Góc review: Niềng răng ở đâu tốt Hà Nội?

Niềng răng được biết đến là giải pháp hiệu quả đối với những hàm răng thưa, hô, móm, lệch lạc,… Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, phương pháp chỉnh nha này đã không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Vậy, niềng răng mất bao lâu? Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào? Niềng răng ở đâu tốt Hà Nội?… Nếu bạn cũng đang quan tâm thì hãy cùng khám phá ngay qua câu chuyện niềng răng của bạn N.T.H dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Góc review: Niềng răng ở đâu tốt Hà Nội?

“Chào mọi người, mình là N.T.H. Mình chính thức bước vào cộng đồng niềng răng đã được hơn một năm rồi. Nay đã gần đến lúc tháo niềng nên mình xin mạn phép review một chút về hành trình niềng răng của mình.

1. Tình trạng răng trước niềng

Nói về hàm răng của mình trước đây thì nó khá là thưa và hơi xô lệch một chút. Điều này khiến mình gặp rất nhiều rắc rối trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Điển hình như là: Ăn xong bị mắc thức ăn ở kẽ răng; khó vệ sinh răng miệng; nhiều khi chải răng không sạch còn khiến cho hơi thở có mùi và làm mình mất tự tin khi giao tiếp…

Tuy nhiên đây chưa phải lý do chính khiến mình quyết định đi niềng.

Góc review: Niềng răng ở đâu tốt Hà Nội?

Hàm răng trước đây khá thưa và xô lệch gây ra nhiều rắc rối trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày

Mãi đến một năm trước đây, mình không may bị mất đi 2 chiếc răng vì sự bất cẩn trong sinh hoạt. Sự thiếu hụt này khiến mình gặp khá nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Vì vậy, mình đã quyết định đi khám nha khoa để tìm ra biện pháp giải quyết cho hàm răng của mình.

2. Niềng răng ở đâu tốt Hà Nội?

Vì chưa có kinh nghiệm nên mình mất tương đối nhiều thời gian tìm kiếm các địa chỉ nha khoa uy tín. Chủ yếu là thông qua những phương tiện truyền thông online: Hội nhóm Facebook; Google; Youtube;… Có quá nhiều sự lựa chọn với nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau nên mình khá phân vân.

Sau đó, mình có biết đến khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống y tế Thu Cúc TCI theo lời giới thiệu của một vài người quen. Qua tìm hiểu thì mình được biết đây cũng là một trong những hệ thống bệnh viện lớn tại Hà Nội. Lại được đánh giá khá cao về mặt thẩm mỹ nên mình quyết định đến đây ngay.
Bác sĩ khám răng cho mình là bác sĩ Nguyễn Việt Hùng. Phải nói là bác sĩ vui tính và thân thiện cực kỳ luôn.

Sau khi thăm khám thì bác sĩ đánh giá là răng của mình bị xô lệch ở mức độ nhẹ. Nhưng vấn đề đáng nói là mình bị thiếu mất 2 chiếc răng. Về lâu về dài sẽ rất bất tiện và ảnh hưởng đến việc ăn nhai. Để giải quyết cả hai vấn đề thì niềng răng kết hợp với trồng Implant vào vị trí răng bị thiếu chính là giải pháp hiệu quả.

Góc review: Niềng răng ở đâu tốt Hà Nội?

Bác sĩ tư vấn niềng răng kết hợp với trồng Implant vào vị trí răng bị thiếu

Dưới sự tư vấn khá hợp tình hợp lý của bác sĩ, mình đã quyết định chọn phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại tại Thu Cúc TCI.

3. Lộ trình niềng răng

Vì răng của mình không đều nên bác sĩ sẽ dùng niềng để kéo sít các răng lại với nhau. Ở vị trí hai răng trống thì bác sĩ sẽ lấp đầy bằng một răng Implant mới cho mình. Lộ trình niềng dự kiến rơi vào khoảng 2 năm.

Tuy nhiên, theo bác sĩ thì thời gian này có thể sẽ thay đổi. Chủ yếu dựa theo độ cứng của xương và tốc độ dịch chuyển răng của mình sau mỗi chu kỳ.

Ở giai đoạn đầu, sau khoảng 2 – 3 tuần mình sẽ cần đi tái khám một lần để bác sĩ kiểm tra. Sau đó, khi răng đã đi dần về quỹ đạo thì chỉ cần đi khám khoảng 1 tháng 1 lần thôi.

Trong thời gian niềng mình sẽ cần tránh ăn các đồ quá dai hay quá cứng. Thay vào đó là ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm để đảm bảo khung niềng hoạt động tốt. Đồng thời hạn chế để thức ăn mắc vào răng.

Bác sĩ cũng nhắc nhở mình là thời gian đầu mới niềng có thể sẽ hơi đau nhức một chút. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn khi răng đã làm quen được với khung thì sẽ bớt đau hơn.

Để vệ sinh răng dễ dàng hơn thì mình sẽ cần sử dụng tăm nước sau mỗi bữa ăn. Sau khi ăn chỉ cần súc miệng, rồi dùng tăm nước là đảm bảo không còn tí thức ăn nào mắc lại luôn.

Tại vì là niềng răng lần đầu nên mình có khá nhiều thắc mắc. Vì vậy, bác sĩ Hùng đã cẩn thận cho mình cả số điện thoại. Nếu có vấn đề gì có thể nhắn tin trực tiếp để bác sĩ tư vấn.

Tìm hiểu thêm: Điểm danh những biểu hiện ung thư vòm họng cần biết

Góc review: Niềng răng ở đâu tốt Hà Nội?

Trong quá trình niềng răng cần ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm để đảm bảo khung niềng hoạt động tốt

Có thể là nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng trong quá trình niềng răng mình có gặp phải các tình trạng như:

– Sưng lợi khi niềng răng
– Niềng răng bị sưng nướu
– Hôi miệng khi niềng răng
– …..

Tuy nhiên, thực tế thì mình hoàn toàn không gặp phải các tình trạng này.

Nhìn chung thì trong quá trình niềng mình vẫn ăn uống bình thường mà không gặp phải bất tiện gì nhiều. Trong hai tháng đầu, cứ cách 2 – 3 tuần mình sẽ đi khám một lần. Tuy nhiên về sau thì chỉ một tháng một lần thôi.

Trộm vía là răng chạy tốt nên mỗi lần tái khám mình đều có thể thay khung hàm được. Có thể một phần cũng là nhờ mình luôn tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nữa. Mỗi lần thay dây cung mình thường chỉ khó chịu trong khoảng 2 – 3 ngày đầu thôi. Sau đấy là lại êm như không.

4. Kết quả sau 1 năm niềng răng

Tháng 8 vừa rồi đã được tròn 1 năm kể từ ngày mình đeo niềng. Như thường lệ, mình tới khám để bác sĩ kiểm tra và thay dây cung.

Sau khi thăm khám thì bác sĩ đánh giá là răng của mình đã tiến triển rất tốt. Dự kiến khoảng cuối tháng 1 năm sau là có thể tháo niềng được rồi. Như vậy, thay vì thời gian ước tính khoảng 2 năm như ban đầu thì mình sẽ được tháo niềng sớm hơn tận 7 tháng. Nghe vậy thì mình mừng lắm. Quả là không uổng công hơn một năm trời chăm chỉ đeo niềng… hehe.

Góc review: Niềng răng ở đâu tốt Hà Nội?

>>>>>Xem thêm: Ung thư tuyến tụy di căn có chữa khỏi không?

Sau khi thăm khám, bác sĩ đánh giá răng tiến triển rất tốt và dự kiến có thể tháo niềng sớm

Như vậy, trên đây là câu chuyện sau 1 năm niềng răng của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ niềng răng ở đâu tốt Hà Nội thì có thể tham khảo Khoa Răng Hàm Mặt tại Hệ thống y tế Thu Cúc nhé! Còn mình thì đang rất háo hức để đón chờ diện mạo mới của hàm răng rồi.”

– Bài viết từ chị N.T.H, Cầu Giấy, Hà Nội –

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *