Viêm cổ tử cung có mang thai được không là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ đang có mong muốn có em bé hiện nay. Thực tế, căn bệnh viêm cổ tử cung không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có tác động không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, với các trường hợp mang thai nghi mắc viêm cổ tử cung cần đến cơ sở y tế có uy tín để có phác đồ điều trị riêng.
Bạn đang đọc: Góc giải đáp: Viêm cổ tử cung có mang thai được không?
1. Viêm cổ tử cung là gì?
Viêm cổ tử cung có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.
Viêm cổ tử cung là hiện tượng sưng, viêm và lở loét ở cổ tử cung. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do các tác nhân như nhiễm khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, viêm cổ tử cung cấp tính khi tái phát nhiều lần có thể dẫn đến viêm cổ tử cung mãn tính.
2. Dấu hiệu của viêm cổ tử cung
Thông thường các dấu hiệu của viêm cổ tử cung được tổng kết như sau:
– Thường xuyên ngứa ngáy khó chịu âm đạo
– Dấu hiệu đau buốt khi tiểu tiện
– Khí hư bất thường, có màu và mùi lạ
– Đau khi quan hệ tình dục
– Xuất hiện âm đạo bất thường (máu ra sau khi quan hệ tình dục hoặc giữa các kỳ kinh nguyệt)
Biểu hiện của viêm cổ tử cung đôi khi dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm âm đạo. Vì vậy, nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc viêm cổ tử cung, đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán.
3. Viêm cổ tử cung có mang thai được không?
Viêm cổ tử cung là loại bệnh lý dễ mắc nhất đối với chị em ở độ tuổi sinh sản.Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì mắc viêm cổ tử cung hoàn toàn có khả năng thụ thai. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào thể trạng và tình hình bệnh lý của mỗi người.
– Trường hợp mắc viêm cổ tử cung trước đó và trị dứt điểm thì việc mang thai hoàn toàn bình thường. Cổ tử cung khi mắc bệnh có những tổn thương nhất định và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, sau khi phục hồi chị em vẫn có khả năng thụ thai.
– Trường hợp mắc viêm cổ tử cung vẫn có thai, nhưng được đánh giá là vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
– Trường hợp mắc viêm cổ tử cung mạn tính, khả năng vô sinh cao. Tình trạng này cần tham vấn ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.
Điều kiện tốt nhất để có bầu khi bị viêm cổ tử cung là chữa trị hoàn toàn sau đó có kế hoạch sinh sản theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia y tế. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bất khả kháng, có con trong khi đang bị viêm cổ tử cung, chị em cần có sự hiểu biết nhất định đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Lợi ích của việc tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
Viêm cổ tử cung có mang thai được không? Câu trả lời là mẹ hoàn toàn có khả năng thụ thai, nhưng nó có thể sẽ gây một số rủi ro nhất định cho cả mẹ và bé.
4. Nguyên nhân khiến phụ nữ viêm cổ tử cung khó thụ thai?
Cổ tử cung vốn là cơ quan sinh sản nối giữa âm đạo và buồng tử cung, có tác động rất lớn đến khả năng thụ thai của phụ nữ. Khi tình trạng viêm nhiễm diễn ra, các chức năng ở cổ tử cung bị ảnh hưởng. Quá trình tinh trùng đi sâu bên trong tử cung để tới ống dẫn trứng cũng như thụ thai bị cản trở. Từ đó, chị em gặp phải tình trạng khó có bầu. Một số nguyên nhân cụ thể được biết đến như sau:
– Viêm cổ tử cung làm phụ nữ bị đau rát và viêm nhiễm vùng kín khiến quan hệ tình dục trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến ham muốn tình dục. Cũng có trường hợp chị em bị xuất huyết âm đạo và khả năng thụ thai giảm sút.
– Các trường hợp viêm cổ tử cung dẫn đến khí hư ra nhiều. Các chất nhầy quá đặc, làm cản trở tinh trùng gặp trứng, chúng có thể chết trên đường đi. Và do đó, nữ giới khó có khả năng mang thai.
– Sự viêm nhiễm cổ tử cung là do các vi khuẩn, nấm gây nên. Khi đi vào cổ tử cung, tinh trùng còn dễ bị các yếu tố ngoại lai tấn công làm giảm sút hiệu quả thụ thai.
– Trường hợp viêm cổ tử cung nặng dẫn đến các vấn đề trong buồng trứng và tuyến yên. Đây là một trong những lý do làm phụ nữ bị vô sinh hoàn toàn.
