Góc giải đáp: nhổ răng khôn gây tê hay mê? 

Nhổ răng khôn gây tê hay mê an toàn hơn là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi vì nhổ răng khôn là kỹ thuật có tỷ lệ nhiễm trùng khá cao cũng như có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh nếu không được thực hiện đúng. Chính vì thế, nhiều người thường có tâm lý lo lắng, e ngại trước khi nhổ răng khôn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về phương pháp gây tê và gây mê trong kỹ thuật nhổ răng khôn.

Bạn đang đọc: Góc giải đáp: nhổ răng khôn gây tê hay mê? 

1. Mục đích việc gây tê và gây mê khi nhổ răng khôn

Răng khôn còn có tên gọi khác là răng số 8, là chiếc răng hàm mọc cuối cùng và chỉ xuất hiện ở người trưởng thành trong giai đoạn từ 16 – 30 tuổi. Do là chiếc răng mọc cuối cùng hàm, không có đủ không gian nên những chiếc răng này thường mọc lệch, xô lệch vào răng bên cạnh gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu.

 

Góc giải đáp: nhổ răng khôn gây tê hay mê? 

Răng khôn là chiếc răng hàm mọc cuối cùng và thường mọc lệch, xô vào răng bên cạnh gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu.

Nhổ răng khôn có thể tác động đến các dây thần kinh đặc biệt là nhổ những chiếc răng mọc chìm nên không được tiến hành tùy ý mà phải có  chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cũng vì lý do này mà khi nhổ răng khôn phải sử dụng đến thuốc gây mê hoặc gây tê khi nhổ răng khôn.

Mục đích chính của việc sử dụng thuốc gây tê hay gây mê khi nhổ răng khôn là giảm bớt cơn đau đớn ở người bệnh, không còn cảm giác khó chịu. Sau khi gây tê hay gây mê, bác sĩ thao tác loại bỏ chiếc răng khôn một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế được những hệ lụy không mong muốn có thể xảy ra sau khi nhổ.

2. So sánh nhổ răng khôn gây mê và gây tê

2.1 Nhổ răng khôn gây tê hay mê dành cho trường hợp nào?

Nhổ răng khôn là kỹ thuật không quá phức tạp. Thông thường, bác sĩ chỉ cần gây tê cục bộ tại vị trí nhổ răng nhằm giúp người bệnh không phải có cảm giác đau nhức khi thực hiện. Tuy nhiên sẽ có một vài trường hợp cần cân nhắc giữa nhổ răng gây tê hay gây mê.

Tìm hiểu thêm: Đau tủy răng phải làm sao? Cách khắc phục nhanh chóng

Góc giải đáp: nhổ răng khôn gây tê hay mê? 

Nhổ răng khôn gây tê hay mê sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân

– Trường hợp nhổ răng khôn gây tê: dành cho đa số các người bệnh khỏe mạnh, không gặp các vấn đề liên quan tới bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Bác sĩ chỉ cần tiêm tê hoặc bôi thuốc tê đơn giản vào vị trí nhổ răng, sau vài phút thuốc sẽ có tác dụng và bắt đầu thực hiện nhổ răng cho bệnh nhân.

– Trường hợp gây mê khi nhổ răng khôn: để đảm bảo việc nhổ răng khôn hiệu quả, an toàn thì những bệnh nhân hay căng thẳng, áp lực tâm lý quá mức hoặc có tiền sử từng bị dị ứng với thuốc gây tê trước đó. Ngoài ra những trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc phức tạp cần phải thực hiện gây mê để tránh ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh.

2.2 Nhổ răng khôn gây tê hay mê tốt hơn?

Nhổ răng khôn gây tê hay gây mê là thắc mắc của không ít người. Cách nào sẽ an toàn và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Trên thực tế, bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định rằng cả hai phương pháp gây tê và gây mê đều không ảnh hưởng tới sức khỏe nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và quy trình an toàn. Việc gây mê hay gây mê tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ, dựa vào độ khó của mỗi răng khôn.

Sau khi gây tê hoặc gây mê, bệnh nhân không còn cảm giác đau đớn, khó chịu, sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi bác sĩ thao tác nhổ răng. Riêng với việc gây mê khi nhổ răng khôn còn mang lại hiệu quả tốt hơn do tác dụng của thuốc gây mê thường lâu hơn so với thuốc tê đặc biệt là những trường hợp nhổ nhiều răng cùng lúc.

Tuy nhiên, vẫn cần cân nhắc lựa chọn giữa việc nhổ răng gây tê hay gây mê, bởi sau khi gây tê, bệnh nhân hoàn toàn có thể tỉnh táo và ra về ngay sau khi nhổ răng. Ngược lại, gây mê sẽ cần tới thời gian hồi sức để chờ thuốc mê hết tác dụng. Bên cạnh đó, kỹ thuật gây mê đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, vững chuyên môn và kinh nghiệm tốt để đảm bảo việc gây mê diễn ra an toàn, hiệu quả.

3. Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn

3.1 Có thể sử dụng thuốc giảm đau để hỗ trợ

Để có thể phục hồi hoàn toàn sau khi nhổ răng khôn, người bệnh sẽ cần từ 1 – 2 ngày. Trong thời gian này, tình trạng sưng lợi có thể xuất hiện và gây ra cảm giác đau nhức, thậm chí một số người còn bị sốt cao. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau do bác sĩ nha khoa kê đơn để giảm cảm giác đau đớn trong quá trình sinh hoạt. Khi thấy những dấu hiệu bất thường như sưng hàm thì cần phải tái khám để được kiểm tra lại.

3.2 Chế độ ăn uống phù hợp

Việc ăn uống sau khi nhổ răng khôn của người bệnh cần được hết sức lưu ý. Để quá trình phục hồi nướu và các mô xương hàm diễn ra thuận lợi, người bệnh nên ăn các loại thức ăn lỏng và chứa nhiều canxi. Cùng với đó là tránh ăn toàn bộ các loại thức ăn dai, cứng và hoa quả nhiều axit (như cam, chanh,…), đồng thời hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Sau khi nhổ răng khôn, vết khâu nướu rất nhạy cảm nên cần phải tránh ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng.

Đối với nam giới, tuyệt đối không được sử dụng các loại đồ uống có cồn hay các chất kích thích đặc biệt là thuốc lá. Người bệnh cần thực hiện trong ít nhất 3 ngày sau khi nhổ răng.  Trong thuốc lá có chứa chất làm co mạch ngoại vi, rối loạn chức năng tế bào, giảm nồng độ oxy trong mô từ đó làm chậm quá trình liền thương.

Góc giải đáp: nhổ răng khôn gây tê hay mê? 

>>>>>Xem thêm: Tầm soát ung thư đại trực tràng bằng cách nào? – Giải đáp

Sau khi nhổ răng khôn, người bệnh nên ăn các loại thức ăn lỏng và chứa nhiều canxi.

3.3 Chế độ sinh hoạt khoa học

Để vết thương nhanh chóng phục hồi người bệnh nên nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Khi nằm nghỉ ngơi thì bác sĩ khuyên nên kê cao gối để hạn chế cơn đau. Trong quá trình giao tiếp, chỉ nên cười đùa và nói chuyện nhẹ nhàng. Cùng với đó là bệnh nhân cần phải lưu ý tuân thủ nghiêm chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa trong vấn đề chăm sóc và vệ sinh răng miệng để hạn chế tình trạng nhiễm trùng xảy ra.

Như vậy nhổ răng khôn gây tê hay gây mê đều không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên chúng cần phải được thưc hiện đúng phương pháp với bác sĩ tay nghề cao, vững chuyên môn nên khi nhổ răng khôn mọi người cần phải lựa chọn cơ sở nha khoa thật uy tín.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *