Viêm tuyến giáp là một trong những bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người, đặc biệt là những người ở độ tuổi từ 30 đến 50. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ tuy nhiên thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn. Dưới đây Thu Cúc TCI sẽ giải đáp điều trị viêm tuyến giáp có khỏi được không.
Bạn đang đọc: [Góc giải đáp] Điều trị viêm tuyến giáp có khỏi được không?
1. Viêm tuyến giáp là gì?
Viêm tuyến giáp là một bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến giáp, một bộ phận quan trọng của hệ thống nội tiết trong cơ thể. Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ và đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone. Khi tuyến giáp bị viêm chức năng của nó có thể xảy ra một vài xáo trộn.
2. Phân loại viêm tuyến giáp
2.1. Viêm tuyến giáp cấp tính
– Vi trùng sinh mủ gây viêm cấp tính.
– Thường xảy ra do vi khuẩn hoặc những sinh vật truyền nhiễm.
2.2. Viêm tuyến giáp bán cấp
– Viêm tuyến giáp u hạt bán cấp tính (de Quervain): Gây đau và thường do virus, sau cúm, quai bị, sởi.
– Viêm tuyến giáp lympho bào bán cấp: Có thể không gây đau, phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt sau sinh, chức năng tuyến giáp ổn định lại sau 12-18 tháng.
2.3. Viêm tuyến giáp mạn tính
Viêm tuyến giáp Hashimoto
– Đây là bệnh tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch tấn công tuyến giáp.
– Phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt 40-60 tuổi.
Viêm tuyến giáp Hashimoto chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ 40- 60 tuổi
Viêm tuyến giáp Riedel
– Hiếm, xơ hóa xâm lấn, thường ở phụ nữ trung niên hoặc lớn tuổi.
– Có thể kèm theo xơ hóa ở các khu vực khác trong cơ thể.
Viêm tuyến giáp sau sinh
– Viêm tuyến giáp sau sinh gây ra do kháng thể kháng tuyến giáp.
– Thường xảy ra trong vòng 1 năm sau khi sinh và ít gặp.
Viêm tuyến giáp do phóng xạ
Gây ra bởi tác động phụ của xạ trị hoặc iốt phóng xạ.
Viêm tuyến giáp do thuốc
Các loại thuốc gây viêm tuyến giáp được kể đến như amiodarone, interferon, lithium và cytokine. Bệnh xảy ra ở một số người sử dụng các loại thuốc này.
Lưu ý quan trọng:
– Viêm tuyến giáp là một tình trạng phức tạp, và phân loại bệnh giúp xác định phương pháp điều trị và dự báo cho người bệnh.
– Cần sự theo dõi chặt chẽ từ đội ngũ y tế để điều trị bệnh hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Phòng khám Thu Cúc có khám bệnh tiểu đường không?
Phụ nữ sau sinh có thể bị viêm tuyến giáp
3. Cách điều trị viêm tuyến giáp
Viêm tuyến giáp đòi hỏi một phương pháp điều trị chặt chẽ để kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng.
3.1. Điều trị viêm tuyến giáp bằng cách chữa nhiễm độc giáp
– Mục tiêu: Giảm nhịp tim nhanh và các triệu chứng khó chịu.
– Phương pháp: Kê đơn thuốc như beta-blockers. Giai đoạn nhiễm độc giáp chỉ là tạm thời.
3.2. Điều trị viêm tuyến giáp bằng cách chữa suy giáp
– Mục tiêu: Thay thế hormone tuyến giáp không đủ.
– Phương tháp: Sử dụng levothyroxine (hormone tuyến giáp) thường xuyên. Ngoài ra bệnh nhân cần phục hồi chức năng tuyến giáp và duy trì sức khỏe.
3. Điều trị các loại viêm tuyến giáp khác
– Viêm tuyến giáp nhiễm trùng cấp tính và Bán Cấp: Sử dụng thuốc NSAID để giảm đau. Trong trường hợp nặng, cần sử dụng steroid.
– Viêm tuyến giáp Riedel: Sử dụng corticoid liều cao trong giai đoạn viêm giáp hoạt động. Bệnh nhân cần xem xét phẫu thuật nếu có biểu hiện chèn ép.
