều này gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng cực lớn đến chất lượng cuộc sống.

1.2. Phân loại bệnh trĩ

Dựa theo vị trí xuất hiện của búi trĩ, có thể phân chia bệnh trĩ thành hai loại.

– Trĩ nội: Các búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược, nằm trong ống hậu môn. Búi trĩ nội thường được bao bọc bởi niêm mạc và những lớp biểu mô chuyển tiếp.

– Trĩ ngoại: Các búi trĩ mọc xung quanh đường hậu môn, bên ngoài ống hậu môn và trực tràng. Phía trên chúng thường là lớp biểu mô vảy quanh vùng hậu môn.

Ngoài ra, bệnh trĩ hỗn hợp là hiện tượng người mắc cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.

Dựa theo cấp độ bệnh, người ta chia bệnh trĩ thành 4 cấp độ. Ở trĩ nội và trĩ ngoại, các biểu hiện bệnh sẽ khác nhau mặc dù cùng ở một cấp độ do đặc điểm vị trí. Tuy nhiên, ở cả hai loại trĩ thì cấp độ 1,2 thường có các biểu hiện khá nhẹ. Người bệnh không cần phải phẫu thuật chữa trĩ mà chỉ cần uống thuốc và các biện pháp nội khoa khác. Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng là độ 3, độ 4, các búi trĩ sẽ to hơn và gây ra cảm giác đau đớn dữ dội. Lúc này, biện pháp tốt nhất là dùng thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt trĩ.

Góc giải đáp: Bệnh trĩ có đau lưng không?

Các cấp độ bệnh trĩ

1.3. Nguyên nhân của bệnh trĩ

Hiện tại, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ chưa được xác định. Tuy nhiên, một vài nguyên nhân sau được coi như những yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh.

– Bệnh táo bón mạn tính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trĩ hàng đầu

– Tăng áp lực trong ổ bụng do ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác vật nặng

– Thai kỳ của phụ nữ

– Những yếu tố khác như quan hệ tình dục bằng cách xâm nhập hậu môn, sử dụng chất kích thích, chất có cồn,…

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ ngoại có thể tái phát sau phẫu thuật không?

Góc giải đáp: Bệnh trĩ có đau lưng không?

Người bị táo bón thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao

2. Bệnh trĩ có đau lưng không – Những điều cần biết

2.1. Bệnh trĩ có đau lưng không – giải đáp thắc mắc

Bệnh trĩ là căn bệnh điển hình trong nhóm trực tràng – hậu môn. Như ta biết, hậu môn trực tràng là các bộ phận có mối liên hệ gần gũi với các bộ phận khác của hệ tiêu hóa và bài tiết. Do vậy, khá nhiều người lo ngại bệnh trĩ sẽ gây ra các cơn đau bụng và đau lưng (vùng vị trí của thận).

Tuy nhiên, thực tế rằng bệnh trĩ có bất kỳ biểu hiện nào là cơn đau lưng. Khi có cảm giác bị đau lưng, bạn không cần lo ngại đó là những biểu hiện của bệnh trĩ. Bạn nên để tâm tới những loại bệnh lý khác có triệu chứng điển hình là đau lưng như:

– Bệnh lý liên quan đến thận như sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận,.. (đau lưng ở vị trí thận)

– Đau lưng do đến kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, do cơ địa hoặc những bất thường liên quan đến kỳ kinh nguyệt

– Một số bệnh lý về tiết niệu, bộ phận sinh dục

– Ngoài ra, có thể cân nhắc đến đau ruột thừa: Biểu hiện đau lưng có thể đi kèm với đau bụng khi người bệnh bị viêm ruột thừa. Cơn đau này thường rất dữ dội kèm theo đau bụng và các triệu chứng khác.

Góc giải đáp: Bệnh trĩ có đau lưng không?

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi bị bệnh sốt xuất huyết

Liệu bệnh trĩ gây đau lưng hay không?

2.2. Bệnh trĩ có đau lưng không: Những biểu hiện điển hình của bệnh trĩ

Bệnh trĩ không đau lưng. Chúng tạo ra các biểu hiện bệnh cực kỳ rõ ràng như sau:

Biểu hiện bệnh trĩ nội

– Bệnh nhân đi đại tiện với lượng máu tăng dần theo cấp độ bệnh. Có thể bắn thành các tia máu, kèm theo dịch nhầy nhiều bất thường

– Ngứa rát và đau đớn do các tổn thương lên các búi trĩ bên trong trực tràng  khi rặn mạnh.

– Khi các búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh sẽ sờ thấy búi trĩ. Kích thước của chúng không cố định, có màu hồng nhạt hoặc màu da, có tính đàn hồi. Tùy vào cấp độ bệnh mà búi trĩ có thể tự co vào hoặc phải dùng tay đẩy.

Biểu hiện bệnh trĩ ngoại

Các búi trĩ ngoại thường phân bố ở xung quanh lớp da ở hậu môn. Trĩ ngoại có các biểu hiện rõ ràng hơn so với trĩ nội. Trĩ ngoại gây đau nhiều hơn và đau trong giai đoạn sớm hơn. Một số triệu chứng cụ thể của bệnh trĩ ngoại như sau:

– Cảm giác thường trực là ngứa và sưng ở vùng hậu môn

– Nhìn và sờ thấy các khối thịt bất thường quanh hậu môn từ khi chúng còn có kích thước nhỏ.

– Chảy máu hậu môn nhưng không quá dữ dội và thường xuyên vì lực tác động lên búi trĩ ngoại ít hơn trĩ nội

– Hậu môn nhớp nháp, có thể xảy ra tình trạng rò rỉ phân.

3. Cách điều trị bệnh trĩ là gì?

Hiện nay, có những phương pháp chủ yếu  điều trị bệnh trĩ như sau

– Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc (điều trị nội khoa). Ở mức độ 1,2 và tùy theo tình trạng cơ địa người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Thuốc được chỉ định đúng liều lượng và thời gian sử dụng sẽ cải thiện tình trạng tuần hoàn máu đến hậu môn, ngừa và hạn chế tình trạng tắc mạch, làm teo nhỏ búi trĩ. Người bệnh sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

– Điều trị bệnh trĩ bằng các can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật, sử dụng thủ thuật: Bệnh trĩ nếu đã ở cấp độ 3,4 thì việc cắt trĩ là biện pháp hiệu quả nhất.

Hiện nay có các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại như phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan và Ferguson, phương pháp cắt trĩ Longo. Đặc biệt, mổ trĩ Longo gần như không đau vì vị trí phẫu thuật nằm ở vùng vô cảm của ống hậu môn. Người bệnh sẽ nhanh phục hồi, ít phải nằm viện, có thể về sau 48 giờ.

Trên đây là lời  giải đáp cho câu hỏi Bệnh trĩ có đau lưng không và những thông tin hữu ích xoay quanh căn bệnh trĩ. Bệnh trĩ là căn bệnh không thể tự khỏi, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín để tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *