Bệnh trĩ là căn bệnh thầm kín khó lòng chia sẻ và tâm sự, vì vậy nhiều người lựa chọn điều trị trong âm thầm hoặc tự áp dụng mẹo chữa bệnh trĩ tại gia bằng nhiều cách khác nhau. Tuy vậy, đây là cách làm không được chuyên gia khuyến khích bởi độ an toàn không cao, mang tính may rủi.
Bạn đang đọc: [Góc giải đáp]: Có nên áp dụng mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà?
1. Bệnh trĩ – Nỗi ám ảnh khó lòng tỏ bày
1.1. Bệnh trĩ do đâu mà có?
Trĩ (Hemorrhoids) là bệnh lý hậu môn trực tràng phổ biến hơn cả trong nhóm. Bệnh hình thành do tình trạng giãn ra quá mức ở các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới. Các chuyên gia đưa ra nhiều lý giải xoay quanh cơ chế hình thành nên sự giãn nở trên. Trong đó có thể nhắc đến lý giải theo thuyết mạch máu.
Thông thường, máu sẽ theo các động mạch để đi tới các bộ phận bao gồm hậu môn, sau đó và quay trở lại tim qua tĩnh mạch. Đối với người bệnh trĩ, máu sau khi được đưa đến hậu môn lại không hoàn toàn trở về tim được. Sự ứ trệ, tắc nghẽn trong tuần hoàn này khiến lượng máu ở tĩnh mạch hậu môn trở nên nhiều quá mức, tĩnh mạch căng phồng lên và giãn ra. Tình trạng kéo dài khiến cho các búi trĩ được tạo nên và sa xuống ống hậu môn, gây khó khăn và ám ảnh, tự tin cho người bệnh. Điều này cũng khiến cho bệnh nhân thường có xu hướng tìm các mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà thay vì đi thăm khám chuyên khoa.
Bệnh trĩ là bệnh lý gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cho người mắc
1.2. Có những loại bệnh trĩ nào, đặc điểm ra sao?
Các chuyên gia lấy đường lược hậu môn làm ranh giới để chia trĩ thành:
Trĩ nội: vị trí bên trên đường lược của hậu môn và trực tràng, thường nằm trong ống hậu môn, khó quan sát. Biểu hiện trong giai đoạn đầu là đại tiện ra máu, khi búi trĩ phát triển to, sa ra ngoài như trĩ ngoại thì mới có thể phát hiện.
Trĩ ngoại: vị trí bên ngoài ống hậu môn, nằm dưới đường lược, dễ phát hiện hơn trĩ nội vì có thể quan sát hoặc dùng tay sờ để tìm thấy búi trĩ. Trĩ ngoại khiến người bệnh đau rát dữ dội hơn, lý do là khi búi trĩ sẽ tiếp xúc với quần áo và ghế ngồi sẽ gây đau nhiều hơn.
Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều được chia thành 4 cấp độ bệnh, trong đó giai đoạn 1 thường là giai đoạn hình thành. Ơ cấp độ 2, 3, bệnh trĩ tiến triển với các triệu chứng tăng nặng dần. Trĩ ở độ 4 đặc biệt nghiêm trọng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề.
Tìm hiểu thêm: Bị bệnh trĩ thì cần xử trí ra sao?
Các cấp độ trĩ ngoại
1.3. Các yếu tố thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh trĩ
Một số yếu tố được cho là “thủ phạm” đằng sau thúc đẩy nguy cơ bệnh trĩ:
– Chứng táo bón lâu ngày hoặc tiêu chảy kéo dài mà không tìm cách điều trị. Táo bón và hành động rặn mạnh khi cố gắng đại tiện sẽ tạo ra nhiều áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng, lâu dần dẫn đến bệnh trĩ. Đa phần táo bón do thiếu hụt chất xơ, cung cấp vào cơ thể quá ít rau xanh, hoa quả,.. hoặc thói quen uống không đủ nước, ăn đồ cay nóng
– Thói quen tưởng chừng như vô hại khi đi đại tiện như đại tiện lâu, rặn nhiều khi đại tiện
– Người không vận động thường xuyên, ngồi lâu một tư thế trong thời gian quá dài. Một số công việc đặc thù như làm văn phòng, tài xế taxi. Ngoài ra người làm công việc mang vác nặng cũng rất dễ bị trĩ.
– Phụ nữ mang thai và sau sinh, người bệnh bị béo phì hoặc người quan hệ qua đường hậu môn.
2. Điều trị bệnh trĩ ra sao để đảm bảo hiệu quả triệt để?
2.1. Mẹo chữa bệnh trĩ: Không thể thay thế điều trị chuyên khoa
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân trĩ không nên tự ý điều trị bằng mẹo chữa trĩ truyền miệng. Hiện nay, có rất nhiều mẹo trị bệnh trĩ phản khoa học khác nằm ngoài tầm kiểm soát của chuyên gia gây ra những hậu quả khôn lường.
Cần lưu ý rằng, tình trạng bệnh trĩ của mỗi người là khác nhau. Bệnh trĩ không ai giống ai, mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người không giống nhau. Do vậy, nhất định không thể áp dụng cùng một mẹo chữa bệnh vào tất cả mọi trường hợp.
Thứ hai, việc điều trị bệnh theo mẹo bằng các loại dược liệu dân gian mà không đảm bảo vệ sinh có thể gây nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ.
Lý do quan trọng nhất khiến bạn không nên áp dụng các mẹo chữa bệnh tại nhà để thay cho điều trị chuyên khoa là vấn đề hiệu quả. Hiệu quả của các bài thuốc, các mẹo truyền miệng là tương đối thấp, có tác dụng với búi trĩ là không nhiều. Đôi khi chúng chỉ có tác dụng trong những trường hợp bệnh rất nhẹ. Thậm chí, kể cả với trường hợp bệnh nhẹ, các mẹo điều trị cũng không thể chữa khỏi triệt để. Các đặc tính của chúng khá chung chung, không hoàn toàn làm teo nhỏ búi trĩ hoặc loại bỏ hoàn toàn búi trĩ được.
Do đó, bệnh nhân cần lưu ý, mẹo chữa bệnh trĩ không thay thế được bác sĩ và thăm khám chuyên khoa.
2.2. Thăm khám để được điều trị triệt để thay vì áp dụng mẹo chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ khi còn nhẹ thì việc điều trị thường khá dễ dàng và đơn giản, bởi có thể điều trị bằng các loại thuốc dưới dạng uống hoặc bôi tùy theo chỉ định của bác sĩ sao cho hiệu quả đươc tối ưu. Khi bệnh chớm sang giai đoạn tiến triển- cấp độ 2, nhiều trường hợp có thể điều trị bằng thuốc, nếu phù hợp thì các bác sĩ tư vấn điều trị ngoại khoa ngay để loại bỏ trĩ nhanh chóng và triệt để.
Khi bệnh trĩ nặng hơn, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa phù hợp với bệnh trạng và cơ địa. Thông thường, có những phương pháp phổ biến cắt bỏ trĩ như: Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan – Ferguson, phương pháp cắt trĩ Longo, phương pháp mổ trĩ không dao kéo Laser Diode. Trong đó, Laser Diode được coi là công nghệ tối ưu trong điều trị trĩ, đặc biệt là trĩ độ 2, độ 3. Quá trình phẫu thuật không dùng đến dao kéo, xâm lấn tối thiểu nên không gây đau đớn, chảy máu. Người bệnh cũng vì thế mà nhanh chóng hồi phục.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về nỗi ám ảnh thầm kín mang tên “bệnh trĩ”
Điều trị bệnh bằng phương pháp Laser Diode
Tóm lại, thay vì sử dụng mẹo chữa bệnh trĩ, điều cần làm khi bạn phát hiện mình bị bệnh trĩ là đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng, sau đó xác định tình trạng bệnh ở giai đoạn nào và chỉ định phương pháp phù hợp, đảm bảo loại bỏ trĩ triệt để và hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.