Lưu ý quan trọng:
– Chế độ ăn: Người bệnh nên duy trì một chế độ ăn giàu iốt và chất xơ. Ngoài ra cần tránh thực phẩm chứa I- ốt cao.
– Theo dõi định kỳ: Bác sĩ cần theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh liều lượng thuốc và đảm bảo sự ổn định của tình trạng sức khỏe.
– Phẫu thuật: Trong một số trường hợp nặng, phẫu thuật có thể là lựa chọn để giải quyết các vấn đề chèn ép từ tuyến giáp.
Viêm tuyến giáp là một bệnh lý phức tạp, và điều trị đòi hỏi sự chăm sóc đa chiều từ đội ngũ y tế. Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định điều trị phù hợp dựa trên loại viêm tuyến giáp và triệu chứng cụ thể của từng bệnh nhân.
4. Điều trị viêm tuyến giáp có thể khỏi không?
4.1. Viêm tuyến giáp cấp tính và bán cấp
– Khả năng chữa khỏi: Có thể hoàn toàn chữa khỏi với phương pháp điều trị chuẩn xác.
– Thời gian hồi phục: Triệu chứng giảm sau 1-3 tháng. Hồi phục chức năng tuyến giáp có thể mất 12-18 tháng.
– 5% có khả năng phát triển suy giáp vĩnh viễn.
4.2. Viêm tuyến giáp hashimoto
– Khả năng chữa khỏi: Không trị khỏi hoàn toàn và điều trị bằng hormone tuyến giáp suốt đời nếu có suy giáp.
– Hồi phục một phần nhưng không chữa khỏi hoàn toàn.
4.3. Viêm tuyến giáp sau sinh
– Khả năng chữa khỏi: Viêm tuyến giáp sau sinh có thể chữa khỏi hoàn toàn.
– Thời gian hồi phục: Mất 12-18 tháng để hoàn toàn hồi phục chức năng tuyến giáp. 20% có khả năng phát triển suy giáp vĩnh viễn.
5. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tuyến giáp
Để chẩn đoán viêm tuyến giáp, bác sĩ thực hiện nhiều bước khác nhau để đánh giá chức năng tuyến giáp và xác định nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là những phương pháp và xét nghiệm quan trọng:
5.1. Khám lâm sàng và lịch sử bệnh
– Bác sĩ tập trung khám lâm sàng để đánh giá các triệu chứng của bệnh nhân, như sưng vùng cổ, cảm giác đau, hoặc biến đổi về cân nặng.
– Hỏi về lịch sử bệnh, các vấn đề sức khỏe trước đó và yếu tố di truyền.
5.2. Cần xét nghiệm chức năng tuyến giáp
– Đo lường mức TSH để đánh giá hoạt động của tuyến giáp.
– Xác định mức độ hormone tự do trong máu, có thể bị ảnh hưởng bởi viêm tuyến giáp.
5.3. Siêu âm tuyến giáp
Sử dụng siêu âm để kiểm tra kích thước, hình dạng, và có bất thường không.
5.4. Cần xét nghiệm kháng thể tuyến giáp
Đo lường mức độ kháng thể để xác định có viêm tuyến giáp do bệnh tự miễn dịch hay không.
5.5. Tốc độ máu lắng và CRP
– Tăng trong trường hợp viêm nhiễm, đặc biệt là trong viêm tuyến giáp.
– Đo mức độ protein phản ứng trong máu, thường tăng khi có viêm nhiễm.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường, cách phòng và trị bệnh
Hình ảnh CRP test
5.6. Đo độ hấp thụ i-ốt phóng xạ
Đánh giá khả năng hấp thụ i-ốt phóng xạ, có thể biến đổi theo từng giai đoạn của viêm tuyến giáp.
Tất cả các xét nghiệm và phương pháp này sẽ được kết hợp để đưa ra chẩn đoán chính xác và lựa chọn điều trị viêm tuyến giáp phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
Thông qua bài viết này, hy vọng rằng độc giả, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến giáp, đã có cái nhìn tổng quan về tình trạng này và nhận thức về quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe tuyến giáp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.