Trước xu hướng ngày càng tăng nhanh của ung thư trên thế giới, chúng ta cần nâng cao nhận thức và chủ động bảo vệ sức khỏe. Cách duy nhất ngăn chặn ung thư tìm đến chính là tầm soát ung thư sớm. Tuy nhiên, trước khi đăng ký gói khám phát hiện ung thư sớm, bạn nên hiểu rõ một số thông tin sau.
Bạn đang đọc: Gói khám phát hiện ung thư sớm và những điều cần biết
1. Sàng lọc ung thư – bảo vệ sức khỏe toàn diện
Ung thư – căn bệnh nguy hiểm diễn tiến âm thầm kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường. Thậm chí nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
Ung thư bắt nguồn từ những tổn thương nhẹ ban đầu, với những triệu chứng mơ hồ và dễ nhầm lẫn. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn. Lúc này việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém và tỷ lệ sống sót vô cùng thấp. Chữa trị bệnh ở giai đoạn cuối chỉ có mục đích giảm đau và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Từ những tổn thương ban đầu và nếu không chữa trị kịp thời sẽ là cơ hội cho ung thư tấn công
Đặc biệt, hiện nay ung thư có sự trẻ hóa độ tuổi, nó tấn công với bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Và các dạng ung thư phổ biến đang đe dọa chúng ta đó là:
– Ung thư gan
– Ung thư phổi
– Ung thư vú
– Ung thư dạ dày
– Ung thư đại trực tràng
– Ung thư tuyến tiền liệt
– Và một số loại ung thư khác: ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp, ung thư tụy,…
1.1. Ai nên đăng ký gói khám phát hiện ung thư sớm?
Ung thư là một căn bệnh không phân biệt tuổi tác, giới tính. Vì vậy, tất cả chúng ta nên thực hiện gói khám phát hiện sớm ngay khi có thể. Tuy nhiên, với một số đối tượng có nguy cơ mắc ung thư thì càng cần thực hiện sàng lọc càng sớm càng tốt.
– Người có độ tuổi từ 40 trở lên
– Người có tiền sử gia đình có người thân từng mắc ung thư
– Người có tiền sử mắc các bệnh lý như viêm gan B/C, viêm dạ dày – đại tràng, xơ gan,….
– Người có thói quen lạm dụng thuốc lá, các đồ uống kích thích gây hại sức khỏe như bia, rượu,…
– Người làm việc trong môi trường có tính độc cao
– Người có những dấu hiệu bất thường như sụt cân không rõ nguyên nhân, ho kéo dài, trướng bụng kéo dài, thay đổi thói quen đại tiện,…
1.2. Gói khám phát hiện ung thư sớm gồm những gì?
Thông thường, gói khám sàng lọc ung thư gồm 3 danh mục chính: khám lâm sàng, lấy mẫu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh – thăm dò chức năng.
Với khám lâm sàng, bác sĩ sẽ khám nội tổng quát, khám phụ khoa (dành cho nữ).
Với xét nghiệm, gồm xét nghiệm máu cơ bản và xét nghiệm máu chỉ điểm khối u. Danh mục này không chỉ đánh giá các chỉ số cơ bản mà còn giúp tìm ra các chất chỉ điểm ung thư. Đó là các protein đặc biệt được sinh ra do các tế bào ung thư hoặc các hormone có dấu hiệu bất thường.
Điển hình ung thư gan là AFP, ung thư đại tràng là CEA, ung thư buồng trứng là CA 125, ung thư tụy là CA 19-9,… Nếu nồng độ các dấu ấn ung thư này tăng cao, bác sĩ sẽ có căn cứ nghi ngờ ung thư và chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu khác. Từ đó, dựa vào các kết quả bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Với chẩn đoán hình ảnh – thăm dò chức năng nhằm mục đích phát hiện tổn thương (nếu có) trong cơ thể. Người bệnh sẽ thực hiện:
– Siêu âm ổ bụng tổng quát
– Siêu âm tuyến giáp
– Siêu âm tuyến vú (dành cho nữ)
– Chụp X-quang ngực thẳng
– Chụp X-quang tuyến vú (dành cho nữ)
– Chụp CT, chụp MRI
– Nội soi NBI
– Nội soi tai mũi họng
Xét nghiệm máu chỉ điểm khối u giúp tầm soát được nhiều bệnh ung thư khác nhau
2. Nên sàng lọc ung thư một lần hay định kỳ?
Đăng ký gói khám phát hiện ung thư sớm, nhiều người không biết nên thực hiện một lần hay định kỳ? Theo tư vấn của các chuyên gia, bên cạnh chủ động tầm soát ung thư sớm thì chúng ta cần duy trì thói quen này. Tốt nhất, nên thực hiện tầm soát ung thư từ 1-2 lần/năm. Bởi cứ cách 6 tháng, trong cơ thể chúng ta sẽ có những biến đổi nhất định. Hơn nữa, có những thay đổi âm thầm không dễ nhận ra và đấy có thể chính là nguy cơ rình rập của ung thư.
Tìm hiểu thêm: Bệnh ung thư vòm họng và sự cần thiết của khám tai mũi họng!
Nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ 1-2 lần/năm
Khi duy trì được thói quen tầm soát ung thư định kỳ, bạn sẽ được:
– Đánh giá tổng quát sức khỏe
– Phát hiện sớm những mầm mống ung thư, kể cả là những khối u còn rất nhỏ.
– Tăng tỷ lệ điều trị dứt điểm, tăng tỷ lệ sống và tiết kiệm thời gian, chi phí tối đa.
– Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe khoa học, xây dựng cho bản thân những thói quen có lợi cho sức khỏe.
– Nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo tinh thần luôn được an vui nhất.
3. Khám sàng lọc ung thư xong có ảnh hưởng đến sinh hoạt không?
Khám sàng lọc ung thư xong không hề ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể vận động đi lại, ăn uống như bình thường. Đừng quên những chia sẻ từ bác sĩ trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh:
– Không lạm dụng các chất kích thích, các loại đồ uống có hại tới sức khỏe.
– Thiết lập bữa ăn hàng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng
– Tăng cường tập thể dục thể thao, duy trì thói quen này mỗi ngày.
– Có thời khóa biểu làm việc – nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tinh thần được thoải mái, tích cực
– Thực hiện tiêm chủng đầy đủ: HPV, viêm gan B,…
– Các cặp vợ chồng nên có các biện pháp tình dục an toàn, lành mạnh.
>>>>>Xem thêm: Dán sứ Veneer Ultrathin có nên sử dụng?
Tầm soát ung thư sớm giúp phát hiện mầm mống ung thư, kể cả khối u khi còn rất nhỏ
Như vậy, gói khám phát hiện ung thư sớm mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Đăng ký gói khám này là việc cần thiết để ngăn chặn ung thư ghé thăm. Hy vọng với thông tin bổ ích trên đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về việc sàng lọc ung thư rồi nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.