5. Phụ nữ mắc viêm cổ tử cung khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Viêm cổ tử cung khi mang thai không đặc biệt đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng. Tuy nhiên nó có thể gây ra những rủi ro cho mẹ và thai nhi, đặc biệt là 3 tháng đầu và 2 tháng cuối thai kỳ. Biện pháp tốt nhất là điều trị khỏi trước khi mang thai, bởi nguy cơ viêm cổ tử cung lúc mang bầu có nhiều hệ lụy như:
5.1. Ảnh hưởng đối với người mẹ
– Triệu chứng của viêm cổ tử cung sẽ dẫn đến khí hư ra nhiều, màu bất thường và mùi khó chịu. Cùng với các biểu hiện khác như đau rát, sưng và ngứa ngáy âm đạo. Đây là những bất tiện dễ nhận thấy gây tâm lý bực bội không tốt cho phụ nữ trong thai kỳ.
– Tăng nguy cơ sảy thai, nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ.
– Một số vấn đề bất thường khác như sinh non, thai lưu ở 3 tháng đầu, thai ngôi ngược trong 3 tháng cuối,…
– Cổ tử cung bị viêm nhiễm làm giảm tính đàn hồi khiến mẹ khó khăn trong chuyển dạ sinh thường.
– Trong trường hợp được chỉ định sinh mổ, viêm cổ tử cung ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Lúc này cơ thể khó phục hồi chức năng sinh sản.
5.2. Ảnh hưởng đối với thai nhi
– Vi khuẩn gây ra viêm cổ tử cung có thể xâm nhập vào màng ối, dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm khuẩn sau sinh ở trẻ sơ sinh.
– Sức khỏe người mẹ không tốt sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, mắt,… khi chào đời.
– Sự thay đổi của môi trường âm đạo do viêm cổ tử cung phần lớn sẽ ảnh hưởng tới nước ối và sự phát triển của thai nhi.
– Em bé sinh ra dễ gặp các vấn đề về sau như chậm phát triển, suy dinh dưỡng, các vấn đề về da, phổi.
>>>>>Xem thêm: Khám sàng lọc ung thư dạ dày bao gồm những gì?
Mang thai khi viêm cổ tử cung cần có phương án điều trị riêng của bác sĩ có chuyên môn
6. Những lưu ý cần thiết khi mang thai bị viêm cổ tử cung
Các bác sĩ đều khuyên rằng, trong trường hợp phát hiện mắc viêm cổ tử cung nên điều trị khỏi hoàn toàn trước khi có ý định mang thai. Tuy vậy, bản thân người mẹ mắc viêm cổ tử cung có mang thai được, nhưng cần phương án điều trị riêng từ bác sĩ.
6.1. Các phương pháp điều trị cơ bản viêm cổ tử cung
– Phần lớn các trường hợp mắc viêm cổ tử cung đều được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống. Cùng với việc sử dụng thuốc đặt âm đạo để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ gây viêm nhiễm thêm.
– Ngoài ra, phương pháp đốt điện rất phổ biến hiện nay. Các biện pháp hay được chỉ định khác là dao leep, áp lạnh bằng nitơ lỏng. Các phương pháp này đều có tác dụng phụ, cho nên bà bầu bắt buộc phải theo những chỉ dẫn từ bác sĩ.
6.2. Lưu ý riêng dành cho bà bầu
– Điều trị bằng thuốc đối với phụ nữ mang thai sẽ thiên về các loại thuốc lành tính nhất. Thuốc có tác dụng kháng sinh và kháng nấm nhưng không gây tác dụng phụ. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên lưu ý rằng sẽ sử dụng theo đơn thuốc riêng.
– Do sức khỏe của người mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều vì viêm âm đạo viêm nhiễm nên cần tuân thủ tuyệt đối sự chỉ dẫn từ bác sĩ. Không tự ý uống thêm thuốc, tự ý tăng giảm liều dùng. Việc dùng sai cách và lạm dụng thuốc dễ khiến mẹ gặp tác dụng phụ và ảnh hưởng tới thai nhi.
– Có một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên đợi em bé ra đời mới điều trị viêm cổ tử cung. Tùy vào thể trạng và mức độ viêm nhiễm sẽ đưa ra kết luận thực tế cho mẹ. Lúc này, bác sĩ sẽ có những khuyến cáo khác nhau về chế độ ăn uống, hướng dẫn vệ sinh âm đạo, sinh hoạt tình dục an toàn,… Ví dụ như tuyệt đối không quan hệ tình dục khi điều trị viêm nhiễm, uống nhiều nước và có khẩu phần ăn nhiều dưỡng chất.
– Khi mẹ bầu ở những tháng cuối thai kỳ, càng đến ngày sinh thì càng nên lưu ý. Việc sinh thường hay sinh mổ hoàn toàn dựa vào sự đánh giá của bác sĩ. Phần lớn các mẹ sẽ được ưu tiên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé.
Tùy vào từng mức độ bệnh, về cơ bản viêm cổ tử cung có thể mang thai được hay không là hoàn toàn có. Nguyên tắc đầu tiên sau khi phát hiện ra bệnh là điều trị trước khi có kế hoạch sinh con. Trong trường hợp viêm cổ tử cung được phát hiện vào thời điểm phụ nữ đã mang bầu, cần theo dõi và xử lý theo phác đồ điều trị của các bác sĩ có chuyên môn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.